Ô nhiễm tiếng ồn là tình trạng âm thanh vượt quá mức cho phép gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của con người. Nguyên nhân của ô nhiễm tiếng ồn thường xuất phát từ các hoạt động của con người. Ví dụ như: reo hò, la hét, cãi vã, …. Việc gây ô nhiễm tiếng ồn là hành vi vi phạm quy định pháp luật và phải chịu chế tài pháp luật. Do đó, khi gặp tình huống này, nhiều người dân thường làm đơn khiếu nại tiếng ồn gửi đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý hành vi vi phạm.
Qua bài viết sau đây, Biểu mẫu luật xin gửi tới bạn đọc Mẫu đơn khiếu nại ô nhiễm tiếng ồn và những vấn đề pháp lý liên quan. Mời bạn đọc tham khảo.
Đơn khiếu nại ô nhiễm tiếng ồn là gì?
Đơn khiếu nại ô nhiễm tiếng ồn là một loại đơn hành chính. Để tìm hiểu về khái niệm của thuật ngữ “Đơn khiếu nại ô nhiễm tiếng ồn”, trước tiên cần hiểu thế nào là khiếu nại. Tại Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 giải thích về khái niệm khiếu nại như sau:
“1. Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”
Như vậy, đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Trong khi đó, gây ô nhiễm tiếng ồn không phải là hành vi hành chính.
Do đó, thuật ngữ khiếu nại hành chính ở đây là cách gọi thông dụng của người dân về việc trình báo, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền về hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn của một hoặc một vài cá nhân nào đó để kịp thời ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.
Vì vậy, dùng thuật ngữ khiếu nại ô nhiễm tiếng ồn trong trường hợp này là chưa chính xác. Thay vào đó có thể sử dụng thuật ngữ: đơn trình báo về việc gây ô nhiễm tiếng ồn, đơn kiến nghị/ đề nghị về việc xử lý hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn.
Tuy nhiên, để đảm bảo sự thống nhất trong bài viết, Biểu mẫu luật vẫn sử dụng thuật ngữ “đơn khiếu nại ô nhiễm tiếng ồn” theo cách hiểu thông dụng trên thực tế.
Gửi đơn khiếu nại ô nhiễm tiếng ồn đến cơ quan nào?
Sau khi soạn đơn khiếu nại ô nhiễm tiếng ồn, rất nhiều người dân băn khoăn vì chưa biết gửi đơn khiếu nại đến cơ quan, cá nhân nào cho đúng quy định. Theo quy định tại 45/2022/NĐ-CP, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc về rất nhiều cơ quan, cá nhân như: Chủ tịch UBND các cấp, Công an nhân dân, Thanh tra quốc phòng, … tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi. Tuy nhiên, để người dân xác định chính xác mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm mà gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền là điều rất khó.
Do đó, sau khi hoàn thiện đơn khiếu nại ô nhiễm tiếng ồn, bạn có thể gửi đơn đến các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính. Bởi lẽ, lập biên bản vi phạm hành chính là bước đầu để xử phạt hành chính hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn.
Tại Điều 71 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
“2. Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đang thi hành công vụ;
b) Công chức, viên chức đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường; cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường, cơ quan được giao chức năng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường; Chi cục Bảo vệ môi trường và Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Công chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường của ngành mình quản lý thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ;
d) Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn quản lý;
đ) Nhân viên trật tự công cộng đang thi hành nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ môi trường tại các khu đô thị, khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
e) Công chức, viên chức thuộc Ban quản lý rừng, Ban quản lý các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường.”
Như vậy, đơn giản nhất, bạn có thể gửi đơn này đến UBND cấp xã để được giải quyết
Mẫu đơn khiếu nại ô nhiễm tiếng ồn
Đơn khiếu nại ô nhiễm tiếng ồn là đơn hành chính. Do đó, đơn này cần trình bài theo cấu trúc của đơn hành chính thông thường gồm 03 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết đơn. Ngoài ra, phần nội dung của đơn cần phải thể hiện đầy đủ các nội dung như: người làm đơn, yêu cầu/ đề nghị của người làm đơn và quan trọng nhất là phần trình bày về hành vi vi phạm.
Dưới đây là Mẫu đơn khiếu nại ô nhiễm môi thường của Biểu mẫu luật, bạn đọc có thể tham khảo:
Những lưu ý khi viết đơn khiếu nại ô nhiễm tiếng ồn
Đơn khiếu nại ô nhiễm tiếng ồn được gửi đến cơ quan, cá nhân có thẩm quyền với mục đích thông báo và yêu cầu ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm, bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân mình và những người xung quanh. Để đảm bảo hiệu quả, khi viết đơn khiếu nại ô nhiễm tiếng ồn, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:
– Mô tả chi tiết về hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn mà bạn đã chứng kiến, bao gồm thời gian, địa điểm và tần số của tiếng ồn.
– Nêu rõ hậu quả mà tiếng ồn đã gây ra cho cộng đồng, như ảnh hưởng đến sức khỏe, giấc ngủ, hoặc sinh hoạt hàng ngày.
– Đề xuất các giải pháp để giảm thiểu hoặc ngăn chặn hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn, như áp dụng biện pháp phòng vệ cá nhân hoặc tăng cường quản lý hành vi này.
– Đề nghị cơ quan chức năng can thiệp và xử lý tình hình ô nhiễm tiếng ồn một cách nghiêm túc và hiệu quả.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ:
Biểu mẫu luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến Mẫu đơn khiếu nại ô nhiễm tiếng ồn Nếu bạn còn vướng mắc về bài viết và những vấn đề pháp lý liên quan. Hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn có thể xuất phát từ một trong những nguyên nhân sau đây:
– Bật nhạc to: Bật nhạc to trong nhà, quán ăn, quán cà phê, hoặc nơi công cộng.
– Sử dụng các thiết bị gây tiếng ồn lớn: Sử dụng máy móc, thiết bị gây tiếng ồn lớn như máy cắt, máy khoan, loa phóng thanh,… mà không có biện pháp giảm âm.
– La hét, cãi vã: La hét, cãi vã ồn ào, đặc biệt là vào ban đêm.
– Sử dụng còi xe bừa bãi: Bấm còi xe liên tục, không đúng quy định.
– Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí gây tiếng ồn: Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, hội hè đình đám có âm thanh lớn, đặc biệt là vào ban đêm.
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP, hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn có thể bị xử phạt hành chính như sau:
– Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.
– Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.
– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.
– Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.
– Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 40 dBA trở lên.
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân, cùng hành vi vi phạm nhưng tổ chức sẽ chịu mức phạt cao hơn gấp 02 lần
Ngoài ra, có các hình thức xử phạt bổ sung sau:
– Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 30 dBA.
– Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm tiếng ồn từ 30 dBA đến 40 dBA trở lên.
Có các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
– Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm
– Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm.