Lưu trữ của tác giả: admin

Link tải file Doc: Tải mẫu giấy xác nhận cổ phần PDF/DOCx

Vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần, vốn được thể hiện thông quá các cổ phần, người nắm giữ cổ phần được gọi là cổ đông. Đối với từng loại cổ phần và số lượng cổ phần mà mình nắm giữ, cổ đông có những quyền và nghĩa vụ nhất định đối với công ty. Để đảm bảo quyền lợi của cổ đông, công ty cổ phần có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận cổ phần cho cổ đông công ty. Vậy, Mẫu giấy xác nhận cổ phần có giá trị gì? Nội dung cơ bản của giấy xác nhận cổ phần là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết “Mẫu giấy xác nhận cổ phần” của Biểu mẫu luật dưới đây nhé.

Mẫu giấy xác nhận cổ phần

Cổ phần là gì?

Cổ phần là gì? Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan chưa có quy định giải thích về khái niệm cổ phần. Theo cách hiểu của đại đa số mọi người, cổ phần là thuật ngữ nhằm biểu thị số vốn của công ty cổ phần. Tức là, vốn của công ty cổ phần sẽ được chia thành các cổ phần, mỗi cổ phần có giá trị nhất định (theo quy định của Điều lệ công ty). Số vốn mà cổ đông góp vào công ty sẽ được quy đổi thành cổ phần. 

Tại Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020 đề cập đến cổ phần như sau: 

“1. Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

2. Cổ phần đã bán là cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được đăng ký mua.

3. Cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn. Số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ chào bán để huy động vốn, bao gồm cổ phần đã được đăng ký mua và cổ phần chưa được đăng ký mua.

4. Cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán cho công ty. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần các loại chưa được đăng ký mua.”

Giấy xác nhận cổ phần là gì?

Giấy xác nhận cổ phần là gì? Giấy xác nhận cổ phần hay Giấy xác nhận phần vốn góp trong công ty cổ phần. Giấy xác nhận cổ phần là một tài liệu chứng nhận việc bạn sở hữu một số lượng cổ phần trong một công ty. Nó xác nhận rằng bạn là cổ đông của công ty đó và có quyền tham gia vào các quyết định và lợi ích tài chính của công ty. Giấy xác nhận cổ phần thông thường gồm có thông tin về tên và địa chỉ của cổ đông, số lượng và loại cổ phần mà họ sở hữu và thông tin về công ty cổ phần.

Giấy xác nhận cổ phần là một tài liệu quan trọng trong lĩnh vực tài chính và doanh nghiệp. Nó có giá trị và vai trò quan trọng như sau:

– Chứng nhận sở hữu cổ phần: Giấy xác nhận cổ phần là bằng chứng về việc người sở hữu giấy này đang sở hữu một phần tài sản và quyền lợi trong một công ty. Nó chứng minh định danh và số lượng cổ phần mà chủ sở hữu nắm giữ.

– Bảo vệ quyền lợi của cổ đông: Giấy xác nhận cổ phần là một công cụ để bảo vệ quyền lợi của cổ đông. Nó cho phép cổ đông tham gia vào các quyết định lớn của công ty, như bỏ phiếu trên các vấn đề quan trọng, nhận cổ tức và chia sẻ trong lợi nhuận công ty.

– Đánh giá giá trị cổ phần: Giấy xác nhận cổ phần cung cấp thông tin về số lượng cổ phần và giá trị của công ty mà người sở hữu chiếm một phần. Điều này cho phép cổ đông đánh giá giá trị tài sản của họ và theo dõi tăng giảm giá trị cổ phần theo thời gian.

– Giao dịch cổ phần: Giấy xác nhận cổ phần cũng chứng minh rằng người sở hữu có quyền chuyển nhượng, bán hoặc mua cổ phần trong công ty. Nó tạo điều kiện cho cổ đông tham gia vào thị trường chứng khoán và thực hiện các giao dịch mua bán cổ phần.

– Tài chính và pháp lý: Giấy xác nhận cổ phần cũng có giá trị từ góc độ tài chính và pháp lý. Nó cung cấp thông tin quan trọng khi thực hiện các thủ tục tài chính như vay vốn hoặc phát hành thêm cổ phần. Đồng thời, nó cũng là bằng chứng quan trọng trong trường hợp xảy ra tranh chấp pháp lý liên quan đến quyền sở hữu cổ phần.

Mẫu giấy xác nhận cổ phần

Có thể thấy, giấy xác nhận cổ phần là một tài liệu quan trọng trong quản lý cổ đông và hoạt động của công ty. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền và lợi ích của cổ đông và hỗ trợ các hoạt động tài chính và pháp lý liên quan đến cổ phần. Dưới đây là mẫu giấy xác nhận cổ phần cơ bản của Biểu mẫu luật, bạn có thể tải xuống và sử dụng: 

Hướng dẫn soạn giấy xác nhận cổ phần

Giấy xác nhận cổ đông là loại văn bản mà doanh nghiệp cấp cho cổ đông về việc công nhận phần vốn góp của cổ đông trong công ty cổ phần. Do đó, không chỉ đảm bảo về mặt nội dung, giấy xác nhận cổ phần phải được trình bày khoa học, chặt chẽ thể hiện sự chuyên nghiệp của công ty. Trong quá trình soạn thảo mẫu chứng nhận góp vốn thì các chủ thể sẽ cần chú ý một số nội dung cơ bản như sau:

– Thông tin về tên công ty, số hiệu phải ghi đầy đủ, chính xác rõ ràng.

– Nội dung biểu mẫu phải ghi rõ giấy chứng nhận góp vốn cấp lần mấy.

– Căn cứ cụ thể vào đâu để cấp giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần.

– Cần phải điền đầy đủ tên thành viên góp vốn bao gồm các thông tin về họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, dân tộc, quốc tịch, Số chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại và một số các thông tin cơ bản khác.

– Mục thành viên công ty phải thể hiện rõ công ty nào, đã góp bao nhiêu, tương ứng với phần trăm bao nhiêu trên tổng vốn điều lệ…

– Hình thức góp vốn của các chủ thể cụ thể là gì, thời điểm góp vốn cụ thể ngày bao nhiêu?…

Mời bạn xem thêm: 

Vấn đề “Mẫu giấy xác nhận cổ phần” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Biểu mẫu luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan vui lòng liên hệ với Biểu mẫu Luật. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp:  

Doanh nghiệp có buộc phải cấp Giấy xác nhận cổ phần cho cổ đông công ty không?

Theo quy định tại Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đối với hành vi “Không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty”.
Như vậy, doanh nghiệp phải có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận cổ phần cho cổ đông công ty. 

Cổ phần có phải cổ phiếu không?

Cổ phần là số vốn của công ty cổ phần được chia ra thành nhiều phần bằng nhau; cổ phần có nhiều loại cổ phần: cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi.
Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
Như vậy, cổ phiếu không phải là cổ phần mà cổ phiếu được hiểu như một chứng từ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.

Có những loại cổ phần nào trong công ty cổ phần?

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, hiện nay, công ty cổ phần có 04 loại cổ phần cơ bản là: 
– Cổ phần phổ thông
– Cổ phần ưu đãi biểu quyết
– Cổ phần ưu đãi cổ tức 
– Cổ phần ưu đãi hoàn lại
Ngoài ra, có thể có một số cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.

Link tải file Doc: Tải mẫu hợp đồng khoán việc tạp vụ PDF.DOCx

Việc tạp vụ là thuật ngữ chỉ những công việc như quét dọn, lau chùi, đánh bóng và sắp xếp đồ đạc. Người làm việc tạp vụ thường làm trong các tòa nhà văn phòng, khách sạn, trung tâm mua sắm hoặc các cơ sở công cộng khác. Hiện nay, nhiều đơn vị, tổ chức sẽ không thuê một hoặc một vài người lao động cố định để thực hiện công việc này mà sẽ giao kết hợp đồng khoán việc tạp vụ theo nhu cầu của đơn vị, tổ chức để giảm thiểu chi phí. Vậy, hợp đồng khoán việc tạp vụ là gì? Mẫu hợp đồng khoán việc tạp vụ hiện nay như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Biểu mẫu Luật nhé. 

Khoán việc là gì? Hợp đồng khoán việc tạp vụ là gì?

Khoán việc là gì? Khoán việc là hình thức thực hiện công việc dựa trên thỏa thuận giữa người giao việc (chủ sở hữu) và người làm việc (khách khoán). Trong đó, người làm việc thường được trả tiền theo dự án hoặc theo sản phẩm hoàn thành, thay vì theo lương tháng. Điều này giúp các bên thỏa thuận và quản lý công việc một cách linh hoạt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho những người chuyên gia hoặc người tự làm chủ sở hữu kinh doanh.

Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng được định nghĩa như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Hợp đồng khoán việc tạp vụ là gì? Hợp đồng khoán việc tạp vụ là một loại hợp đồng lao động giữa một công ty hoặc tổ chức với một cá nhân hoặc tổ chức khác, trong đó người lao động được thuê để thực hiện các công việc tạp vụ, thường là các công việc không đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao hoặc có tính chất tạm thời. Hợp đồng này thường không kéo dài lâu dài và có thể có thời hạn ngắn, linh hoạt theo nhu cầu của công ty. 

Đối tượng của hợp đồng khoán việc tạp vụ

Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 cũng như những văn bản hướng dẫn khác đều không có quy định điều chỉnh về quan hệ hợp đồng khoán việc nói chung và hợp đồng khoán việc tạp vụ nói riêng. Trên thực tế, hợp đồng khoán việc tạp vụ vẫn được sử dụng khá phổ biến hiện nay và được pháp luật thừa nhận. Theo đó, bên nhận khoán có trách nhiệm thực hiện các công việc theo như hợp đồng mà hai bên đã giao kết. Đồng thời, bên giao khoán thanh toán tiền thù lao, tiền công cho bên nhận khoán việc tạp vụ. 

Như vậy, có thể xác định đối tượng của hợp đồng khoán việc: Đối tượng của hợp đồng khoán việc là công việc mang tính chất thời vụ, ngắn hạn phải thực hiện theo thỏa thuận.

Mẫu hợp đồng khoán việc tạp vụ

Hợp đồng khoán việc tạp vụ là loại hợp đồng được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều giao kết hợp đồng thông qua lời nói hoặc thông qua tin nhắn điện tử. Việc giao kết hợp đồng thông qua phương thức này khá đơn giản, dễ thực hiện nhưng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về quyền lợi của cả hai bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Vì vậy, hợp đồng khoán việc tạp vụ nên được thể hiện dưới dạng văn bản, thể hiện rõ các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, hạn chế những rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng. Dưới đây là mẫu hợp đồng khoán việc tạp vụ của Biểu mẫu luật, bạn có thể tham khảo và sử dụng: 

Cách soạn hợp đồng khoán việc tạp vụ

Mặc dù mọi người đều biết rằng, nội dung chủ yếu của hợp đồng khoán việc tạp vụ là các điều khoản quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên. Tuy nhiên, khi bắt tay soạn hợp đồng, đa phần mọi người đều tỏ ra khá lúng túng vì không biết những nhiều khoản cơ bản của hợp đồng là gì? Trình bày các điều khoản như thế nào cho hợp lý?… Và đôi khi còn bỏ sót một hoặc một vài nội dung quan trọng. 

Mời bạn xem thêm:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng khoán việc tạp vụ”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Trong quá trình tìm hiểu nội dung bài viết, nếu có vướng mắc hay liên hệ tới Biểu mẫu luật để được hỗ trợ kịp thời.

Câu hỏi thường gặp: 

Hợp đồng khoán việc tạp vụ có phải là hợp đồng lao động không?

Hợp đồng khoán việc là hợp đồng có đối tượng là công việc cần phải thực hiện. Theo đó, bên nhận khoán sẽ thực hiện công việc và được hưởng thù lao từ người giao khoán. Thông thường, hợp đồng khoán việc tạp vụ thường có thời hạn ngắn, không mang tính chất thường xuyên. Vì vậy, không được coi là hợp đồng lao động. 
Tuy nhiên, trong trường hợp, hợp đồng khoán việc tạp vụ có những nội dung thỏa thuận theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 như sau thì được xác định là hợp đồng lao động: 
“1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.”

Có mấy loại hợp đồng khoán việc tạp vụ?

Hiện nay, có 02 loại hợp đồng khoán việc tạp vụ phổ biến là Hợp đồng khoán việc toàn bộ và Hợp đồng khoán việc từng phần. Cụ thể như sau: 
– Hợp đồng khoán việc toàn bộ: Bên giao khoán trao cho bên nhận khoán toàn bộ các chi phí, bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí công lao động có liên quan đến các hoạt động để hoàn thành công việc.
Trong khoản tiền người giao khoán trả cho người nhận khoán bao gồm chi phí vật chất, công lao động và lợi nhuận từ việc nhận khoán.
– Hợp đồng khoán việc từng phần: Người nhận khoán chỉ thực hiện một hoặc một vài giai đoạn của công việc. Trong trường hợp này, thông thường, người nhận khoán phải tự lo công cụ lao động. Người giao khoán phải trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động.

Link tải file Doc: Mẫu đơn chuyển sinh hoạt đảng về gần nhà chi tiết năm 2023?

Xin chào Biểu mẫu luật, tôi thường xuyên theo dõi trang biểu mẫu luật về thấy Biểu mẫu luật hay tư vấn về các mẫu đơn do nay tôi mong muốn được tư vấn một vấn đề. Tôi quê ở Nam Định nhưng đang sinh sống và làm việc tại Hà Giang. Sắp tới tôi có lệnh điều chuyển công tác về gần nhà. Tôi cũng là một Đảng viên nên phải chuyển cả sinh hoạt đảng nữa. Biểu mẫu luật có thể cung cấp cho tôi mẫu đơn chuyển sinh hoạt đảng về gần nhà được không? Rất mong nhận được tư vấn.

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi hỏi cho chúng tôi. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé

Mẫu đơn chuyển sinh hoạt đảng về gần nhà

Hiện nay việc chuyển sinh hoạt đảng là điều rất bình thường, chẳng hạn khi công chức thay đổi công việc hoặc chuyển đến nơi ở mới. Mẫu đơn xin thuyên chuyển sinh hoạt đảng được dùng để thuận tiện cho việc quản lý đảng viên khi cần thay đổi nơi cư trú, địa điểm làm việc

Mời bạn xem thêm về: mẫu đơn xin nghỉ việc 1 ngày được chúng tôi cập nhật mới theo quy định hiện nay.

Cách điền mẫu đơn xin chuyển sinh hoạt đảng như sau:

  • Thông tin Đảng bộ, chi bộ phải ghi ở bên trái của văn bản
  • Chữ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM sẽ được ghi ở bên góc phải của văn bản đó cùng với ngày tháng năm viết đơn
  • Kính gửi: phần này sẽ là kính gửi đảng ủy và kính gửi chi bộ đảng nơi bạn đang công tác
  • Ghi rõ đầy đủ họ và tên người làm đơn
  • Ghi rõ ngày tháng năm sinh, quê quán của người làm đơn theo giấy khai sinh
  • Ghi cụ thể tên của chi bộ nơi Đảng viên đang sinh hoạt
  • Hiện đang sinh hoạt tại: ghi rõ nơi sinh hoạt đảng hiện tại của người làm đơn khi chưa xin chuyển
  • Để thuận tiện cho việc công tác và sinh hoạt Đảng, nay tôi là đơn này kính đề nghị Chi bộ ………………………. và Đảng ủy………………………….cho phép tôi được chuyển đến sinh hoạt Đảng tại Chi bộ…………………….thuộc Đảng ủy………………………………….: ghi rõ tên Đảng ủy, Chi bộ cũ và tên Đảng ủy, Chi bộ mới nơi sắp chuyển tới
  • Tiếp đó, người viết đơn xin miễn sinh hoạt đảng sẽ ký và ghi rõ họ và tên của mình.

Thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng chính thức như thế nào?

Khi đảng viên muốn thay đổi nơi hoạt động Đảng của mình thì phải có quyết định hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền nêu rõ lý do thay đổi công tác trước khi thay đổi nơi hoạt động đảng của bản thân. Ngoài ra, đảng viên phải lưu giữ hồ sơ chuyển hoạt động đảng, khi mất giấy chuyển giao, hồ sơ sinh hoạt đảng phải báo cáo để xem xét và lập lại hồ sơ.

Khi thực hiện chuyển sinh hoạt đảng sang chi bộ khác hoặc về nơi cư trú thì cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đảng viên có quyết định chuyển công tác hoặc chuyển nơi cư trú lâu dài thì phải làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng chính thức trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày quyết định chuyển công tác có hiệu lực hoặc thay đối nơi cư trú;

Trường hợp đảng viên chuyển sinh hoạt đảng ra ngoài đảng bộ huyện, tỉnh thì cấp ủy huyện nơi có đảng viên chuyển đi phải làm thủ tục giới thiệu sinh hoạt đảng.

Trường hợp đảng viên của đảng bộ, chi bộ cơ sở trực thuộc tỉnh uỷ khi chuyển sinh hoạt đảng chính thức thì ban tổ chức tỉnh uỷ làm thủ tục giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng.

Bước 2: Đảng viên phải xuất trình giấy giới thiệu sinh hoạt đảng với chi uỷ nơi chuyển đến trong vòng 30 ngày kể từ ngày giới thiệu chuyển đi;

Cấp ủy nơi đảng viên đang sinh hoạt và công tác làm đầy đủ thủ tục, niêm phong hồ sơ, giao cho đảng viên trực tiếp mang theo để báo cáo với tổ chức đảng làm thủ tục giới thiệu và tiếp nhận sinh hoạt đảng khi chuyển sinh hoạt đảng chính thức cho đảng viên.

Không chuyển sinh hoạt đảng chính thức cho đảng viên đang trong thời gian bị thanh tra, kiểm tra hoặc đang xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Ngoài ra còn có thể chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời

Theo Mục 6.3 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 về thi hành Điều lệ Đảng về chuyển sinh hoạt Đảng như sau:

Khi đảng viên thay đổi nơi cư trú, nơi công tác trong thời gian từ 3 tháng đến dưới 1 năm; khi được cử đi học tập trung ở các cơ sở đào tạo trong nước từ 3 tháng đến 2 năm, sau đó lại trở về đơn vị cũ thì phải làm thủ tục giới thiệu sinh hoạt đảng tạm thời từ đảng bộ, chi bộ nơi đảng viên đang sinh hoạt đảng chính thức đến đảng bộ, chi bộ nơi công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới. Trường hợp đặc biệt do Ban Bí thư quy định.

Đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời có nhiệm vụ và quyền hạn:

  • Ở nơi sinh hoạt chính thức thì thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Điều lệ Đảng; ở nơi sinh hoạt tạm thời thì trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử.
  • Nếu cần kéo dài thời hạn sinh hoạt đảng tạm thời thì đảng viên phải báo cáo với cấp uỷ đảng nơi đảng viên đang sinh hoạt tạm thời để xin gia hạn, đồng thời báo cáo với tổ chức đảng nơi sinh hoạt chính thức.
    c) Đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời không tính vào đảng số của đảng bộ nơi sinh hoạt tạm thời mà tính vào đảng số của đảng bộ nơi sinh hoạt chính thức; đóng đảng phí ở chi bộ nơi sinh hoạt đảng tạm thời.
    Cấp uỷ viên khi chuyển sinh hoạt tạm thời thì vẫn là cấp uỷ viên nơi sinh hoạt chính thức.
    d) Nếu có từ 3 đảng viên chính thức trở lên chuyển đến sinh hoạt đảng tạm thời để học theo lớp, theo khoá ở cơ sở đào tạo hoặc đến công tác biệt phái trong một đơn vị trực thuộc đơn vị cơ sở, thì đảng uỷ nơi tiếp nhận đảng viên ra quyết định thành lập chi bộ sinh hoạt tạm thời và chỉ định chi uỷ, bí thư, phó bí thư của chi bộ đó.
    Nhiệm vụ của chi bộ sinh hoạt tạm thời là lãnh đạo đảng viên trong chi bộ thực hiện nghị quyết của cấp uỷ cấp trên, quản lý đảng viên, thu nộp đảng phí và thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể do cấp uỷ cấp trên giao.

Chúng tôi đã gửi tới khách hàng thông tin về ấn đề “Mẫu đơn chuyển sinh hoạt đảng về gần nhà″ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Biểu mẫu luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như tư vấn pháp lý, soạn thảo mẫu đơn… Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Chuyển sinh hoạt đảng chính thức được thực hiện trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Tiểu mục 6.3 Mục 6 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021, việc chuyển sinh hoạt đảng chính thức được thực hiện trong các trường hợp như sau:
Đảng viên được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển công tác sang đơn vị mới.
Đảng viên được nghỉ hưu, nghỉ mất sức, thôi việc, phục viên.
Đảng viên thay đổi nơi cư trú lâu dài.
Bên cạnh đó, trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày quyết định có hiệu lực hoặc thay đổi nơi cư trú, đảng viên phải làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng chính thức.

Đảng viên không nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng mà không có lý do chính đáng trong thời hạn quy định bị xử lý như thế nào?

Đảng viên khi chuyển sinh hoạt đảng phải có trách nhiệm nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng cho cấp ủy cơ sở nơi có đảng viên chuyển đến kiểm tra trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận được phiếu báo chuyển sinh hoạt hoặc từ ngày đảng viên nhận hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng.
Trường hợp đảng viên không nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt trong thời hạn quy định mà không có lý do chính đáng thì cấp ủy cơ sở nơi có đảng viên chuyển đến làm văn bản báo cáo cấp ủy có thẩm quyền. Theo đó, cấp ủy có thẩm quyền nơi có đảng viên chuyển đến ra quyết định xóa tên đảng viên đó với lý do “tự ý bỏ sinh hoạt đảng”.
Việc xóa tên đảng viên được gửi thông báo đến chi bộ và cấp ủy cấp trên trực tiếp của chi bộ nơi đảng viên chuyển đi.
Như vậy, đảng viên không nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng trong thời hạn quy định mà không có lý do chính đáng thì xe bị xóa tên khỏi đảng. Hình thức xử lý này cũng được áp dụng đối với nộp chậm hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng quá thời gian quy định.

✅ Mẫu đơn: 📝 chuyển sinh hoạt đảng
✅ Định dạng: 📄 File Word
✅ Số lượng file: 📂 1
✅ Số lượt tải: 📥 +1000

Link tải file Doc: Tải xuống mẫu đơn ly hôn đơn phương file word chi tiết

Xin chào biểu mẫu luật, tôi thấy biểu mẫu luật thường hay tư vấn về các mẫu đơn, do vậy tôi có vấn đề muốn nhờ Biểu mẫu luật tư vấn. Tôi đã kết hôn được 5 năm, mới đầu chúng tôi có cuộc sống vợ chồng vô cùng hạnh phúc nhưng một năm trở lại đây chồng tôi thường xuyên rượu chè và có đánh đập tôi. Tôi không thể tiếp tục cuộc hôn nhân nay và muốn đơn phương ly hôn. Biểu mẫu luật có thể cung cấp cho tôi mẫu đơn ly hôn đơn phương file word được không? Mong nhận được tư vấn

Chào bạn cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé

Quy định về đơn phương ly hôn

Hiện nay, pháp luật cho phép vợ chồng ly hôn theo yêu cầu của một trong hai bên. Tuy nhiên, việc ly hôn này phải được chấp nhận vì có căn cứ cho thấy một bên đã vi phạm nghiêm trọng trong cuộc sống hôn nhân. Theo đó, căn cứ theo quy định tại điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về ly hôn theo yêu cầu của một bên được thực hiện trong những trường hợp sau:

Điều kiện để đơn phương ly hôn

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

  • Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
  • Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
  • Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Hồ sơ ly đơn phương ly hôn gồm các giấy tờ sau:

– Đơn khởi kiện ly hôn đơn phương ( theo mẫu của Tòa án);

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn ( bản chính);

– CMND/ Căn cước công dân của vợ và chồng;

– Giấy khai sinh của con;

– Giấy tờ liên quan chứng minh tài sản trường hợp có tài sản chung;

– Căn cứ chứng minh vi phạm hôn nhân theo Điều 56 của Bộ luật này.

– Án phí dân sự sơ thẩm: 300.000 đồng nếu không có tranh chấp về tài sản (theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14).

– Nếu có tranh chấp thì án phí phải đóng như sau:

1.3 Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch
a Từ 6.000.000 đồng trở xuống 300.000 đồng
b Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp
c Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
d Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
đ Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
e Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Mẫu đơn ly hôn đơn phương file word

Trong xã hội hiện đại, việc ly hôn không còn là điều xa lạ, đáng sợ mà đã trở thành chuyện thường tình, đặc biệt là đối với các cặp vợ chồng trẻ. Khi hôn nhân không còn ý nghĩa và việc chung sống không thể kéo dài lâu, nhiều người lựa chọn ly hôn nhưng một bên không đồng ý. Trong trường hợp này chúng ta có thể lựa chọn đơn phương ly hôn. Một trong những giấy tờ cần thiết đó là mẫu đơn ly hôn đơn phương

Mời bạn xem thêm: mẫu đơn xin nghỉ việc được chúng tôi cập nhật mới theo quy định hiện nay.

