Một trong những giấy tờ quan trọng khi bạn muốn ra nước ngoài đó là hộ chiếu. Đi ra nước ngoài với bất kỳ mục đích gì, đi du lịch vui chơi cùng gia đình hay bạn bè, đi du học, đi làm hay đi công tác thì việc xuất cảnh vẫn cần dùng đến hộ chiếu. Vậy hộ chiếu là gì? Hộ chiếu có bao nhiêu loại? Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu như nào? Cách viết tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu. Bài viết dưới đây Biểu Mẫu Luật xin trả lời những câu hỏi đó cho bạn đọc.
Mời bạn xem thêm tờ khai:
Giải thích từ ngữ
Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
Hộ chiếu có gắn chíp điện tử là hộ chiếu có gắn thiết bị điện tử lưu giữ thông tin được mã hóa của người mang hộ chiếu và chữ ký số của người cấp.
Hộ chiếu là giấy tờ dùng để nhận dạng thông tin của chủ hộ chiếu, thường được dùng để chứng minh quốc tịch khi đi nước ngoài. Vì thế hộ chiếu sẽ có những thông tin cơ bản của chủ hộ chiếu như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính; Nơi sinh; Ảnh; Số hộ chiếu; Cơ quan cấp, nơi cấp; Thời hạn sử dụng.
Quy cách chung của hộ chiếu
Theo thông tư 73, một cuốn hộ chiếu sẽ có những quy cách và kỹ thuật như sau:
1) Mặt ngoài của trang bìa in quốc hiệu, quốc huy, tên hộ chiếu; hộ chiếu có gắn chíp điện tử có biểu tượng chíp điện tử;
2) Hình ảnh tại các trang trong hộ chiếu là cảnh đẹp đất nước, di sản văn hóa Việt Nam, kết hợp cùng họa tiết trống đồng;
3) Ngôn ngữ sử dụng trong hộ chiếu: tiếng Việt và tiếng Anh;
4) Số trang trong cuốn hộ chiếu không kể trang bìa: 48 trang đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông có thời hạn 5 năm hoặc 10 năm, 12 trang đối với hộ chiếu phổ thông có thời hạn không quá 12 tháng;
5) Kích thước theo tiêu chuẩn ISO 7810 (ID-3): 88mm x 125mm ± 0,75 mm;
6) Bán kính góc cuốn hộ chiếu r: 3,18mm ± 0,3mm;
7) Chíp điện tử được đặt trong bìa sau của hộ chiếu có gắn chíp điện tử;
8) Bìa hộ chiếu là loại vật liệu nhựa tổng hợp, có độ bền cao;
9) Chữ, số hộ chiếu được đục lỗ bằng công nghệ laser thông suốt từ trang 1 tới bìa sau cuốn hộ chiếu và trùng với chữ, số ở trang 1;
10) Toàn bộ nội dung, hình ảnh in trong hộ chiếu được thực hiện bằng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo an, chống nguy cơ làm giả và đạt tiêu chuẩn ICAO.
Hộ chiếu có bao nhiêu loại?
Hộ chiếu của Việt Nam sẽ có tổng cộng 3 loại chính, mỗi một loại hộ chiếu đều có một đặc điểm và chức năng riêng, bao gồm các loại sau:
Hộ chiếu phổ thông
Hộ chiếu phổ thông có tên tiếng anh là Popular Passport, là hộ chiếu được cấp chủ yếu cho các công dân Việt Nam. Hộ chiếu phổ thông có 2 màu sắc dễ dàng nhận biết, với loại cũ sổ sẽ có màu xanh lá, còn đối với sổ mới là màu xanh tím than
Hộ chiếu công vụ
Hộ chiếu công vụ có tên tiếng anh là Official Passport, màu bìa hộ chiếu này thường có màu xanh ngọc bích và thời hạn có giá trị 5 năm. Người được cấp hộ chiếu này được quyền đến các quốc gia trên thế giới và được hưởng một số quyền lợi đặc biệt như: miễn visa theo quy định, đi qua công cổng đặc biệt,..
Hộ chiếu ngoại giao
Hộ chiếu ngoại giao có tên tiếng anh là Diplomatic Passport, bên ngoài tờ bìa của hộ chiếu ngoạii giao là màu đỏ và thời hạn của hộ chiếu này có thời hạn là 5 năm. Người được cấp hộ chiếu này sẽ có quyền ưu tiên làm thủ tục nhập cảnh vào nước khác.
Trẻ em dưới 18 tuổi có được cấp hộ chiếu có gắn chíp không?
Theo khoản 2 điều 6 của Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam như sau: Hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc không gắn chíp điện tử cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Hộ chiếu không gắn chíp điện tử được cấp cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn. Theo đó chúng ta có thể hiểu trẻ em từ 14 đến 18 tuổi có thể được cấp hộ chiếu có gắn chíp. Trẻ em dưới 14 tuổi chỉ được cấp hộ chiếu không gắn chíp.
Làm hộ chiếu có mất tiền không?
Theo quy định của Luật pháp Việt Nam thì lệ phí cấp mới hộ chiếu là 200.000vnđ, còn đối với việc cấp lại hộ chiếu do bị hỏng hoặc mất là 400.000vnđ.
Tải tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu ở đâu?
Trong bài viết “Mẫu tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu” của Biểu Mẫu luật, bạn hoàn toàn có thể tải về miễn phí. File thuộc định dạng file word, dễ dàng chỉnh sửa và download nhanh chóng.
Nói đến việc đi ra nước ngoài thì điều đầu tiên phải nghĩ đến đó là làm hộ chiếu. Để có thể xuất cảnh ra khỏi Việt Nam và nhập cảnh vào một lãnh thổ của một đất nước khác thì phải có hộ chiếu (hay còn gọi là passpost). Với những người lần đầu xuất cảnh thì khái niệm về hộ chiếu có thể họ vẫn chưa hiểu rõ. Và hộ cũng chưa rõ về thủ tục để xin cấp hộ chiếu. Bài viết dưới đây Biểu Mẫu Luật xin giới thiệu đến bạn đọc về mẫu tờ khai cấp hộ chiếu phổ thông, mời bạn đọc tham khảo.
Giải thích từ ngữ
Một vài khái niệm mà bạn đọc cần nắm rõ, căn cứ vào Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam như sau:
– Xuất, nhập cảnh: là hành vi của công dân VN thực hiện việc di chuyển ra khỏi lãnh thổ VN và từ lãnh thổi nước ngoài vào lãnh thổ VN qua các cửa khẩu trên lanh thổ VN.
– Hộ chiếu là giấy tờ được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền cho công dân Việt Nam sử dụng khi cd Việt Nam xuất cảnh và nhập cảnh. Hộ chiếu nhằm chứng minh quộc tích và nhân thân của một cá nhân, và là giấy tờ do Nhà nước sở hữu.
– Hộ chiếu có gắn chíp điện tử là một khái niệm khá mới mẻ, nó không chỉ đơn thuần như hộ chiếu giấy bình thường mà còn được gắn chíp điện tử. Con chíp này có chứa thông tin mã hóa của chủ hộ chiếu và gồm cả chữ ký số của người cập.
– Giấy thông hành là giấy tờ pháp lý được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền giúp công dân Việt Nam có thể đi qua biên giới giữa VN với các nước làng giềng có chung đường biên giới. Việc di chuyển qua lại giữa biên giới cần tuân thủ theo điều ước quốc tế.
– Hộ chiếu phổ thônglà hộ chiếu được cấp cho công dân Việt Nam, là thường dân không có chức vụ hay tham gia công việc theo nhiệm vụ của nhà nước điều động, hoặc không liên quan đến các cán bộ, công vụ.
Mời bạn xem thêm mẫu tờ khai:
Thủ tục thực hiện xin cấp hộ chiếu
Để được tiếp nhận yêu cầu và cấp hộ chiếu thì thủ tục, quy trình để thực hiện như sau:
Bước 1: Đề nghị cấp hộ chiếu
– Người đề nghị hoàn thiện thông tin vào tờ khai kèm 02 ảnh chân dung không quá 6 tháng cùng với những giấy tờ liên quan. Giấy tờ tùy thân: cmnd, thẻ cccd, hoặc hộ chiếu còn thời gian sử dụng.
– Giấy tờ liên quan:
Đối với trẻ chưa đủ 14 tuổi: bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khái sinh.
Nếu đã từng được cấp hộ chiếu thì mang bản gần nhất đi. Trường hợp mất hộ chiếu thì phải có đơn báo mất.
Nếu đã được cấp hộ chiếu từ trước nhưng thông tin trong cmnd hoặc thẻ cccd đã thay đổi so với hộ chiếu thì phải có bản chụp cmnd (hoặc thẻ cccd).
Trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự, khó khăn trong nhận thức, khó khăn làm chủ hành vi, hoặc trẻ dưới 14 tuổi, người đại diện cần mang theo bản chụp có chứng thực giấy tờ hoặc bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
– Cấp lần đầu:
+ Thực hiện tại công an Tỉnh nơi tạm trú hoặc thường trú; có thể căn cước công dân thì có thể thực hiện tại công an tỉnh nơi thuận lợi
+ Được lựa chọn xin cấp hộ chiếu tại công an tỉnh nơi thuận lợi khi là một trong những trường hợp sau:
~ Bệnh viện cấp giấy giới thiệu để ra nước ngoài chữa bệnh;
~ Nhân thân ở nước ngoài có căn cứ xác nhận bị tai nạn; chết,…;
~ Là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu có văn bản đề nghị của cơ quan tổ chức.
