Khi nhà hàng đi vào hoạt động thì có rất nhiều công việc cần phải thực hiện. Do đó, người quản lý nhà hàng thường sẽ thuê nhân viên phục vụ để chắc chắn rằng khách hàng sẽ được phục vụ một cách tốt nhất. Khi thuê nhân viên phục vụ nhà hàng, các bên sẽ ký kết hợp đồng nhân viên phục vụ nhà hàng để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Qua bài viết này, Biểu mẫu luật sẽ gửi tới bạn mẫu hợp đồng nhân viên phục vụ nhà hàng mới nhất hiện nay và những vấn đề pháp lý liên quan. Mời các bạn cùng theo dõi.
Mẫu hợp đồng nhân viên phục vụ nhà hàng
Để tránh hiểu lầm trong quá trình thực hiện hợp đồng mà gây ra những thiệt hại, tranh chấp giữa các bên. Hợp đồng nói chung và hợp đồng nhân viên phục vụ nhà hàng phải chặt chẽ và đầy đủ các nội dung cơ bản như: quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, mức lương, công việc cần thực hiện, phạt vi phạm, … Dưới đây là Mẫu hợp đồng nhân viên phục vụ nhà hàng của Biểu mẫu luật, bạn có thể tải về và sử dụng:
Hợp đồng nhân viên phục vụ nhà hàng có phải là hợp đồng lao động không?
Hợp đồng nhân viên phục vụ nhà hàng là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của mỗi bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Theo đó, nhân viên phục vụ nhà hàng có trách nhiệm thực hiện các công việc được thỏa thuận trong hợp đồng và hưởng lương từ phía nhà hàng. Ngoài ra, hợp đồng này cũng bao gồm các điều khoản về các chế độ phúc lợi, phạt vi phạm, giải quyết tranh chấp, … theo nhu cầu của các bên.
Đối chiếu với quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 định nghĩa về hợp đồng lao động như sau:
“1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.”
Như vậy, dù có tên gọi khác nhưng vẫn có nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động nên hợp đồng nhân viên phục vụ nhà hàng được xác định là hợp đồng lao động.
Mức lương tối thiểu của nhân viên phục vụ nhà hàng là bao nhiêu?
Mức lương là vấn đề mà rất nhiều người lao động quan tâm khi giao kết hợp đồng lao động. Đối với mỗi người lao động, họ đều mong muốn được trả một mức lương, thù lao xứng đáng với công sức lao động mà họ bỏ ra. Theo quy định hiện nay, trong quan hệ lao động, tiền lương sẽ do các bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo nguyên tắc được quy định tại Điều 90 như sau:
“1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.”
Như vậy, tiền lương của nhân viên phục vụ nhà hàng phải đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ. Cụ thể như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng | Mức lương tối thiểu giờ |
Vùng I | 4.680.000 VNĐ | 22.500 VNĐ |
Vùng II | 4.160.000 VNĐ | 20.000 VNĐ |
Vùng III | 3.640.000 VNĐ | 17.500 VNĐ |
Vùng IV | 3.250.000 VNĐ | 15.600 VNĐ |
Những lưu ý khi soạn hợp đồng nhân viên phục vụ nhà hàng
Hợp đồng nhân viên phục vụ nhà hàng là căn cứ quan trọng để các bên thực hiện hợp đồng cũng như giải quyết các tranh chấp phát sinh. Do đó, khi soạn hợp đồng nhân viên phục vụ, có những lưu ý cần xem xét để đảm bảo sự minh bạch và bảo vệ quyền lợi của cả nhân viên và công ty. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:
– Nêu cụ thể các công việc, trách nhiệm của nhân viên phục vụ: Hợp đồng nên chỉ ra rõ vai trò và nhiệm vụ của nhân viên phục vụ. Điều này đảm bảo sự hiểu biết rõ ràng về phạm vi công việc và trách nhiệm của nhân viên.
– Thời gian làm việc: Hợp đồng nên xác định rõ thời gian làm việc, bao gồm giờ làm việc, ngày nghỉ và các quy định về giờ làm thêm giờ.
– Lương và phúc lợi: Lưu ý ghi rõ mức lương, cách tính lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm và các phúc lợi khác mà nhân viên sẽ được hưởng.
– Điều kiện công việc: Hợp đồng nên mô tả rõ các điều kiện làm việc như địa điểm làm việc, trang phục, quy định về vệ sinh và an toàn lao động.
– Quyền và nghĩa vụ của nhân viên: Hợp đồng nên chỉ rõ quyền và nghĩa vụ của nhân viên, bao gồm quyền lợi và trách nhiệm, quy tắc ứng xử, bảo mật thông tin và các quy định về việc chấm dứt hợp đồng.
– Chấm dứt hợp đồng: Hợp đồng nên đưa ra các điều khoản liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng, bao gồm thời gian thông báo, lý do chấm dứt và các quyền và nghĩa vụ khi chấm dứt hợp đồng.
– Điều khoản pháp lý khác: Hợp đồng nên tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành và được soạn thảo một cách rõ ràng và chính xác.
Mời bạn xem thêm:
Như vậy, Biểu mẫu luật đã gửi tới độc giả Mẫu hợp đồng nhân viên phục vụ nhà hàng và nội dung tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan. Hy vòng bài viết có thể giúp ích cho bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp:
Tại Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền lợi của người lao động làm việc không trọn thời gian như sau: “[…] 3. Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.”
Như vậy, khi làm nhân viên phục vụ nhà hàng không trọn thời gian, người lao động vẫn được đóng BHXH như người lao động làm việc trọn thời gian.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động có hành vi không giao kết hợp đồng bằng văn bản đối với người lao động làm công việc có thời hạn từ 01 tháng trở lên thì bị xử phạt hành chính như sau:
“a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”