Cách viết đơn xin ly hôn đơn phương theo mẫu trên được hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP như sau:

Mục (1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện

Mục (2) Ghi tên và địa chỉ của Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự:

  • Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào
  • Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào

Mục (3) Ghi họ tên người khởi kiện. Đối với trường hợp người khởi kiện là người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó.

Mục (4) Ghi đầy đủ nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện,

Mục (5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại mục (3).

Mục (6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại mục (4).

Mục (11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết.

Mục (14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự, ví dụ:

  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
  • Bản sao Giấy khai sinh của con

Mục (15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).

Mục (16) Người khởi kiện phải ký tên và điểm chỉ vào đơn khởi kiện.

Trường hợp người khởi kiện là người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ;

Trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi liên quan đến vấn đề Mẫu đơn ly hôn đơn phương file word“. Bạn có thể tham khảo các bài viết khác của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin về pháp lý. Hy vọng sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc. Hãy theo dõi cúng tôi để biết thêm nhiều biểu mẫu khác nhé.

Nộp đơn đơn phương ly hôn ở đâu?

Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án đơn phương ly hôn. Tòa án có thẩm quyền xét xử những vụ án ly hôn là Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi thường trú hoặc làm việc của bị đơn.

Phân chia tài sản thế nào khi đơn phương ly hôn?

Tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn sẽ được giải quyết cùng với yêu cầu ly hôn hoặc được tách ra giải quyết ở một vụ án riêng. Pháp luật luôn công nhận việc thỏa thuận phân chia tài sản giữa vợ và chồng, khi hai bên không thỏa thuận được, Tòa án sẽ giải quyết việc phân chia. Việc giải quyết tài sản khi ly hôn sẽ được Tòa án giải quyết dựa trên các nguyên tắc của Luật Hôn nhân và gia đình cũng như Bộ luật dân sự. Theo quy định của pháp luật, việc phân chia tài sản như sau:
-Tài sản riêng: Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
Tài sản chung: Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố: Hoàn cảnh của gia đình của vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung; và lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Trong quá trình phân chia tài sản, pháp luật bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

✅ Mẫu đơn: 📝 Ly hôn đơn phương
✅ Định dạng: 📄 File Word
✅ Số lượng file: 📂 1
✅ Số lượt tải: 📥 +500

Link tải file Doc: Tải mẫu hợp đồng nhân viên phục vụ nhà hàng PDF.DOCx

Khi nhà hàng đi vào hoạt động thì có rất nhiều công việc cần phải thực hiện. Do đó, người quản lý nhà hàng thường sẽ thuê nhân viên phục vụ để chắc chắn rằng khách hàng sẽ được phục vụ một cách tốt nhất. Khi thuê nhân viên phục vụ nhà hàng, các bên sẽ ký kết hợp đồng nhân viên phục vụ nhà hàng để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Qua bài viết này, Biểu mẫu luật sẽ gửi tới bạn mẫu hợp đồng nhân viên phục vụ nhà hàng mới nhất hiện nay và những vấn đề pháp lý liên quan. Mời các bạn cùng theo dõi.

Mẫu hợp đồng nhân viên phục vụ nhà hàng

Để tránh hiểu lầm trong quá trình thực hiện hợp đồng mà gây ra những thiệt hại, tranh chấp giữa các bên. Hợp đồng nói chung và hợp đồng nhân viên phục vụ nhà hàng phải chặt chẽ và đầy đủ các nội dung cơ bản như: quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, mức lương, công việc cần thực hiện, phạt vi phạm, … Dưới đây là Mẫu hợp đồng nhân viên phục vụ nhà hàng của Biểu mẫu luật, bạn có thể tải về và sử dụng: 

Hợp đồng nhân viên phục vụ nhà hàng có phải là hợp đồng lao động không?

Hợp đồng nhân viên phục vụ nhà hàng là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của mỗi bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Theo đó, nhân viên phục vụ nhà hàng có trách nhiệm thực hiện các công việc được thỏa thuận trong hợp đồng và hưởng lương từ phía nhà hàng. Ngoài ra, hợp đồng này cũng bao gồm các điều khoản về các chế độ phúc lợi, phạt vi phạm, giải quyết tranh chấp, … theo nhu cầu của các bên. 

Tải mẫu hợp đồng nhân viên phục vụ nhà hàng PDF.DOCx

Đối chiếu với quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 định nghĩa về hợp đồng lao động như sau: 

“1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.”

Như vậy, dù có tên gọi khác nhưng vẫn có nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động nên hợp đồng nhân viên phục vụ nhà hàng được xác định là hợp đồng lao động. 

Mức lương tối thiểu của nhân viên phục vụ nhà hàng là bao nhiêu?

Mức lương là vấn đề mà rất nhiều người lao động quan tâm khi giao kết hợp đồng lao động. Đối với mỗi người lao động, họ đều mong muốn được trả một mức lương, thù lao xứng đáng với công sức lao động mà họ bỏ ra. Theo quy định hiện nay, trong quan hệ lao động, tiền lương sẽ do các bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo nguyên tắc được quy định tại Điều 90 như sau: 

“1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.”

Như vậy, tiền lương của nhân viên phục vụ nhà hàng phải đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ. Cụ thể như sau: 

Vùng Mức lương tối thiểu tháng Mức lương tối thiểu giờ
Vùng I 4.680.000 VNĐ 22.500 VNĐ
Vùng II 4.160.000 VNĐ 20.000 VNĐ
Vùng III 3.640.000 VNĐ 17.500 VNĐ
Vùng IV 3.250.000 VNĐ 15.600 VNĐ

Những lưu ý khi soạn hợp đồng nhân viên phục vụ nhà hàng

Hợp đồng nhân viên phục vụ nhà hàng là căn cứ quan trọng để các bên thực hiện hợp đồng cũng như giải quyết các tranh chấp phát sinh. Do đó, khi soạn hợp đồng nhân viên phục vụ, có những lưu ý cần xem xét để đảm bảo sự minh bạch và bảo vệ quyền lợi của cả nhân viên và công ty. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:

– Nêu cụ thể các công việc, trách nhiệm của nhân viên phục vụ: Hợp đồng nên chỉ ra rõ vai trò và nhiệm vụ của nhân viên phục vụ. Điều này đảm bảo sự hiểu biết rõ ràng về phạm vi công việc và trách nhiệm của nhân viên.

– Thời gian làm việc: Hợp đồng nên xác định rõ thời gian làm việc, bao gồm giờ làm việc, ngày nghỉ và các quy định về giờ làm thêm giờ.

– Lương và phúc lợi: Lưu ý ghi rõ mức lương, cách tính lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm và các phúc lợi khác mà nhân viên sẽ được hưởng.

– Điều kiện công việc: Hợp đồng nên mô tả rõ các điều kiện làm việc như địa điểm làm việc, trang phục, quy định về vệ sinh và an toàn lao động.

– Quyền và nghĩa vụ của nhân viên: Hợp đồng nên chỉ rõ quyền và nghĩa vụ của nhân viên, bao gồm quyền lợi và trách nhiệm, quy tắc ứng xử, bảo mật thông tin và các quy định về việc chấm dứt hợp đồng.

– Chấm dứt hợp đồng: Hợp đồng nên đưa ra các điều khoản liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng, bao gồm thời gian thông báo, lý do chấm dứt và các quyền và nghĩa vụ khi chấm dứt hợp đồng.

– Điều khoản pháp lý khác: Hợp đồng nên tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành và được soạn thảo một cách rõ ràng và chính xác.

Mời bạn xem thêm:

Như vậy, Biểu mẫu luật đã gửi tới độc giả Mẫu hợp đồng nhân viên phục vụ nhà hàng và nội dung tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan. Hy vòng bài viết có thể giúp ích cho bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp: 

Nhân viên phục vụ nhà hàng không trọn thời gian (part – time) có được đóng BHXH không?

Tại Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền lợi của người lao động làm việc không trọn thời gian như sau: “[…] 3. Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.”
Như vậy, khi làm nhân viên phục vụ nhà hàng không trọn thời gian, người lao động vẫn được đóng BHXH như người lao động làm việc trọn thời gian.

Thuê nhân viên phục vụ mà không ký hợp đồng lao động thì có bị xử phạt không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động có hành vi không giao kết hợp đồng bằng văn bản đối với người lao động làm công việc có thời hạn từ 01 tháng trở lên thì bị xử phạt hành chính như sau: 
“a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”

Đánh giá bài viết post

Link tải file Doc: Tải mẫu đơn xin nghỉ không lương file word

Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời gian nghỉ phép không lương. Pháp luật lao động hiện hành không quy định thời gian nghỉ không lương tối đa. Số ngày nghỉ không lương phụ thuộc hoàn toàn vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Khi muốn xin nghỉ phép không lương thì cần viết đơn nộp cho người sử dụng lao động. Vậy mẫu đơn xin nghỉ không lương như thế nào? hãy cùng Biểu mẫu luật tìm hiểu nhé.