– Cấp từ lần thứ hai có thể thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi.
Bước 2: Tiếp nhận, thu thập thông tin
Tại cơ quan có thẩm quyền, người phụ trách sẽ thực hiện việc tiếp nhận tờ khai, giấy tờ liên quan như ở trên. Người được giao nhiệm vụ kiểm tra thông tin, đối chiếu với dữ liệu quốc gia. Sau đó tiền hành chụp ảnh, lấy dấu vân tay và cấp giấy hẹn trả kết quả cho người có yêu cầu.
Bước 3: Trả kết quả
Người đề nghị đến nơi đăng ký theo giấy hẹn để nhận kết quả. Nếu người đề nghị muốn nhận kết quả tại địa điểm khác thì phải chịu phí vận chuyển. Trường hợp chưa cấp hộ chiếu thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ thông báo bằng văn bản cho người có đề nghị.
Tải xuống mẫu tờ khai cấp hộ chiếu phổ thông
Kết luật
Và đó là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Bài viết chia sẻ thông tin về những khái niệm như xuất cảnh, nhập cảnh là gì? hộ chiếu, giấy thông hành và đối thượng cấp hộ chiếu phổ thông là những ai. Thêm vào đó là thủ tục khi xin cấp hộ chiếu cũng được trình bày ở trên. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì xin hãy để lại câu hỏi ở phần bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp.
Câu hỏi thường gặp
Hộ chiếu có mấy loại?
Cắn cứ vào đối tượng cấp hộ chiếu, hộ chiếu được chia làm 3 loại là: hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, và hộ chiếu phổ thông.
Trẻ em có được cấp hộ chiếu không?
Theo luật pháp quy định công dân VN có quyền được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh; người đủ 14 tuổi trở lên có thể lựa chọn hộ chiếu gắn chịp điện tử hoặc không gắn chíp. Như vậy thì ở mọi độ tuổi thì công dân Việt Nam đều có quyền được cấp hộ chiếu.
Nhiều lĩnh vực trong xã hội ngày nay, có thể nói gần như là mọi lĩnh vực khi sinh lời đều sẽ phải đóng thuế. Việc đóng thuế như một nghĩa vụ của mỗi cá nhân cho nhà nước. Nhiều người vẫn chưa hiểu thuế là gì? Thuế thu nhập cá nhân là gì? Khi nào thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó và giới thiệu đến bạn đọc về mẫu tờ khai thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công.
Khái niệm
Thuế là một khoản tiền phải nộp bắt buộc cho nhà nước, không được hoàn trả được áp dụng đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Số tiền nộp đó được tính theo thu nhập cá nhân đối với cá nhân, hoặc lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh đối với tổ chức. Tiền thuế nhằm phục vụ cho chi tiêu của nhà nước vì lợi ích chung như xây dựng cơ sở vật chất, cầu đường, hỗ trợ xã hội,…
Thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công chưa có định nghĩa rõ ràng theo Luật pháp. Dựa vào những thông tư, luật, nghị định về thuế và thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) có thể hiểu thuể thu nhập cá nhân là một khoản thu bắt buộc mà cá nhân người lao động phải đóng cho Nhà nước. Số tiền đóng thuế dựa vào số tiền lương, tiền công mà cá nhân đó nhận được.
Khi nào thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công?
Việc nộp thuế cá nhân từ tiền lương, tiền công phải phụ thuộc vào số tiền lương mà cá nhân đó nhận được theo tháng hoặc theo năm để nộp cho nhà nước. Từ những quy định tính thuế theo Pháp luật thì cá nhân có thể phải đóng thuế như sau:
– Mức lương, tiền công của cá nhân đặt mức 11 triệu vnđ/tháng (132 triệu/năm) thì có thể phải đóng thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công cho Nhà nước.
– Mức lương dưới 11 triệu vnd/tháng thì không phải đóng thuế.
Mời bạn xem thêm mẫu tờ khai:
Mẫu tờ khai
Là một văn bản khai báo về thu thập của cá nhân về tiền lương cho cơ quan có thẩm quyền nên cần văn phong, hình thức lịch sự, dễ nhìn. Đầu văn bản cần có Quốc hiệu, tiêu ngữ để thể hiện lịch sự, trang nhiệm. Người làm tờ khai cần khai đầy đủ thông tin liên quan và đảm bảo những thông tin khai báo là chính xác. Dưới đây là một khung mẫu ví dụ cho bạn đọc.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
(Áp dụng đối với cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương,
tiền công khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế)
[01] Kỳ tính thuế: Tháng … năm … /Quý … năm … (Từ tháng …/… đến tháng …/…)
[17] Tên đại lý thuế (nếu có):…..…………………………………………………………..
[18] Mã số thuế:
[19] Hợp đồng đại lý thuế: Số: ……………………………….ngày:…………………………….
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
STT
Chỉ tiêu
Mã chỉ tiêu
Số tiền
I
Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công:
1
Tổng thu nhập chịu thuế phát sinh trong kỳ
[20]
2
Trong đó: Thu nhập chịu thuế được miễn giảm theo Hiệp định
[21]
3
Tổng các khoản giảm trừ ([22]=[23]+[24]+[25]+[26]+[27])
[22]
a
Cho bản thân
[23]
b
Cho người phụ thuộc
[24]
c
Cho từ thiện, nhân đạo, khuyến học
[25]
d
Các khoản đóng bảo hiểm được trừ
[26]
e
Khoản đóng quỹ hưu trí tự nguyện được trừ
[27]
4
Tổng thu nhập tính thuế ([28]= [20]-[21]-[22])
[28]
5
Tổng số thuế thu nhập cá nhân phát sinh trong kỳ
[29]
II
Cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công:
1
Tổng thu nhập tính thuế
[30]
2
Mức thuế suất
[31]
3
Tổng số thuế thu nhập cá nhân phải nộp ([32]=[30]x[31])
[32]
Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.
NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ Họ và tên: ………………… Chứng chỉ hành nghề số:……
…, ngày …. tháng …. năm …NGƯỜI NỘP THUẾ hoặcĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ(Chữ ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)/ Ký điện tử)
Tải xuống/Download mẫu tờ khai
Kết luận
Bài viết trên đây giới thiệu đến bạn đọc về mẫu tờ khai thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công. Ngoài ra một vài khái niệm liên quan đã được giải thích trong bài viết như thuế là gì, thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công là gì. Và những thông tin khi nào thì cá nhân phải nộp thuế thu nhập tiền lương.
Câu hỏi thường gặp
Tiền lương hưu có phải nộp thuế không?
Tiền lương huu là khoản tiền khi người lao động đóng bảo hiểm và đến tuổi nghỉ hưu và nghỉ hưu theo quy định của pháp luật. Mỗi tháng người lao động khi đã về hưu sẽ nhận một khoản tiền tương ứng. Theo quy định của Pháp luật, tiền lương hưu thuộc thu nhập được miễn thuế vì vậy không phải đóng thuể.
Có thể nộp thuế thu nhập cá nhân qua ngân hàng không?
Người nộp thuế thu nhập cá nhân có thể nộp thuế qua ngân hàng khi đăng ký nộp thuế điện tử. Người nộp thuế sẽ không cần phải đến nộp trực tiếp tại kho bạc nhà nước mà chỉ cần nộp tại quầy ngân hàng.
Nhật Bản là đất nước nổi tiếng về cảnh vật đẹp, con người, kỷ luật, cũng như văn hóa. Nhờ vào sự phát triển của con người mà việc di chuyển qua các quốc gia trở lên dễ dàng hơn. Việc giao lưu trao đổi văn hóa, kiến thức giữa các quốc gia cùng ngàng càng trở dễ dàng hơn. Ngày nay công dân Việt Nam, đặc biệt là các bạn trẻ Việt Nam ham học hỏi, trải nghiệm các nền văn hóa mới trên thế giới và một trong những quốc gia mà được nhiều bạn trẻ quan tâm nhất đó là Nhật Bản. Để có thể nhập cảnh được quốc gia này thì người nước ngoài cần xin được visa. Vậy mẫu tờ khai xin Visa Nhật Bản viết như nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Khái niệm
Trước tiên chúng ta cần hiểu khái niệm về Visa.
Visa là tên gọi khác của giấy thị thực. Theo định nghĩa thị thực từ Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, có thể hiểu giấy thị thực là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cấp cho người nước ngoài để có quyền nhập cảnh vào đất nước đó.
Vậy xin Visa của Nhật Bản là xin thấy thị thực tại cơ quan có thẩm quyền của nước Nhật Bản để được quyền nhập cảnh hợp pháp vào đất nước Nhật Bản. Hiện nay, Việt Nam chưa nằm trong danh sách những nước được miễn thị thực khi nhập cảnh vào Nhật Bản. Vì thế người Việt vẫn cần phải xin giẩy thị thực để có thể nhập cảnh Nhật Bản. Công dân Việt Nam muốn xin Visa sang Nhật thì xin tại Đại sứ quán hoặc Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam.