Mẫu đơn xin nghỉ không lương

Hiện nay, việc xin nghỉ phép không lương chưa được quy định bởi các văn bản pháp luật. Thông thường, đơn xin nghỉ phép không lương được mỗi bộ phận hoặc công ty phát hành riêng cho từng công ty. Dưới đây Biểu mẫu luật sẽ cung cấp mẫu đơn xin nghỉ không lương được sử dụng phổ biến hiện nay. Mời bạn đọc có thể tham khảo và tải xuống để sử dụng:

Mời bạn xem thêm: tải mẫu đơn ly hôn thuận tình được chúng tôi cập nhật mới theo quy định mới hiện nay.

Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ không hưởng lương:

Trong đơn xin nghỉ phép không lương, bạn phải cung cấp thông tin chi tiết về lý do nghỉ phép, thời gian nghỉ phép dự kiến ​​và xác nhận rằng bạn không muốn nhận lương trong thời gian này. Bạn cũng có thể đề xuất các biện pháp thay thế, ví dụ: Bạn có thể sắp xếp được công việc của bạn hoặc nhờ đồng nghiệp đảm nhận công việc khi bạn đi vắng.

(1) Điền tên công ty nơi người lao động đang làm việc.

(2) Tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức, quản lý và quy định của công ty; người lao động điền tên bộ phận, chức vụ của người có thẩm quyền xem xét và phê duyệt đơn xin nghỉ phép không hưởng lương.

(3) Điền phòng/ban/bộ phận/tổ/…. nơi người lao động đang làm việc.

(4) Điền tên bộ phận, chức vụ của người có thẩm quyền xem xét và phê duyệt đơn xin nghỉ phép không hưởng lương.

(5) Điền cụ thể ngày, tháng, năm bắt đầu và kết thúc thời gian xin nghỉ phép không hưởng lương.

(6) Người lao động nên ghi rõ lý do xin nghỉ phép, lý do càng cụ thể, càng hợp lý thì sẽ càng dễ được chấp thuận và phê duyệt. Tuyệt đối tránh ghi những lý do xin nghỉ phép chung chung (như nghỉ vì lý do cá nhân, bận việc gia đình…).

(7) Điền đầy đủ họ tên, chức vụ, phòng/ban của người được bàn giao công việc trong thời gian người lao động xin nghỉ phép.

(8) Điền các công việc mà người lao động bàn giao trong thời gian nghỉ phép, công việc được bàn giao điền càng chi tiết thì người tiếp nhận càng dễ dàng trong việc thực hiện công việc, đồng thời người có thẩm quyền phê duyệt đơn cũng dễ dàng hơn trong việc giám sát.

(9) Người lao động xin nghỉ phép ký và ghi rõ họ tên tại phần này.

Không cho người lao động nghỉ việc riêng sẽ bị xử phạt như thế nào?

Pháp luật luôn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người lao động không có quan hệ lao động, khuyến khích việc ký kết các thỏa thuận để bảo đảm cho người lao động được hưởng những điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật lao động.

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.

Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Như vậy, đối với hành vi không cho người lao động nghỉ việc riêng theo quy định thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Mức phạt trên là quy định đối với cá nhân do đó mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền cá nhân.

Chúng tôi đã gửi tới khách hàng thông tin về ấn đề “Mẫu đơn xin nghỉ không lương″ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Biểu mẫu luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Người lao động được nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày?

Tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1.Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2.Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3.Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo đó, người lao động được giải quyết nghỉ không hưởng lương khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

Người lao động nghỉ không hưởng lương có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Tại khoản 4 Điều 42 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định như sau:
Quản lý đối tượng
Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.

Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

Theo đó, nếu người lao động nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người sử dụng lao động lẫn người lao động đều không phải đóng bảo hiểm xã hội cho tháng đó.
Ngược lại, nếu tổng thời gian nghỉ không hưởng lương trong tháng của người lao động dưới 14 ngày làm việc thì cả người sử dụng lao động và người lao động đều phải tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ.

✅ Mẫu đơn: 📝 xin nghỉ không lương
✅ Định dạng: 📄 File Word
✅ Số lượng file: 📂 1
✅ Số lượt tải: 📥 +500

Link tải file Doc: Tải mẫu hợp đồng thuê xe du lịch PDF.DOCx (Word)

Thuê xe du lịch không còn là hoạt động hiếm gặp hiện nay. Bởi lẽ, nhu cầu thuê xe du lịch ngày càng tăng, đặc biệt là trong các kỳ nghỉ, đi chơi, đám cưới, hay các chuyến công tác. Việc thuê xe du lịch mang lại nhiều tiện ích, đặc biệt cho những ai không có phương tiện cá nhân hoặc muốn trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp và thoải mái. Khi thuê xe du lịch, các bên thường ký kết hợp đồng thuê xe du lịch để đảm bảo quyền lợi của mỗi bên cũng như hạn chế tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế, có khá nhiều người vẫn còn lúng túng khi soạn hợp đồng thuê xe du lịch vì không biết phải trình bày như thế nào cho hợp lý? Những nội dung cơ bản của hợp đồng là gì? … Hiểu được điều này, Biểu mẫu luật xin gửi tới bạn đọc Mẫu hợp đồng thuê xe du lịch qua bài viết dưới đây. 

Thuê xe du lịch là gì?

Thuê xe du lịch là việc thuê một phương tiện vận chuyển (thường là xe ô tô) để sử dụng trong mục đích du lịch hoặc công việc di chuyển. Việc thuê xe du lịch giúp người dùng có sự linh hoạt trong việc di chuyển, đồng thời tiết kiệm thời gian và thuận tiện cho quá trình khám phá địa điểm du lịch. Theo đó, người thuê sẽ được sử dụng loại xe du lịch mà mình thuê và phải trả một khoản phí thuê xe dựa trên thời gian thuê và quãng đường di chuyển. Các dịch vụ thuê xe du lịch thường được cung cấp bởi các công ty vận tải hoặc công ty du lịch chuyên về lĩnh vực này.

Mẫu hợp đồng thuê xe du lịch

Hợp đồng thuê xe du lịch là loại hợp đồng dịch vụ khá phổ biến hiện nay. Trong nhiều trường hợp và vì nhiều lý do khác nhau mà các cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ cho thuê xe du lịch sử dụng mẫu hợp đồng thuê xe du lịch sẵn có thay vì tự mình soạn hợp đồng. Bởi lẽ, việc sử dụng mẫu hợp đồng thuê xe du lịch vừa có thể tiết kiệm thời gian soạn hợp đồng nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ nội dung cơ bản của hợp đồng. 

Dưới đây là mẫu hợp đồng thuê xe du lịch của Biểu mẫu luật, bạn có thể tải về và sử dụng: 

Những nội dung cơ bản của hợp đồng thuê xe du lịch

Hợp đồng thuê xe du lịch là sự thỏa thuận giữa bên thuê xe, bên cho thuê xe và các bên có liên quan về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Hợp đồng thuê xe du lịch là căn cứ quan trọng để các bên thực hiện hợp đồng cũng như giải quyết tranh chấp phát sinh (nếu có). Do đó, hợp đồng thuê xe du lịch phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau đây: 

Những nội dung cơ bản của hợp đồng thuê xe du lịch

Thứ nhất, bên cho thuê xe:

  • Chỉ định tên, địa chỉ, và thông tin liên hệ của công ty/đơn vị cho thuê xe.
  • Xác định rõ các loại xe khác nhau và trạng thái của chúng (số lượng, biển số, tình trạng kỹ thuật, đăng kiểm, bảo hiểm, v.v.).
  • Chịu trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa, và bảo hiểm xe.

Thứ hai, bên thuê xe:

  • Chỉ định tên, địa chỉ, và thông tin liên hệ của cá nhân/công ty thuê xe.
  • Xác định ngày và thời gian bắt đầu thuê xe, cũng như thời gian trả xe.
  • Xác định nơi nhận và trả xe (nếu khác nhau).
  • Cam kết thanh toán số tiền thuê xe theo hợp đồng.

Thứ ba, phạm vi sử dụng xe:

  • Xác định rõ mục đích thuê xe là du lịch, công việc, hay sự kiện đặc biệt.
  • Xác định các địa điểm cụ thể mà xe sẽ được sử dụng (thành phố, tỉnh/thành,…).