Điều kiện xin visa
Nhật Bản là một trong những đất nước hàng đầu về tuân thủ nghiêm ngặt khi cấp visa nhập cảnh vào Nhật Bản cho người nước ngoài. Tuy nhiên, nhà nước Nhật Bản vẫn luôn tạo điều kiện cho du khách, công dân nước ngoài nhập cảnh nhằm thúc đẩy kinh tế, du lịch.
Để giúp tăng tỉ lệ xin được visa Nhật thì người có yêu cầu cần nắm rõ những điều kiện sau:
– Có hộ chiếu còn thời gian sử dụng, chưa thới thời hạn của hộ chiếu. Hộ chiếu phải còn ít nhất 6 tháng thời gian sử dụng trước khi hết hạn.
– Người xin cấp visa phải đảm bảo về việc sẽ quay trở lại đất nước xuất phát, hoặc trở lại đất nước nơi cư trú.
– Hồ sơ xin cấp visa cần đủ thông tin liên quan, thông tin chính xác và đầy đủ.
– Mục đích xin visa, thời gian lưu trú và hoạt động tại Nhật Bản phải phù hợp với tư cách lưu trú và thời hạn lưu trú được quy định trong Luật Quản lý xuất nhập cảnh và chấp nhận tị nạn (Điều lệ hành chính số 319 năm 1951. Sau đây gọi là “Luật xuất nhập cảnh”).
– Chứng minh thu nhập tài chính cá nhân phù hợp để sang Nhật nếu đi du lịch.
Hồ sơ xin visa
Một trong những yếu tố rất quan trọng để đơn xin cấp visa Nhật đạt đó là hồ sơ khi xin visa. Một bộ hồ sờ đầy đủ những giấy tờ cần thiết sẽ dễ được cấp visa hơn, những giấy tờ cần thiết như sau:
1, Hồ sơ cá nhân
– Hộ chiếu bản gốc còn ít nhất 6 tháng thời gian sử dụng, hộ chiếu bản cũ nếu có.
– 02 ảnh. 4.5cm x 4.5cm chụp đương đơn phông nền trắng.
– CMND hoặc CCCD, hộ khẩu thường trú. Với hộ khẩu thì cần photo từng trang trên giấy khổ A4, cmnd (hoặc cccd) photo trên giấy A4.
– Giấy kết hôn (nếu đã kết hôn).
– Giấy khai sinh (nếu đi cùng con hoặc ba/mẹ).
– Thẻ học sinh, sinh viên hoặc giấy chứng nhận có dấu mộc và chữ ký của ban lãnh đạo nhà trường (nếu còn đi học).
2, Hồ sơ chứng minh công việc
– Nếu là học sinh, sinh viên, tăng ni,tu sĩ thì cần thẻ, giấy tờ chứng minh tương ứng.
– Công dân lao động đã về hưu cần thẻ hữu trí/ sổ lương hưu hoặc quyết định về hưu.
– Công dân lao động làm công ăn lương:
+ Hợp đồng lao động;
+ Đơn xin nghỉ phép của công ty có dấu mộc;
+ Bảng lương sao kê trong 3 tháng gần nhất có dấu mộc;
Nếu không có hợp đồng lao động thì cần giấy xác nhận của công ty có dấu mộc.
– Đối tượng tự kinh doanh:
+ Giấy phép đăng ký kinh doanh;
+ Giấy tờ chứng minh đóng thuê trong 3 tháng gần nhất;
3, Chứng minh tài chính
– Bản photo có dấu mộc về sổ tiết kiệm được gửi ít nhất 3 tháng, giá trị ít nhất là 100.000.000 vnd
– Giấy tờ chứng minh chủ sở hữu tài sản có giá trị như nhà đất, oto,…
Hướng dẫn
Trang đầu của mẫu tờ khai về thông tin người yêu cầu
Trang hai về thông tin người bảo lãnh
Tải xuống mẫu tờ khai xin visa Nhật
Kết luận
Bài viết trên đây giới thiệu đến bạn đọc về mẫu tờ khai xin visa Nhật, khái niệm visa là gì, điều kiện và hồ sơ cần khi xin visa Nhật. Hai bức ảnh ở trên hướng dẫn thông tin mà bạn cần điền vào mẫu giấy. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì xin hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận bên dưới bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.
Câu hỏi thường gặp
Xin visa nhật bản mất bao lâu?
Thời gian xét duyệt visa Nhật Bản có thể tối thiểu là từ 8 đến 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Trong một số trường hợp thời gian xét duyệt có thể thay đổi tùy trường hợp.
Xin visa nhật bản ở đâu?
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tại Hà Nội Địa chỉ: 27 Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: 024-3846-3000 Thời gian làm việc: Nhận hồ sơ: 8:30 – 15:00 (thứ 2 đến thứ 6 trừ ngày lễ Việt Nam và Nhật Bản) Trả kết quả: 13:00 – 16:00 (thứ 2 đến thứ 6 trừ ngày lễ Việt Nam và Nhật Bản) Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. HCM Địa chỉ: 261 Điện Biên Phủ, District 3, Ho Chi Minh, Quận 3 Hồ Chí Minh Điện thoại: +84-28-44581025 Thời gian làm việc: Nhận hồ sơ: 8:30 – 11:30 (thứ 2 đến thứ 6 trừ ngày lễ Việt Nam và Nhật Bản) Trả kết quả: 13:15 – 16:45 (thứ 2 đến thứ 6 trừ ngày lễ Việt Nam và Nhật Bản) VFS Hà Nội Địa chỉ: Tòa nhà Ocean Park, Tầng 2, số 1 Đào Duy Anh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam. Điện thoại: 8428 38227456 Thời gian làm việc: Nộp hồ sơ xin visa từ 8h30 đến 15h00 (Làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu trừ ngày lễ) Nhận kết quả xin visa từ 13h00 đến 16h00 (Làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu trừ ngày lễ) VFS TP HCM Địa chỉ: Lầu 3, Tòa nhà Resco, Số 94-96 Đường Nguyễn Du – Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Điện thoại: 8428 38227456 Thời gian làm việc: Nộp hồ sơ từ 8h30 đến 15h00 (Làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu trừ ngày lễ). Nhận kết quả từ 13h00 đến 16h00 (Làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu trừ ngày lễ).
Mẫu tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch là văn bản quan trọng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho công dân Việt Nam, mẫu tờ khai này dùng để yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, công dân có trách nhiệm điền thông tin đầy đủ vào tờ khai để nộp cơ quan quản lý thẩm quyền. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, thông tin chính xác kết quả sẽ được trả trong ngày. Trong trường hợp không giải quyết được, thì phải đợi ngày làm việc kế tiếp.
Bản sao trích lục hộ tịch là gì?
Bản sao trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo yêu cầu của cá nhân sau khi người đó đã đăng ký hộ tịch và được cấp trích lục hộ tịch.
Trích lục hộ tịch dùng để làm gì?
Trích lục hộ tịch thường được dùng cho các trường hợp công dân Việt Nam bị mất giấy tờ gốc, công dân có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý hộ tịch có thẩm quyền cấp lại bản trích lục.
Mời bạn xem thêm mẫu tờ khai:
Thủ tục cấp bản sao Trích lục hộ tịch
Thời hạn giải quyết bao lâu?
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
Hồ sơ cần chuẩn bị những gì?
Đối với trường hợp yêu cầu là cá nhân: Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch theo mẫu
Trường hợp người yêu cầu là cơ quan, tổ chức: Văn bản yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch nêu rõ lý do.
Trường hợp ủy quyền thực hiện yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch: Phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật (Nếu ủy quyền cho ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột) thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.
Lưu ý: Giấy tờ chứng minh là Hộ chiếu, CMND, CCCD hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh.
Tải xuống/Download mẫu tờ khai
Trên đây là bài viết “Mẫu tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch” mà biểu mẫu luật muốn giới thiệu chia sẻ gửi tới bạn đọc, hy vọng bài viết sẽ bạn làm thủ tục cấp văn bản tài liệu một cách thuận lợi, nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp
Cấp bản sao trích lục hộ tịch ở đâu?
Hồ sơ cấp bản sao trích lục hộ tịch được nộp tại Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch có thẩm quyền.
Hồ sơ yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch gồm những gì?
Như đã viết ở trên trong phần “Hồ sơ cần chuẩn bị những gì?” thì đối với cá nhân yêu cầu sẽ cần 1 bản tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch theo mẫu. Với trường hợp ủy quyền thì cần phải được chứng thực hoặc giấy tờ chứng minh mối quan hệ.
Cấp bản sao trích lục hộ tịch bao nhiêu tiền?
Lệ phí cấp bản sao trích lục hộ tịch là 8.000 đồng/bản sao. Đối với những gia đình có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật sẽ được miễn tiền lệ phí.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là khái niệm mà chúng ta cần phải nắm rõ để tránh việc bị lợi dụng hoặc mất quyền lợi đáng có. Do lợi ích và quyền lợi mà nó mang lại nên nhiều người đã tự nguyện tham gia bảo hiểm xã hội để đảm bảo cho cuộc sống tốt hơn, cân bằng hơn. Nhiều trường hợp sau khi tham gia BHXH thì muốn điều chỉnh để phù hợp hơn với tình cảnh, điều kiện hiện tại của bản thân hơn, khi đó họ cần làm tờ khai bảo hiểm xã hội. Bài viết sau đây giới thiệu đến bạn đọc về Mẫu tờ khai bảo hiểm xã hội.
Giải thích từ ngữ
BHXH là hình thực nộp tiền vào quỹ bảo hiểm của xã hội và đó là sự đảm bảo về mặt thu nhập khi người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập do đau ốm, bệnh tật, tai nạn nghề nghiệp, lao động nữ trong thời gian thai sản, người lao động đến tuổi nghỉ hưu. Sự đảm bảo đó dựa trên cơ sở đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Hiện nay có hai hình thức BHXH là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Dựa vào tên gọi, chúng ta cũng có thể hiểu về hai hình thức này.
BHXH bắt buộc là hình thức bảo hiểm mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội của Nhà nước, bắt buộc người lao động cũng như người sử dụng lao động phải tham gia.
BHXH tự nguyện là hình thức bảo hiểm xã hội cũng do xã hội tổ chức tuy nhiên khác với hình thức trên đó là không bắt buộc người dân tham gia. Người tham gia có thể lựa chọn mức đóng, hình thức đóng phù hợp với điều kiện của bản thân. Nhà nước hỗ trợ người tham gia để có thể hưởng chế độ hữu trí và tử tuất.
Tờ khai BHXH là bản tờ khai mà người khai sẽ cung cấp đầy đủ thông tin của bản thân và thồng tin của BHXH mà người đó tham gia cho cơ quan có thẩm quyền nắm được để thực hiện những mục đích nhất định nào đó.
Mục đích của tờ khai bảo hiểm xã hội
Khi làm tờ khai bảo hiểm xã hội, người thực hiện có một trong hai mục đích chính sau:
– Tra cứu không thấy mã sỗ BHXH trong khi đã tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
– Người tham gia các hình thức BHXH muốn điều chỉnh những thông tin cá nhân, chức danh công việc, phương thức đóng BHXH tự nguyện, nơi đăng ký khám, chữa bệnh lần đầu…
Tải xuống mẫu tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Cách viết tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mục I: Thông tin của người tham gia BHXH trong trường hợp không thấy mã số
[01]. Họ và tên: Ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên bằng chữ in hoa có dấu của người tham gia.
[02]. Giới tính: Ghi giới tính của người tham gia (nếu là nam thì ghi từ “nam” hoặc nếu là nữ thì ghi từ “nữ”).
[03]. Ngày, tháng, năm sinh: Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu.
[04]. Quốc tịch: Ghi quốc tịch của người tham gia như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu.
[05]. Dân tộc: Ghi dân tộc của người tham gia như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu.
[06]. Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: Ghi số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của người tham gia được cơ quan có thẩm quyền cấp (bao gồm cả trẻ em dưới 6 tuổi được cấp số định danh cá nhân).
[07]. Điện thoại: Ghi số điện thoại của người tham gia hoặc số điện thoại để liên hệ với người tham gia.
[08]. Email: Ghi địa chỉ thư điện tử của người tham gia hoặc địa chỉ thư điện tử để liên hệ với người tham gia (nếu có).
[09]. Nơi đăng ký khai sinh: Ghi rõ tên xã (phường/thị trấn); huyện (quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh); tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) đã đăng ký khai sinh của người tham gia. Trường hợp chưa xác định được nơi đăng ký khai sinh thì ghi nguyên quán hoặc ghi địa chỉ hộ khẩu thường trú/tạm trú (theo 3 cấp tương tự nơi đăng ký khai sinh);
[10]. Họ tên cha/mẹ/giám hộ (đối với trẻ em dưới 6 tuổi): Ghi họ tên cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đối với người tham gia là trẻ em dưới 6 tuổi.
[11]. Địa chỉ nhận kết quả: Ghi cụ thể, đầy đủ địa chỉ nơi đang sinh sống (số nhà, đường/ phố, thôn/ xóm; xã/ phường/ thị trấn; huyện/ quận/ thị xã/ thành phố thuộc tỉnh; tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương) để cơ quan BHXH trả hồ sơ, sổ BHXH, thẻ BHYT hoặc kết quả giải quyết thủ tục hành chính khác.
[12]. Kê khai Phụ lục Thành viên hộ gia đình (phụ lục kèm theo) đối với người tham gia tra cứu không thấy mã số BHXH và người tham gia BHYT theo hộ gia đình để giảm trừ mức đóng theo hướng dẫn.
Mục II: Áp dụng với trường hợp muốn thay đổi thông tin:
[13]. Mã số BHXH: Ghi mã số BHXH đã được cơ quan BHXH cấp cho người tham gia.
[14]. Điều chỉnh thông tin cá nhân: Chỉ kê khai một trong các thông tin cá nhân đề nghị điều chỉnh, cụ thể:
[14.1]. Họ và tên: Ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên bằng chữ in hoa có dấu của người tham gia.
[14.2]. Giới tính: Ghi giới tính của người tham gia (nếu là nam thì ghi từ “nam” hoặc nếu là nữ thì ghi từ “nữ”).
[14.3]. Ngày, tháng, năm sinh: Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu.
[14.4]. Nơi đăng ký khai sinh: Ghi rõ tên xã (phường/thị trấn); huyện (quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh); tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) đã đăng ký khai sinh của người tham gia. Trường hợp chưa xác định được nơi đăng ký khai sinh thì ghi nguyên quán hoặc ghi địa chỉ hộ khẩu thường trú/tạm trú (theo 3 cấp tương tự nơi đăng ký khai sinh);
[14.5]. Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: Ghi số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của người tham gia được cơ quan có thẩm quyền cấp (bao gồm cả trẻ em dưới 6 tuổi được cấp số định danh cá nhân).
[15]. Mức tiền đóng (áp dụng đối với người tham gia đăng ký/điều chỉnh mức đóng BHXH tự nguyện): Ghi mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.
[16]. Phương thức đóng (áp dụng đối với người tham gia đăng ký/điều chỉnh phương thức đóng BHXH tự nguyện): Ghi cụ thể phương thức đóng của người tham gia theo quy định (ví dụ: 03 tháng hoặc 06 tháng,…).
[17]. Nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu (áp dụng đối với người tham gia BHYT đăng ký/thay đổi nơi khám, chữa bệnh ban đầu): Ghi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu do người tham gia lựa chọn theo hướng dẫn của cơ quan BHXH.
[18]. Nội dung thay đổi, yêu cầu khác: Ghi nội dung yêu cầu thay đổi, điều chỉnh, như: cấp lại sổ BHXH, thẻ BHYT, chức danh công việc, địa chỉ nhận kết quả, điện thoại, email,…
[19]. Hồ sơ kèm theo:
– Đối với người điều chỉnh thông tin, ghi các loại giấy tờ chứng minh.
– Đối với người tham gia được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn, ghi các loại giấy tờ chứng minh.
Sau khi hoàn tất việc kê khai:
+ Người tham gia ghi nội dung: đã tra cứu không thấy mã số BHXH, tự nguyện kê khai, cung cấp giấy tờ liên quan để đảm bảo chính xác thông tin và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã kê khai; Ký và ghi rõ họ tên.
+ Đơn vị sử dụng lao động (người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì không phải xác nhận) ghi nội dung: xác nhận thông tin điều chỉnh của người tham gia là đúng với hồ sơ quản lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận; Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên.
Phụ lục Thành viên hộ gia đình
Ngoài ra khi tham gia BHYT theo hộ gia đình để có thể giảm mức đóng; Trẻ em dưới 6 tuổi tham gia cấp BHYT liên thông dữ liệu với bộ tư pháp thì cần điền thêm thông tin về hộ gia đình ở phần phụ lục như sau:
a) Phần thông tin chung: Ghi đầy đủ họ và tên chủ hộ; Số sổ hộ khẩu/sổ tạm trú; Mã số hộ gia đình (nếu có và đúng thông tin chủ hộ, thành viên hộ gia đình); Điện thoại liên hệ; Địa chỉ hộ gia đình ghi trên sổ hộ khẩu/ sổ tạm trú.
b) Bảng thông tin thành viên hộ gia đình (trường hợp xác định được mã số hộ gia đình thì không phải kê khai bảng thông tin này):
– Cột A: Ghi số thứ tự từ 1 đến hết các thành viên trong hộ gia đình của người tham gia.
– Cột B: Ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên của từng thành viên hộ gia đình (bao gồm cả chủ hộ gia đình).
– Cột 1: Ghi mã số BHXH của từng thành viên hộ gia đình đã được cơ quan BHXH cấp.
– Cột 2: Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của từng thành viên hộ gia đình.
– Cột 3: Ghi giới tính của từng thành viên hộ gia đình (nếu là nam thì ghi từ “nam” hoặc nếu là nữ thì ghi từ “nữ”).
– Cột 4: Ghi quốc tịch của từng thành viên hộ gia đình như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu.
– Cột 5: Ghi dân tộc của từng thành viên hộ gia đình như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu.