Thứ tư, giá thuê và phương thức thanh toán:

  • Thỏa thuận về giá thuê xe (theo ngày, theo giờ, hoặc theo quãng đường).
  • Xác định các khoản phí bổ sung (nếu có), ví dụ như phí dịch vụ, xăng dầu, lái xe ngoài giờ làm việc, phí xin cấp phép vào khu vực hạn chế, v.v.
  • Xác định phương thức thanh toán và thời gian thanh toán (trước khi thuê, sau khi thuê hoặc theo thỏa thuận).

Thứ năm, bảo hiểm và trách nhiệm:

  • Xác định rõ ràng bên nào chịu trách nhiệm đối với bảo hiểm xe và bảo đảm tài sản trong xe.
  • Quy định về việc bồi thường khi xảy ra tai nạn, hỏng hóc, mất mát, hoặc vi phạm luật giao thông.

Thứ sáu, hiệu lực hợp đồng và phạt vi phạm

  • Quy định về việc thỏa thuận, sửa đổi, hoặc hủy bỏ hợp đồng.
  • Điều khoản về vi phạm hợp đồng và hậu quả của việc vi phạm.

Những lưu ý khi soạn hợp đồng thuê xe du lịch

Hợp đồng nói chung và hợp đồng thuê xe du lịch nói riêng đóng vai trò như cam kết pháp lý giữa các bên. Hợp đồng mang tính ràng buộc và đảm bảo sự tuân thủ các điều khoản đã được thỏa thuận. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của mình trong quan hệ hợp đồng, bạn cần lưu ý những điểm sau đây: 

– Điều khoản và điều kiện: Đọc kỹ và hiểu rõ các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng. Đảm bảo bạn công bằng và thỏa thuận các điều khoản phù hợp.

– Loại xe và số lượng: Xác định loại xe và số lượng xe cần thuê để phục vụ nhu cầu của bạn. Đảm bảo rằng loại xe được thuê đáp ứng đủ yêu cầu về chỗ ngồi, chất lượng và phù hợp với hành trình du lịch.

– Thời gian thuê: Xác định rõ thời gian thuê xe, bao gồm cả ngày bắt đầu và kết thúc thuê. Điều này giúp bạn sắp xếp lịch trình du lịch cũng như đảm bảo tính sẵn sàng của xe trong thời gian cần thiết.

– Giá cả: Thương lượng và thỏa thuận với nhà cung cấp về giá cả thuê xe. Đảm bảo rằng giá cả là công bằng và phù hợp với chất lượng dịch vụ cung cấp.

– Bảo hiểm: Kiểm tra xem bảo hiểm xe đã được mua và có chứng chỉ hiệu lực. Đảm bảo rằng bạn được bảo hiểm trong quá trình sử dụng xe để tránh bất kỳ rủi ro nào.

– Điều kiện thuê xe: Nắm rõ các yêu cầu và điều kiện thuê xe, bao gồm việc trả xe trong tình trạng như ban đầu, không vi phạm giới hạn km, tuân thủ luật giao thông, và sử dụng xe theo cách an toàn.

– Chất lượng dịch vụ: Đánh giá chất lượng dịch vụ của nhà cung cấp, kỹ thuật xe, tình trạng xe, và các tiện nghi có sẵn. Đảm bảo rằng bạn luôn nhận được sự hỗ trợ và chăm sóc tốt từ nhà cung cấp.

– Thanh toán: Xác định phương thức thanh toán và các khoản phí bổ sung (nếu có). Đảm bảo rằng bạn hiểu rõ quy trình thanh toán và có đủ nguồn tài chính để đảm bảo thanh toán đúng hạn.

– Điều chỉnh hợp đồng: Trong trường hợp có nhu cầu thay đổi điều khoản hoặc gia hạn hợp đồng, đảm bảo rằng bạn thực hiện các điều chỉnh này theo đúng quy định và lưu giữ các hồ sơ phù hợp.

Mời bạn xem thêm:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Mẫu hợp đồng thuê xe du lịch. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc liên quan đến vấn đề nêu trên và cần được giải đáp. Hãy liên hệ tới Biểu mẫu luật để được các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình.

Câu hỏi thường gặp:

Hợp đồng thuê xe du lịch có phải công chứng hoặc chứng thực không?

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định về việc bắt buộc phải công chứng/ chứng thực hợp đồng thuê xe nói chung và thuê xe du lịch nói riêng. Do đó, kể cả trường hợp không công chứng/ chứng thực hợp đồng thuê xe du lịch thì vẫn đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng.

Bên thuê xe du lịch có được cho bên thứ ba thuê lại xe du lịch không?

Điều 475 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc cho thuê lại tài sản trong quan hệ hợp đồng thuê tài sản như sau: “Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý.” 
Theo đó, bên thuê xe du lịch có thể cho bên thứ ba thuê lại nếu được bên cho thuê đồng ý hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê xe du lich.

Đánh giá bài viết post

Link tải file Doc: Tải mẫu hợp đồng quảng cáo truyền thông PDF.DOCx

Quảng cáo là hoạt động không thể thiếu trong kinh doanh. Quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nhận thức về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ đối với khách hàng. Điều này giúp người tiêu dùng biết đến sự tồn tại và giá trị của thương hiệu. Do đó, hiện nay, để nâng cao hiệu quả của hoạt động quảng cáo, các doanh nghiệp thường có xu hướng hợp tác quảng cáo với bên truyền thông qua hợp đồng quảng cáo. Vậy, quảng cáo truyền thông là gì? Mẫu hợp đồng quảng cáo truyền thông như thế nào? …. Để giải đáp những câu hỏi này, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết “Mẫu hợp đồng quảng cáo truyền thông” của Biểu mẫu luật nhé. 

Quảng cáo truyền thông là gì?

Quảng cáo là một công cụ quan trọng trong marketing và có thể giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng và tạo ra doanh số bán hàng tăng cao. Pháp luật hiện hành đã có quy định giải thích cụ thể thuật ngữ quảng cáo tại Khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 như sau: 

“Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.”

Theo đó, quảng cáo truyền thông là hoạt động quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thông điệp của một công ty thông qua các phương tiện truyền thông như truyền hình, radio, báo chí, tạp chí, website, mạng xã hội, hoặc các hình thức quảng cáo khác. Mục tiêu của quảng cáo truyền thông là thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng, tạo động lực mua hàng và xây dựng hình ảnh đồng thời thúc đẩy tiếp thị và doanh số bán hàng của một công ty.

Tải mẫu hợp đồng quảng cáo truyền thông PDF.DOCx

Download mẫu hợp đồng quảng cáo truyền thông

Hợp đồng quảng cáo truyền thông là một hợp đồng giữa một bên là nhà quảng cáo và bên kia là đại diện truyền thông (như công ty truyền thông, cơ quan quảng cáo) để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thông điệp của nhà quảng cáo thông qua các phương tiện truyền thông như quảng cáo trên TV, radio, báo chí, trang web, mạng xã hội, hoặc các hình thức khác. 

Dưới đây là mẫu hợp đồng quảng cáo truyền thông của Biểu mẫu luật, bạn có thể tải về và sử dụng: 

Cách soạn hợp đồng quảng cáo truyền thông

Hợp đồng quảng cáo truyền thông là cơ sở pháp lý quan trọng để xác định rõ các quyền và nghĩa vụ của nhà quảng cáo và nhà cung cấp dịch vụ truyền thông. Điều này đảm bảo rằng cả hai bên đều hiểu rõ và đồng ý với các điều khoản của hợp đồng. Để tránh xảy ra tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng, hợp đồng cần đảm bảo những nội dung sau đây: 

– Thông tin của hai bên: Hợp đồng cần ghi rõ thông tin của nhà quảng cáo (bên thuê) và đối tác quảng cáo (bên được thuê), bao gồm tên, địa chỉ và các thông tin liên hệ.

– Mục tiêu quảng cáo: Hợp đồng cần đề cập rõ mục tiêu mà nhà quảng cáo muốn đạt được thông qua chiến dịch quảng cáo truyền thông. Điều này có thể bao gồm tăng số lượng khách hàng, tăng doanh số bán hàng, tăng nhận thức thương hiệu và các mục tiêu khác.

– Thời gian chiến dịch: Hợp đồng cần xác định thời gian bắt đầu và kết thúc của chiến dịch quảng cáo.

-. Ngân sách và thù lao: Hợp đồng cần nêu rõ số tiền mà nhà quảng cáo cam kết chi trả cho chiến dịch quảng cáo truyền thông.