– Cột 6: Ghi rõ, đầy đủ tên xã (phường/thị trấn); huyện (quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh); tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) đã đăng ký khai sinh cho từng thành viên hộ gia đình. Trường hợp chưa xác định được nơi đăng ký khai sinh thì ghi nguyên quán hoặc ghi địa chỉ hộ khẩu thường trú/tạm trú.
– Cột 7: Ghi mối quan hệ với chủ hộ gia đình của từng thành viên hộ gia đình.
– Cột 8: Ghi số CMND/CCCD/Hộ chiếu của từng thành viên hộ gia đình được cơ quan có thẩm quyền cấp.
– Cột 9: Ghi số điện thoại của từng thành viên hộ gia đình và những nội dung cần ghi chú.
Sau khi hoàn tất việc kê khai:
+ Người tham gia ghi nội dung: tự nguyện kê khai, cung cấp giấy tờ liên quan để đảm bảo chính xác thông tin và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã kê khai; Ký và ghi rõ họ tên.
Mời bạn xem thêm:
Kết luận
Bài viết trên đây hướng dẫn bạn đọc về cách hoàn thiện Mẫu tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Một vài khái niệm được làm rõ như bảo hiểm xã hội là gì, bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, và tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội là gì. Chúng tôi mong rằng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì hãy đặt câu hỏi tại phần bình luận.
Câu hỏi thường gặp
Bảo hiểm xã hội bắt buộc có những chế độ nào?
Vì bảo hiểm xã hội bắt buộc là do Nhà nước tổ chức nên những chế độ của nó cũng do Nhà nước quy định. Những chế độ đó là: – Ốm đau; – Thai sản; – Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; – Hưu trí; – Tử tuất.
Những chính sách của nhà nước đối với bhxh là gì?
Có 5 chính sách chính của nhà nước đối với bảo hiểm xã hội đó là: – Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội. – Hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. – Bảo hộ quỹ bảo hiểm xã hội và có biện pháp bảo toàn, tăng trưởng quỹ. – Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung. – Ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội.
✅ Mẫu tờ khai:
📝 Tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Hiện nay nhiều người vẫn nghĩ công dân đủ 18 tuổi trở lên mới được làm hộ chiếu, trẻ em, trẻ vị thành nhiên sẽ không được cấp hộ chiếu. Tuy nhiên suy nghĩ đó là sai, trẻ vị thành niên và trẻ em đều có thể đề nghị để được cấp hộ chiếu. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc về mẫu tờ khai cấp hộ chiếu trẻ em. Một vài khái niệm sẽ được nêu rõ trong bài viết như hộ chiếu là gì, hộ chiếu gắn chíp là gì, giấy thông hành là gì. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu với Biểu Mẫu Luật.
Khái niệm
Hộ chiếu là cụm từ được nhắc đến nhiều khi nói đến việc xuất nhập cảnh tại sân bay hoặc ở các biên giới. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu khái niệm của hộ chiếu là gì.
Căn cứ vào Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, khái niệm về hộ chiếu như sau:
Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
Hộ chiếu có gắn chíp điện tử là hộ chiếu có gắn thiết bị điện tử lưu giữ thông tin được mã hóa của người mang hộ chiếu và chữ ký số của người cấp.
Xuất cảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.
Nhập cảnh là việc công dân Việt Nam từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.
Phân loại hộ chiếu
Có 3 loại hộ chiếu được phân loại theo đối tượng là:
a) Hộ chiếu ngoại giao: Cấp cho những đối tượng trong nhà nước, Đảng, chính trị.
b) Hộ chiếu công vụ: Cấp cho các cán bộ, công chức, đứng đầu sự nghiệp công lập.
c) Hộ chiếu phổ thông: Cấp cho công dân Việt Nam.
Thời hạn hộ chiếu
Hộ chiếu là một trong những giấy tờ tùy thân khác quan trọng để chứng minh quốc tịch, thông tin của chủ hộ chiếu. Tuy nhiên hộ chiếu không phải là giấy tờ được phép dùng mãi, nó có thời hạn sử dụng theo pháp luật. Thời hạn của hộ chiếu được quy định tại Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam như sau:
1. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.
2. Thời hạn của hộ chiếu phổ thông được quy định như sau:
a) Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;
b) Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;
c) Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.
Mời bạn xem thêm mẫu tờ khai:
Độ tuổi được cấp hộ chiếu
Theo Luật xuất nhập cảnh thì công dân Việt Nam có các quyền sau đây:
a) Được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh theo quy định của Luật này;
b) Người từ đủ 14 tuổi trở lên có quyền lựa chọn cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc hộ chiếu không gắn chíp điện tử;
c) Được xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của Luật này;
d) Được bảo đảm bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật;
đ) Yêu cầu cung cấp thông tin về xuất cảnh, nhập cảnh của mình; yêu cầu cập nhật, chỉnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, giấy tờ xuất nhập cảnh của mình để bảo đảm đầy đủ, chính xác;
e) Sử dụng hộ chiếu của mình để thực hiện giao dịch hoặc thủ tục khác theo quy định của pháp luật;
g) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật.
Và theo khoản 2 điều 6, Luật xuât cản, nhập cảnh của công dân Việt Nam như sau:
2. Hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc không gắn chíp điện tử cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Hộ chiếu không gắn chíp điện tử được cấp cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn.
Như vậy ở mọi độ tuổi thì công dân Việt Nam đều có thể được cấp hộ chiếu. Trẻ dưới 14 tuổi chỉ được cấp hộ chiếu không gắn chíp hoặc cấp theo thủ tục rút gọn.
Quy cách, kỹ thuật chung của hộ chiếu
Hộ chiếu là giấy tờ được nhà nước cấp cho công dân Việt Nam để chứng minh quốc tịch. Vì được nhà nước quy định nên nó có những quy cách và kỹ thuật chung như sau:
– Mặt ngoài của trang bìa in quốc hiệu, quốc huy, tên hộ chiếu; hộ chiếu có gắn chíp điện tử có biểu tượng chíp điện tử;
– Hình ảnh tại các trang trong hộ chiếu là cảnh đẹp đất nước, di sản văn hóa Việt Nam, kết hợp cùng họa tiết trống đồng;
– Ngôn ngữ sử dụng trong hộ chiếu: tiếng Việt và tiếng Anh;
– Số trang trong cuốn hộ chiếu không kể trang bìa: 48 trang đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông có thời hạn 5 năm hoặc 10 năm, 12 trang đối với hộ chiếu phổ thông có thời hạn không quá 12 tháng;
– Kích thước theo tiêu chuẩn ISO 7810 (ID-3): 88mm x 125mm ± 0,75 mm;
– Bán kính góc cuốn hộ chiếu r: 3,18mm ± 0,3mm;
– Chíp điện tử được đặt trong bìa sau của hộ chiếu có gắn chíp điện tử;
– Bìa hộ chiếu là loại vật liệu nhựa tổng hợp, có độ bền cao;
– Chữ, số hộ chiếu được đục lỗ bằng công nghệ laser thông suốt từ trang 1 tới bìa sau cuốn hộ chiếu và trùng với chữ, số ở trang 1;
– Toàn bộ nội dung, hình ảnh in trong hộ chiếu được thực hiện bằng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo an, chống nguy cơ làm giả và đạt tiêu chuẩn ICAO.
Tải xuống mẫu tờ khai hộ chiếu trẻ em
Kết luận
Bài viết trên đây giới thiệu đến bạn đọc về mẫu tờ khai hộ chiếu trẻ em, khái niệm về hộ chiếu, hộ chiếu gắn chíp. Hộ chiếu có 3 loại được chia theo đối tượng sử dụng là: Hộ chiếu ngoại giao, Hộ chiếu công vụ, Hộ chiếu phổ thông. Ở mọi lứa tuổi, công dân Việt Nam đều có thể xin cấp giấy hộ chiếu. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào hãy để lại câu hỏi ở phần bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời.
Câu hỏi thường gặp
Những nguyên tắc xuất cảnh, nhập cảnh là gì?
Có 4 nguyên tắc căn bản mà Luật pháp quy định về xuất cảnh, nhập cảnh như sau: 1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 2. Bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi cho công dân Việt Nam; chặt chẽ, thống nhất trong quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. 3. Bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trong hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh. 4 . Mọi hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Giấy thông hành là gì?
Giấy thông hành là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam để qua lại biên giới theo điều ước quốc tế giữa Việt Nam với nước có chung đường biên giới.
Đây là một bài viết hữu ích dành cho các học sinh và sinh viên cần lập một tờ khai sơ yếu lý lịch. Trong bài viết “Mẫu tờ khai sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên“, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách điền các thông tin cơ bản vào tờ khai sơ yếu lý lịch như thông tin cá nhân, quá trình học tập, hoạt động ngoại khóa, kinh nghiệm làm việc và kỹ năng mà bạn đã đạt được. Bài viết còn bao gồm một số mẫu tờ khai sơ yếu lý lịch mà các bạn có thể tham khảo để biết cách định dạng và cấu trúc tờ khai một cách chính xác. Sau khi hoàn thành tờ khai sơ yếu lý lịch, bạn sẽ có một bản tài liệu giới thiệu bản thân một cách chi tiết và chính xác, giúp các nhà tuyển dụng hoặc các đơn vị đối tác có thể hiểu rõ hơn về bạn và tiềm năng của bạn.