– Kênh quảng cáo: Hợp đồng cần liệt kê các kênh quảng cáo được sử dụng trong chiến dịch, chẳng hạn như quảng cáo trên truyền hình, radio, báo chí, trực tuyến, mạng xã hội và các hình thức khác.

– Quyền và trách nhiệm của hai bên: Hợp đồng cần xác định rõ quyền và trách nhiệm của cả hai bên liên quan đến việc thực hiện chiến dịch quảng cáo. Điều này bao gồm việc giới hạn việc sử dụng thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân và các điều khoản khác.

– Tiêu chuẩn và tiến độ cung cấp: Hợp đồng nên đặt ra các tiêu chuẩn và tiến độ cung cấp dịch vụ quảng cáo, bao gồm số lượng quảng cáo, thời gian hiển thị, số lần hiển thị và các yêu cầu khác.

– Điều khoản thanh toán: Hợp đồng cần xác định rõ các điều khoản thanh toán, bao gồm phương thức thanh toán, lịch trình thanh toán và các điều khoản về việc hoàn trả hay xử lý khi có sự cố phát sinh.

– Điều khoản chấm dứt: Hợp đồng cần xác định rõ các điều khoản về chấm dứt hợp đồng, bao gồm cả điều kiện và quyền lợi của mỗi bên khi chấm dứt hợp đồng.

Điều kiện quảng cáo theo quy định của Luật Quảng cáo

Mục đích chính của việc quảng cáo là quảng bá rộng rãi về sản phẩm và các thông tin liên quan đến sản phẩm. Do đó, việc kiểm soát và quản lý hoạt động quảng cáo của Nhà nước là vô cùng cần thiết. Điều này giúp đảm bảo về nội dung quảng cáo, chất lượng sản phẩm, … tránh gây thiệt hại cho người tiêu dùng. 

Theo quy định tại Điều 20 Luật Quảng cáo 2012, quảng cáo phải đáp ứng những điều kiện sau đây tùy thuộc vào từng loại sản phẩm và dịch vụ quảng cáo: 

“1. Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

3. Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.

4. Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

a) Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế; phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt;

b) Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế;

c) Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp;

d) Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 7 của Luật này phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước; đối với sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành;

đ) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn;

e) Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật;

g) Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu;

h) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải có giấy phép kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp;

i) Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải có giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm;

k) Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.”

Mời bạn xem thêm: 

Câu hỏi thường gặp: 

Có phải xin giấy phép xây dựng khi treo biển quảng cáo không?

Khoản 2 Điều 31 Luật Quảng cáo 2012 quy định: “2. Việc xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn vào công trình xây dựng có sẵn phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương trong những trường hợp sau đây:
a) Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông (m2) trở lên;
b) Xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông (m2) kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn;
c) Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông (m2) trở lên.”
Như vậy, chỉ khi thực hiện quảng cáo thuộc một trong các trường hợp nêu trên mới phải xin giấy phép xây dựng. 

Quy định về việc quảng cáo qua phương tiện điện tử như thế nào?

Khoản 1 Điều 24 Luật Quảng cáo 2012 quy định về việc quảng cáo qua phương tiện điện tử như sau: 
“a) Tổ chức, cá nhân chỉ được phép gửi tin nhắn và thư điện tử quảng cáo khi có sự đồng ý trước của người nhận;
b) Nhà cung cấp dịch vụ thông tin điện tử, viễn thông chỉ được phép gửi tin nhắn, thư điện tử có nội dung quảng cáo về các dịch vụ của mình; chỉ được gửi tin nhắn quảng cáo đến điện thoại trong khoảng thời gian từ 07 giờ đến 22 giờ; không được gửi quá ba tin nhắn quảng cáo đến một số điện thoại, quá ba thư điện tử đến một địa chỉ thư điện tử trong vòng 24 giờ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người nhận;
c) Tổ chức, cá nhân quảng cáo phải bảo đảm cho người nhận có khả năng từ chối quảng cáo; phải chấm dứt ngay việc gửi tin nhắn, thư điện tử quảng cáo nếu người nhận thông báo từ chối quảng cáo và không được thu phí dịch vụ đối với thông báo từ chối của người nhận.”

Link tải file Doc: Tải xuống miễn phí đơn bãi nại cố ý gây thương tích file word

Xin chào Biểu mẫu luật. Tôi có một vấn đề muốn nhờ Biểu mẫu luật tư vấn. Con trai nhà hàng xóm nhà tôi mấy hôm trước có bị mọt nhóm bạn đánh thương tích hơn 11%. Gia đình hàng xóm tôi đã tố giác công an và mấy bạn đánh cháu kia đã bị bắt. Nhưng các gia đình đã đến xin lỗi và bồi thường thỏa đáng, hơn nữa các cháu còn nhỏ, chưa hiểu chuyện nên việc truy cứu trách nhiệm hình sự thì rất ảnh hưởng đến sau này. Các cháu cũng đã nhận thấy hành vi của bản thân là sai và xin lỗi nạn nhân. Do vậy hàng xóm tôi muốn xin bãi nại cho chúng nhưng không biết viết đơn bãi nại cố ý gây thương tích như thế nào? Xin Biểu mẫu luật tư vấn.

Chào bạn, Biểu mẫu luật rất vui khi nhận được câu hỏi từ phía bạn. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn vấn đề của mình nhé.

Mẫu đơn xin bãi nại cố ý gây thương tích

Mẫu đơn xin bại nại cố ý gây thương tích được hiểu là đơn của người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại dưới 18 tuổi, người có khuyết tật về tinh thần hoặc thể chất… là nạn nhân trong vụ án gây thương thích soạn thảo trong đó có nội dung hủy yêu cầu khởi kiện, không tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự của người gây tích nữa

Mời bạn tham khảo mẫu đơn bãi nại dưới đây của chúng tôi.

Mời bạn xem thêm: đơn thuận tình ly hôn mới nhất được chúng tôi cập nhật mới hiện nay.

Hướng dẫn cách ghi mẫu đơn xin bãi nại

(1) Ghi rõ và chính xác tên đối tượng và vụ án hình sự cần xin bãi nại

(2) Phần Kính gửi: Ghi thông tin cơ quan cảnh sát điều tra ,Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân nơi gửi đơn bãi nại

(3) Tôi là…,sinh năm…: Ghi rõ và chính xác họ tên người làm đơn xin bãi nại bằng chữ in hoa có dấu (Ghi theo thông tin trong giấy khai sinh)

(4) Địa chỉ ghi theo nơi ở hiện nay ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)

(5) Ghi rõ tên người bị hại trong vụ án hình sự (chính là tên của người thực hiện mẫu đơn xin bãi nại này)

(6), (8), (10) Ghi rõ trên người gây ra hành vi vi phạm với người bị hại

(7) Ghi rõ về tội danh bị truy cứu trách nhiệm hình sự

(9) Trình bày mục đích viết đơn xin bãi nại cho người bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Yêu cầu cần trình bày cụ thể, trung thực lý do bãi nại.

Trường hợp có thể áp dụng mẫu đơn xin bãi

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp người bị hại xin rút lại yêu cầu khởi kiện và muốn bãi nại trong các vụ án hình sự. Mẫu đơn xin bãi là văn bản để việc người bị hại có yêu cầu khởi tố vụ án làm đơn để rút yêu cầu khởi tố đó. Khi có đơn xin bãi nại thì sẽ có một số trường hợp sẽ được đình chỉ vụ án.

Cụ thể tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sửa đổi 2021), chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Do đó, chỉ có những vụ án thuộc các tội sau đây sẽ được đình chỉ khi có đơn bãi nại của người có quyền làm đơn:

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134);

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135);

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136);

– Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 138);

– Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 139);

– Tội hiếp dâm (Điều 141);

– Tội cưỡng dâm (Điều 143);

– Tội làm nhục người khác (Điều 155);

– Tội vu khống (Điều 156).

Mặt khác, trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tùy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

(Khoản 2, 3 Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sửa đổi 2021))

Như vậy, chỉ với những vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại theo các tội danh trên thì khi làm đơn bãi nại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới xem xét đình chỉ vụ án.

Đồng thời, việc yêu cầu bãi nại phải hoàn toàn tự nguyện, không có dấu hiệu ép buộc hay cưỡng chế từ người khác.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi liên quan đến vấn đề Mẫu đơn bãi nại cố ý gây thương tích file word“. Bạn có thể tham khảo các bài viết khác của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin về pháp lý. Hy vọng sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc. Hãy theo dõi cúng tôi để biết thêm nhiều biểu mẫu khác nhé.

Câu hỏi thường gặp

Gây thương tích 20% bị đi tù bao nhiêu năm?

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
Có tổ chức;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
Có tính chất côn đồ;
Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Có đơn bãi nại nhưng vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào?

Người phạm tội không thuộc các tội danh quy tại Khoản 1 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2021) thì đơn bãi nại của người bị hại không có giá trị để đối tượng có hành vi phạm tội tránh được việc bị xử lý hình sự mà trong trường hợp này đơn bãi nại chỉ có thể được xem như một tình tiết giảm nhẹ cho đối tượng phạm tội.
Như vậy, không phải mọi trường hợp có đơn bãi nại đều được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự mà còn cần phải dựa vào căn cứ quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2021) trường hợp bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thuộc các tội danh quy định tại Khoản 1 Điều này để xem xét.

✅ Mẫu đơn: 📝 bãi nại cố ý gây thương tích
✅ Định dạng: 📄 File Word
✅ Số lượng file: 📂 1
✅ Số lượt tải: 📥 +500

Link tải file Doc: Tải mẫu giấy ủy quyền thế chấp sổ đỏ PDF.DOCx

Xin chào Biểu mẫu luật, tôi có vấn đề như sau: Tôi có ý định vay ngân hàng khoảng 05 tỷ đồng để làm ăn. Tuy nhiên, vì tôi đang công tác ở khá xa chưa thể về ngay để làm thủ tục mà lại cần gấp khoản tiền này. Vì vậy, tôi muốn ủy quyền cho vợ tôi để thay mặt hai vợ chồng thực hiện thủ tục thế chấp sổ đỏ ở ngân hàng. Vậy, luật sư cho tôi hỏi: Liệu tôi có thể ủy quyền cho vợ mình thực hiện thủ tục thế chấp không? Nếu có thì giấy ủy quyền này viết như thế nào để đảm bảo hiệu lực pháp luật.  Mong Biểu mẫu luật giúp đỡ. Tôi chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Biểu mẫu luật. Đối với vấn đề của bạn, Biểu mẫu luật xin gửi tới bạn Mẫu giấy ủy quyền thế chấp sổ đỏ và những vấn đề pháp lý liên quan qua bài viết dưới đây. 

Thế chấp là gì? Thế chấp sổ đỏ là gì?

Thế chấp là một trong những biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ tài sản. Thông thường, việc thế chấp được thực hiện để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của bên vay tài sản. Hiểu một cách nôm na, khi dùng tài sản để thế chấp, nếu bên thế chấp không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình thì bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản thế chấp để khấu trừ vào khoản vay. 

Cụ thể hơn, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản như sau: 

Điều 317. Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”

Thế chấp sổ đỏ là một thuật ngữ thường dùng hiện nay. Về bản chất, sổ đỏ là loại giấy tờ, căn cứ ghi nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân hoặc tổ chức. Do đó, giá trị thực về tài sản chính là giá trị quyền sử dụng đất mà không phải là sổ đỏ. Hay nói cách khác, nếu xét về giá trị tài sản, sổ đỏ chỉ có giá trị tương ứng với tờ giấy thông thường mà không thay thế cho quyền sử dụng đất. 

Do đó, thế chấp sổ đỏ thực chất là việc thế chấp quyền sử dụng đất của người đang đứng tên trên sổ đỏ đó. 

Một số vấn đề pháp lý về thế chấp sổ đỏ

Như phần trên đã phân tích, thế chấp sổ đỏ chính là việc thế chấp quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, đây là loại tài sản khá đặc biệt vì là loại tài sản hữu hình. Ngoài ra, quyền sử dụng đất thường gắn liền với quyền sở hữu tài sản trên đất. Do đó, để tránh tranh chấp, pháp luật đã có quy định hướng dẫn cụ thể đối với việc thế chấp sổ đỏ tại Bộ luật Dân sự 2015 như sau: 

“Điều 318. Tài sản thế chấp

1. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác […]”

Về hiệu lực của hợp đồng thế chấp, Bộ luật này cũng có quy định như sau:

“Điều 319. Hiệu lực của thế chấp tài sản

1. Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

2. Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.”

Đồng thời, tại Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định như sau: “3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”

Như vậy, việc thế chấp sổ đỏ (thế chấp quyền sử dụng đất) phải được đăng ký biến động đất đai theo quy định. Đồng thời, việc thế chấp chỉ có giá trị hiệu lực khi đã được ghi nhận vào sổ địa chính. 

Mẫu giấy ủy quyền thế chấp sổ đỏ

Việc thế chấp sổ đỏ có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người sử dụng đất. Bên cạnh đó, các quy định pháp luật điều chỉnh về các giao dịch đất đai nói chung và thế chấp quyền sử dụng đất nói riêng tương đối chặt chẽ. Do đó, việc thực hiện thế chấp sổ đỏ tương đối phức tạp, có thể bị kéo dài thời gian thực hiện. Do đó, để hạn chế những vấn đề phát sinh không đáng có cũng như bảo đảm quyền lợi của người sử dụng đất, trong trường hợp ủy quyền, giấy ủy quyền thế chấp sổ đỏ phải thể hiện sự chặt chẽ, thống nhất về nội dung ủy quyền.

Dưới đây là Mẫu giấy ủy quyền thế chấp sổ đỏ của Biểu mẫu luật. Bạn đọc có thể tải về và sử dụng: 

Những lưu ý khi viết giấy ủy quyền thế chấp sổ đỏ

Bằng Mẫu giấy ủy quyền thế chấp sổ đỏ mà Biểu mẫu luật cung cấp ở phần trên. Bạn đọc có thể dễ dàng hoàn thiện thông tin và điều chỉnh, bổ sung nội dung sao cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình. Tuy nhiên, khi viết giấy ủy quyền này, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây: 

– Ghi rõ thông tin của các bên: Trong giấy ủy quyền, cần ghi rõ thông tin của người ủy quyền và người được ủy quyền, bao gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ và số CCCD/CMND/Hộ chiếu.

– Mục đích của giấy ủy quyền: Nêu rõ mục đích cụ thể của ủy quyền, trong trường hợp này là để thực hiện các thủ tục thế chấp sổ đỏ. Điều này giúp tránh hiểu lầm hoặc lạm dụng ủy quyền.

– Sổ đỏ và tài sản cụ thể: Xác định rõ sổ đỏ và các tài sản cụ thể mà người được ủy quyền có thể thực hiện các thủ tục thế chấp.

– Thời hạn và phạm vi ủy quyền: Xác định rõ thời hạn và phạm vi ủy quyền. Nếu muốn ủy quyền chỉ trong một khoảng thời gian nhất định, hãy định rõ thời điểm bắt đầu và kết thúc ủy quyền.

– Ký tên và xác nhận: Người cho ủy quyền phải ký tên trên giấy ủy quyền và ghi rõ ngày tháng năm. Ngoài ra, cần có sự xác nhận và chứng thực bằng chữ ký của hai người đứng tên là người cho ủy quyền và người được ủy quyền.

Mời bạn xem thêm: 

Thông tin liên hệ: 

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Mẫu giấy ủy quyền thế chấp sổ đỏ Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Biểu mẫu luật với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Vì vậy, hãy liên hệ với Biểu mẫu luật để được hỗ trợ khi bạn có vướng mắc về bài viết và những vấn đề pháp lý liên quan.   

Câu hỏi thường gặp: 

Thế chấp sổ đỏ không làm hợp đồng mà chỉ giao sổ đỏ có được không?

Như nội dung bài viết đã phân tích, việc thế chấp sổ đỏ chính là thế chấp quyền sử dụng đất. Trong khi đó, Khoản 3 Điều 137 Luật Đất đai 2013 quy định như sau: 
“a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”
Vì vậy, việc thế chấp sổ đỏ chỉ có hiệu lực khi được lập thành văn bản và có công chứng/ chứng thực. Do đó, trong trường hợp không lập hợp đồng công chứng/ chứng thực mà chỉ giao sổ đỏ cho bên nhận thế chấp thì việc thế chấp không có giá trị pháp luật. 

Cá nhân có được nhận thế chấp sổ đỏ không?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về việc hạn chế cá nhân nhận thế chấp sổ đỏ. Ngoài ra, tại điểm g khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013 quy định hộ gia đình, cá nhân có quyền:
“Thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật”
Do đó, cá nhân vẫn được nhận thế chấp sổ đỏ. Bên cạnh đó, để giao dịch thế chấp có hiệu lực thì cần tuân thủ các yêu cầu có điều kiện của việc thế chấp. 

Đánh giá bài viết post