Sơ yếu lý lịch
Trước hết cần phần biệt rõ sơ yếu lý lịch và CV xin việc. Thứ nhất sơ yếu lí lịch là bao gồm chi tiết tiểu sử bản thân, nhân thân; trong khi đó CV xin việc thì ngắn gọn hơn đa yếu tố về bản thân hơn như các kinh nghiệm, quá trình làm việc,…
Sơ yếu lý lịch có thể được hiểu là tờ khai tổng quan về thông tin cá nhân bao gồm tên, tuổi, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, tên cha, tên mẹ và những thông tin khác như quá trình học tập, làm việc…
Sơ yếu lý lịch được sử dụng trong các hoạt động như xin việc làm, nhập học hoặc trong một số thủ tục hành chính,…
Mẫu tờ khai sơ yếu lý lịch là tờ khai bắt buộc phải có trong các mẫu hợp đồng xin việc chuẩn hiện nay.
Nội dung cơ bản trong sơ yếu lý lịch
Ảnh 4×6;
Thông tin cá nhân: họ tên, giới tính, năm sinh, nguyên quán, hộ khẩu thường trú, số CMND, dân tộc,…
Quan hệ gia đình: họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, nơi công tác của bố mẹ đẻ, anh chị em ruột (nếu có).
Tóm tắt quá trình đào tạo.
Tóm tắt quá trình công tác.
Lời cam đoan.
Chữ ký và xác nhận đóng dấu của địa phương.
Tải xuống mẫu tờ khai sơ yếu lý lịch
Cách viết sơ yếu lý lịch đơn giản
Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu những bước cơ bản và các yếu tố quan trọng mà bạn cần chú ý khi viết sơ yếu lý lịch. Sau khi hoàn thành bài viết, bạn sẽ có kiến thức căn bản về cách viết sơ yếu lý lịch một cách đúng đắn và đạt hiệu quả cao nhất.
Mục I: Thông tin bản thân
Họ tên, ngày tháng năm sinh: Họ tên, ngày tháng năm sinh phải viết đúng với CMND/CCCD, riêng họ tên cần viết in hoa.
Phần địa chỉ:
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hiện nay phải viết rõ thôn (số nhà, đường phố), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố) theo đúng số hộ khẩu.
Nơi ở hiện tại phải viết rõ thôn (số nhà, đường phố), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố).
Nguyên quán là nơi sinh sống của ông, bà nội, cha đẻ, trường hợp cá biệt có thể ghi theo quê quán của người mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ bố, mẹ).
Dân tộc: Đa số là dân tộc Kinh, nếu là dân tộc khác thì viết tên dân tộc gốc của bản thân. Nếu là con lai người nước ngoài thì ghi rõ quốc tịch, dân tộc của bố, mẹ là người nước ngoài.
Tôn giáo: Ghi rõ đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Hồi, đạo Cao Đài, đạo Hoà Hảo… ghi cả chức sắc trong tôn giáo (nếu có), không theo đạo nào thì ghi Không.
Số CMND/CCCD: Ghi theo số và thông tin trên thẻ CMND hoặc CCCD.
Trình độ văn hóa: Viết rõ thông tin 12/12 chính quy hay 12/12 bổ túc văn hóa.
Trình độ ngoại ngữ: Ghi cụ thể các văn bằng có liên quan tới trình độ ngoại ngữ chẳng hạn như đại học Anh Ngữ, Pháp Ngữ hay Nga Ngữ.
Ngày kết nạp Đoàn: căn cứ thông tin trên thẻ Đoàn.
Ngày kết nạp Đảng: Ngày và nơi kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam/ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Viết rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp).
Khen thưởng/ Kỷ luật: Viết rõ tháng năm, hình thức được khen thưởng/ tháng năm, lý do sai phạm, hình thức kỷ luật.
Sở trường: Ví dụ như MC, ca hát,…
Mục II: Quan hệ gia đình
Ghi rõ họ và tên, năm sinh, nghề nghiệp, cơ quan công tác và chỗ ở hiện nay theo các giấy tờ như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, khai sinh,…
Mục III: Tóm tắt quá trình đào tạo
Quá trình đào tạo thì cần ghi rõ thời gian bao gồm tháng và năm, tên trường và trung tâm đào tạo, ngành học, hình thức đào tạo, văn bằng chứng chỉ.
Trong đó:
Quá trình học tập từ cấp bậc tiểu học đến cao đẳng, đại học hoặc các cơ sở, trung tâm đào tạo nghề, bồi dưỡng chuyên môn về nghiệp vụ.
Hình thức đào tạo như chính quy, tại chức, bồi dưỡng,..
Văn bằng chứng chỉ là Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kĩ sư,..
Mục IV: Tóm tắt quá trình công tác
Quá trình công tác cần ghi rõ thời gian từ tháng đến năm và đơn vị công tác, chức vụ mà bạn nắm giữ. Cần ghi rõ đã từng công tác ở đơn vị nào, giữ chức vụ gì, công việc chính bạn được phân công, đảm nhiệm.
Quy định về chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch Theo Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BTP quy định đối với tờ khai lý lịch cá nhân sẽ thực hiện việc chứng thực chữ ký.
Trong đó, chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP.
Mời bạn xem thêm mẫu tờ khai:
Trường hợp không được chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch
Trường hợp không được chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch theo Điều 25 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:
Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.
Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.
Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền
Và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thủ tục chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch
Việc chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân sẽ được áp dụng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:
Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.
Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
Và việc chứng thực không thuộc các trường hợp tại mục 5.1 thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:
Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;
Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Đối với trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ,
Nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện quy định thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.
Nơi chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch
Nơi chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch được quy định tại khoản 2 Điều 23 và khoản 9 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:
Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
Công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng;
Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Mức phí chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch
Mức phí chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch là 10.000 đồng/ trường hợp (trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản) theo Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC.
Thông tin liên hệ
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cũng như thông tin đầy củ của Mẫu sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên mà biểu mẫu luật gửi tới quý khách. Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc nào về pháp lý liên hệ hotline:
Câu hỏi thường gặp
Sơ yếu lý lịch có cần công chức xác thực hay không?
Khi làm sơ yếu lý lịch bạn cần phải công chức để xác thực chính xác thông tin bạn khai trong tờ khai là chính xác.
Sơ yếu lý lịch công chứng ở đâu?
Sơ yếu lý lịch công chứng ở một cửa ủy ban nhân dân xã người khai báo lý lịch thường trú.
Để có visa vào “xứ sở kim chi”, việc hoàn tất hồ sơ xin visa đi Hàn Quốc là bước cần thiết mà bạn không nên quá chủ quan. Điền đơn xin visa nghe có vẻ đơn giản tuy nhiên khi thực hiện yêu cầu bạn cần có kinh nghiệm và có những hiểu biết nhất định. Lý do vì tờ khai xin visa Hàn Quốc có vô vàn nội dung khác nhau và tất cả đều đòi hỏi đương đơn cần hiểu rõ, chuẩn xác.
Trong bài viết này, Biểu mẫu luật sẽ hướng dẫn cách làm Tờ khai xin visa Hàn Quốc nhanh chóng và chuẩn Đại sứ quán Hàn Quốc. Hãy tìm hiểu cách thực hiện theo từng giai đoạn là có thể xin visa thành công.
Tờ khai xin visa hàn quốc là gì
Tờ khai xin visa Hàn Quốc thường được hiểu là bản khai xin visa du lịch Hàn Quốc, hoặc form xin visa. Đây là thành phần quan trọng nhất cần thiết để có trong một bộ hồ sơ xin visa. Nói một cách dễ dàng hiểu thì tờ khai xin visa Hàn Quốc là tài liệu quan trọng, chứa tất cả thông tin của cá nhân xin visa. Qua lá thư trên, người xin visa mong muốn Cơ quan quản lý nhà nước xem xét và chấp thuận visa đối với mình.
Việc hoàn chỉnh các yêu cầu cùng câu chữ trong tờ khai xin visa Hàn Quốc sẽ giúp người xét duyệt hồ sơ nắm bắt rõ những thông tin căn bản của bạn. Bao gồm mọi thông tin từ gia đình, việc làm, nhà cửa cho tới tình trạng sức khoẻ, thời gian chuyến bay hay chi phí du lịch. .. Thêm vào đấy, đây cũng là căn cứ giúp Cơ quan quản lý so sánh với những thông tin đã từng sử dụng trong hồ sơ xin visa du lịch Hàn Quốc. Chính vì vậy, đương hồ sơ cần đảm bảo mình đã kê khai đúng, đầy đủ và trung thực mọi thông tin nếu không mong muốn visa sẽ huỷ bỏ.
Mời bạn xem thêm mẫu tờ khai:
Những mẫu tờ khai xin visa hàn quốc cần biết
Để xin visa Hàn Quốc đúng loại, vì vậy khi chuẩn bị đơn, bạn cần xác định rõ mục đích chuyến đi của mình: Du lịch, làm việc, thăm viếng thân nhân hoặc học tập ngắn hạn, . .. Khi đã xác định rõ mục đích đến Hàn Quốc, bạn chọn được mẫu đơn xin visa du lịch Hàn Quốc tương ứng.
Nhìn chung, visa Hàn Quốc được phân làm 2 loại phổ biến, bao gồm visa nhập cảnh 1 lần và visa nhập cảnh nhiều lần. Cả 2 loại thị thực trên cùng có một mẫu đơn theo yêu cầu của Cơ quan lãnh sự Hàn Quốc.
Single entry visa: Đây là loại visa Hàn Quốc cho phép đương đơn nhập cảnh một lần duy nhất vào Hàn Quốc. Visa single có giá trị trong vòng 3 tháng kể từ ngày cấp và thời gian lưu trú tối đa khoảng 15 ngày.
Multiple entry visa: Đây là loại visa cho phép người sở hữu nhập cảnh nhiều lần vào Hàn Quốc. Tùy vào loại visa bạn sở hữu mà thời gian lưu trú tối đa có thể lên đến 30 ngày.
Ngôn ngữ sử dụng trong tờ khai
Tờ khai xin visa Hàn Quốc sử dụng ngôn ngữ chính thức là song ngữ tiếng Hàn Quốc và tiếng Anh. Ngoài ra cũng có mẫu song ngữ Hàn – Việt được phát miễn phí tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Hàn Quốc. Tuy nhiên, mẫu song ngữ tiếng Hàn – Việt lại không phổ biến do có những quy định không chính thức. Do đó, muốn chắc chắn thì bạn nên dùng mẫu đơn song ngữ Anh – Hàn.
Nếu không thành thạo tiếng Anh hay tiếng Hàn thì bạn cũng không cần phải lo ngại. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn làm mẫu đơn xin visa Hàn Quốc 2023 chi tiết trong bài viết này. Theo nguyên tắc, bạn chỉ việc làm theo hướng dẫn và mọi khó khăn đều sẽ được khắc phục.
Hướng dẫn điền tờ khai xin visa hàn quốc
Tải mẫu tờ khai xin visa Hàn Quốc
Trước khi điền mẫu đơn xin visa du lịch Hàn Quốc, bạn cần tải đơn xin visa Hàn Quốc về máy tính. Dưới đây là tờ khai xin visa Hàn Quốc theo mẫu song ngữ Hàn – Anh, bạn chỉ việc truy cập vào đường link này: https://www.visaforkorea-vt.com/info/visasample, sau đó click chuột vào mục “Tải đơn đăng ký cấp visa”.
Tải xuống tờ khai xin visa hàn quốc
Khi đã có mẫu đơn xin visa Hàn Quốc, hãy thực hiện điền tờ khai theo từng bước mà Biểu mẫu luật hướng dẫn dưới đây.
Điền đơn xin visa du lịch Hàn Quốc Trong đơn xin visa Hàn Quốc, có 12 mục yêu cầu bạn phải hoàn thành. Biểu mẫu luật sẽ lần lượt hướng dẫn cách điền từng mục trong form xin visa Hàn Quốc.
Mục 1: Personal Details – Thông tin cá nhân
Ở mục thông tin cá nhân, đương đơn cung cấp các thông tin liên quan đến nhân thân, bao gồm:
Tên của bạn trên hộ chiếu: Full name in English (as shown in your passport)
Family Name: Họ (điền trùng khớp họ trên hộ chiếu)
Given Names: Điền tên còn lại
Mục tên tiếng Hàn nếu không có thì bỏ trống
Sex: Giới tính, tích vào Male hoặc Female [ ] (Male là Nam, Female là nữ)
Date of Birth (yyyy/mm/dd): Ngày sinh của bạn, ví dụ 1989/01/24
Nationality: Quốc tịch, điền Viet Nam
Country of Birth: Quốc gia nơi sinh, bạn sinh ở Việt Nam thì điền Viet Nam
National Identity No: Số CMND/căn cước công dân
Have you ever used any other names to enter or depart Korea? Bạn đã bao giờ dùng tên khác để nhập cảnh hay quá cảnh vào Hàn Quốc hay chưa? Tích vào ô No [ ] nếu không, Yes [ ] nếu có, đồng thời điền thông tin tên khác dưới phần Family Name, Given Name tương ứng.
Are you a citizen of more than one country ? Bạn có là công dân của quốc gia nào khác hay không? Tích vào ô No [ ] nếu không, Yes [ ] nếu có và điền tên quốc gia khác đó vào mục If ‘Yes’ please write the countries.
Mục 2: Details of visa application – Thông tin visa đăng ký
Period of Stay: Thời gian bạn lưu trú dài hạn hay ngắn hạn
Long-term Stay over 90 days: Lưu trú dài hạn trên 90 ngày
Short-term Stay less than 90 days: Lưu trú ngắn hạn dưới 90 ngày.
Bạn chỉ cần đánh dấu tích vào ô tương ứng với mục đích xin visa Hàn Quốc du lịch.
Status of Stay – Loại visa: Bạn cần xác định rõ loại visa và mục đích mà bạn xin visa. Nếu chưa xác định được loại thị thực cần xin, hãy tìm hiểu lại những loại visa đi Hàn phổ biến.
Trong phần dành cho cơ quan thẩm tra: Bạn bỏ trống.
Mục 3: Passport information – Thông tin hộ chiếu
Với mục này, bạn chỉ việc lấy hộ chiếu cá nhân ra và điền thông tin lần lượt theo hướng dẫn sau:
Passport Type: Loại hộ chiếu, tích vào loại hộ chiếu tương ứng.
Passport No: Số hộ chiếu của bạn
Country of Passport: Nước cấp hộ chiếu, ví dụ Viet Nam
Place of Issue: Nơi cấp hộ chiếu, bạn điền Immigration Department tức là cục quản lý xuất nhập cảnh
Date of Issue: Ngày cấp hộ chiếu
Date Of Expiry: Ngày hết hạn hộ chiếu
Do you have any other valid passport ? Bạn có hộ chiếu nào còn hiệu lực nữa không? Nếu không thì tích vào ô No [ ], nếu có thì tích vào ô Yes [ ] và điền thông tin.
Mục 4: Contact information – Thông tin liên lạc
Address in Your Home Country: Địa chỉ quê quán của người xin visa Hàn Quốc.
Current Residential Address: Nơi ở hiện tại của bạn, bỏ qua nếu thông tin giống trên.
Cell Phone No: Điện thoại cố định
Telephone No: Điện thoại di động
E-mail: Email liên lạc của người điền mẫu đơn xin visa du lịch Hàn Quốc.
Emergency Contact Information: Người có thể liên lạc trong trường hợp khẩn cấp khi không liên hệ được với bạn.
Full Name in English: Tên đầy đủ bằng tiếng anh của người đó
Country of residence: Quốc tịch của người đó
Telephone No: Số điện thoại của người đó
Relationship to you: Mối quan hệ của người đó với bạn, ví dụ bạn điền Wife nghĩa là vợ.
Mục 5: Marital status and family details – Tình trạng hôn nhân
Current Marital Status: Tình trạng hôn nhân hiện tại, tích V vào ô tương ứng:
Married [ ]: Đã kết hôn Divorced [ ]: Đã ly dị Never married [ ]: Chưa từng kết hôn. Nếu bạn tích vào ô đã kết hôn, bạn cần điền thông tin của người chồng/vợ xuống dưới:
Family Name (in English): Họ của chồng/vợ Given Names (in English): Phần tên còn lại, Date of Birth (yyyy/mm/dd): Năm/tháng/ngày sinh của chồng/vợ Nationality: Quốc tịch của chồng/vợ Residential Address: Địa chỉ thường trú hiện tại Contact No: Điện thoại liên hệ.
Mục 6: Education – Tình trạng học vấn
What is the highest degree or level of education you have completed? Trình độ học vấn cao nhất của bạn là gì? Bạn tích dấu ✓ vào một trong các sự lựa chọn: Master’s/Doctoral Degree: Thạc sỹ/Tiến sỹ, Bachelor’s Degree: Cử nhân, High School Diploma: Cấp 3, Other: Khác
Nếu chọn khác thì bạn điền thông tin vào phần If ‘Other’ please provide details.
Name of School: Tên trường học Location of School (city/province/country): Địa chỉ của trường học theo thứ tự Thành Phố/Tỉnh/Quốc gia.
Mục 7: Employment – Nghề nghiệp
Nêu tình trạng công việc, nghề nghiệp hiện tại của bạn theo gợi ý sau:
Entrepreneur: Kinh doanh,
Civil Servant: Cán bộ công chức,
Unemployed: Thất nghiệp,
Self-Employed: Nghề tự do,
Student: Học sinh/sinh viên,
Employed: Công nhân/nhân viên,
Retired: Về hưu,
Other: Khác
Nếu chọn “khác”, bạn cần điền nghề nghiệp đó vào phần If ‘Other’ please provide details.
Employment Details: Chi tiết công việc
Name of Company/Institute/School: Tên của công ty/học viện/trường học
Your Position/Course: Vị trí/khóa học
Address of Company/Institute/School: Địa chỉ công ty/học viện/trường học
Telephone No: Điện thoại liên hệ
Mục 8: Details of visit – Thông tin chi tiết chuyến đi
Ở mục này, tùy vào loại visa Hàn Quốc bạn xin mà bạn sẽ đánh dấu vào ô thích hợp dựa trên các phương án sau:
Tourism/Transit: Du lịch/quá cảnh, Meeting, Conference: Họp/hội nghị, Medical Tourism: Du lịch y tế, Business Trip: Công tác, Study/Training: Học tập/đào tạo, Work: Lao động, Trade/Investment/Intra-Corporate Transferee: Thương mại/đầu tư/chuyển nhượng cổ phần, Visiting Family/Relatives/Friends: Thăm gia đình/người quen/bạn bè, Marriage Migrant: Hôn nhân nhập cư, Diplomatic/Official: Ngoại giao/gặp mặt chính thức,
Other: Khác, nếu chọn khác, bạn cần điền thông tin vào trong phần If ‘Other’ please provide details.
Intended Period of Stay: Thời gian lưu trú dự kiến
Intended Date of Entry: Ngày dự định nhập cảnh
Address in Korea(including hotels): Nơi bạn sẽ ở tại Hàn Quốc (bao gồm nhiều khách sạn nếu có)
Contact No. in Korea: Điện thoại liên hệ với bạn ở Hàn (bạn có thể viết số điện thoại của khách sạn hoặc người thân bên Hàn của bạn).
Have you travelled to Korea in the last 5 years? Bạn có từng đến Hàn Quốc trong 5 năm gần đây không? Chọn Yes [ ] nếu có và điền số lần trong phần (.) times, và mục đích của các chuyến đi này trong phần Purpose of Recent Visit.
Have you travelled outside your country of residence, excluding to Korea, in the last 5 years? Bạn có đi tham quan đất nước nào khác ngoài Hàn Quốc trong vòng 5 năm gần đây không? Chọn yes nếu có và điền chi tiết xuống dưới tương ứng theo hàng, cột: Name of Country (in English): Tên quốc gia bằng tiếng Anh, Purpose of Visit: Mục đích của chuyến đi, Period of Stay: Thời gian lưu trú từ năm/tháng/ngày – năm/tháng/ngày
Are you travelling to Korea with any family member? Bạn có đi du lịch Hàn Quốc với thành viên ruột thịt nào của gia đình bạn trong chuyến đi lần này không? Chọn Yes [ ] nếu có rồi điền thông tin xuống dưới tương ứng theo hàng, cột : Full name in English: Tên đầy đủ bằng tiếng Anh; Date of Birth: Ngày sinh, định dạng Năm/tháng/ngày; Nationality: Quốc tịch; Relationship to you: Mối quan hệ với bạn (ví dụ spouse là chồng/vợ, mother (mẹ), father (bố), children (con), brothers (anh/em trai), sisters (chị/em gái).
Mục 9: Details of Invitation – Thông tin cá nhân/tổ chức mời
Đây là mục để bạn cung cấp thông tin về cá nhân/ tổ chức mời vào mẫu đơn xin visa du lịch Hàn Quốc. Nếu bạn có người thân ở Hàn Quốc và đi theo diện bảo lãnh, bạn cần lưu ý mục 9.
Is there anyone inviting the applicant for the visa? Người xin visa có được tổ chức cá nhân hoặc ai mời sang không?
Name of inviting person/organization: Tên cá nhân và tổ chức mời
Date of Birth/Business Registration no: Ngày sinh hoặc số đăng ký kinh doanh của cá nhân hoặc công ty.
Relationship to you: Mối quan hệ của bạn với người mời
Address: Địa chỉ liên hệ
Phone No: Điện thoại liên hệ
Mục 10: Funding details – Chi phí cho chuyến đi
Các thông tin về tài chính, người bảo lãnh, chi trả cho chuyến đi Hàn Quốc đều được cập nhật ở mục này:
Estimated travel costs (in US dollars): Đánh giá chi phí cho chuyến đi bằng USD
Who will pay for your travel-related expenses ? (any person including yourself and/or institute): Ai sẽ thanh toán cho chuyến đi này của bạn?
Name of Person/Company(Institute): Tên của người/công ty/tổ chức, bạn tự trả thì bạn điền tên bạn vào
Relationship to you: Mối quan hệ với bạn, bạn có thể điền Myself nếu tự trả
Type of Support: Loại hỗ trợ, bạn có thể điền Financial
Contact No: Số điện thoại liên hệ của bạn hoặc tổ chức hỗ trợ cho bạn.
Mục 11: Assistance with this form – Người hỗ trợ điền đơn xin visa
Did you receive assistance in completing this form? Bạn có nhờ ai hoàn thiện hồ sơ xin visa đi Hàn Quốc này hay không? Chọn No [] nếu không; Chọn Yes [] nếu có và điền thông tin theo hàng, cột tương ứng.
Full Name: Tên đầy đủ của người đó
Date of Birth (yyyy/mm/dd): Năm/tháng/ngày sinh của người đó
Telephone No: Điện thoại liên hệ của người đó
Relationship to you: Mối quan hệ của người đó với bạn
Mục 12: Declaration – Cam kết
Ở phần cuối cùng của tờ khai xin visa Hàn Quốc, bạn chỉ cần nhập thông tin ngày tháng năm bạn khai đơn và ký tên tương ứng.
Những lưu ý khi điền mẫu tờ khai xin visa hàn quốc
Nhằm hạn chế tình trạng tờ khai xin visa Hàn Quốc không đạt chuẩn, bạn nên dùng mẫu đơn song ngữ Hàn – Anh. Nếu không thành thạo ngôn ngữ này bạn có thể nhờ vào sự trợ giúp của nhân viên dịch thuật hoặc dịch vụ điền tờ khai xin visa Hàn Quốc.
Đối với ảnh chân dung, bạn cần thêm ảnh có kích thước 3,5 cmx 4,5 cm vào mẫu đơn xin visa. Lưu ý, ảnh thẻ chụp trên phông nền trắng thời gian tối đa không quá 3 tháng. Không dùng ảnh Scan vì ảnh sai lệch kích cỡ hoặc ảnh mang kính râm nhìn không thấy mặt sẽ không được chấp nhận.
Đối với tờ khai xin visa Hàn Quốc thì những giấy tờ liên quan cần phải viết theo thứ tự ưu tiên, hạn chế sự trùng lặp, tạo khó khăn cho cán bộ thẩm quyền khi xem xét và qua đó ảnh hưởng đến chất lượng visa.
Mỗi mục trong hồ sơ xin visa đi Hàn Quốc cần điền chính xác và không bỏ sót phần này. Quan trọng nhất là nội dung bạn khai cần chính xác và khớp với những thông tin đã thiếu trong đơn xin visa Hàn Quốc.
Tờ khai xin visa Hàn Quốc bạn nên viết tay hay đánh máy. Tuy nhiên, Biểu mẫu luật khuyến khích bạn cũng nên viết tay nhằm đảm bảo sự chính xác và chân thực hơn nữa.
Hầu hết mọi thông tin trong tờ khai xin visa cần điền toàn bộ vào chữ “IN HOA”.
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn cho visa tại Hàn quốc là bao lâu?
Tùy vào loại visa bạn sở hữu mà thời gian lưu trú tối đa có thể lên đến 30 ngày. Visa single có giá trị trong vòng 3 tháng kể từ ngày cấp và thời gian lưu trú tối đa khoảng 15 ngày.
Tờ khai xin visa Hàn Quốc nên viết tay hay đánh máy?
Không có quy định chính xác về việc nên viết tay hay đánh máy cho tờ khai xin visa Hàn Quốc. Tuy nhiên khuyến khích việc viết tay vào tờ khai xin visa Hàn Quốc.
Mẫu tờ khai lệ phí môn bài là gì? Trước hết cần hiểu lệ phí môn bài là gì? Lệ phí môn bài là một sắc thuế trực thu và cũng là biểu giá căn cứ trên đăng ký kinh doanh (ĐKKD) của cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Hiểu nôm na, đây là mức thuế doanh nghiệp/công ty sẽ đóng mỗi năm tại cơ quan thu thuế địa phương. Mức thu phân theo bậc thuế căn cứ trên tổng số vốn điều lệ đăng kí; doanh thu của năm kinh doanh kế trước hoặc giá trị tài sản của năm kinh doanh kế trước tại quốc gia/địa phương.
Mặc dù mức nộp thuế môn bài không lớn nhưng là nghĩa vụ bắt buộc, trong một vài trường hợp có thể miễn phí. Vì thế, định kỳ mỗi năm tất cả các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân không trong đối tượng nộp thuế phải lập tờ khai thuế môn bài mẫu số 01/LPMB cho cơ quan thuế.
Các bạn cần chú ý là kể từ năm 2022 khi kê khai lệ phí trước bạ sẽ áp dụng Mẫu số: 01/LPMB Ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC. Hiện nay, đa phần những cơ quan thuế sẽ bắt buộc doanh nghiệp lập tờ khai và nộp tiền trực tiếp nên trong bài viết về dịch vụ kế toán Biểu mẫu luật sẽ chỉ dẫn các bạn cách lập tờ khai thuế môn bài lần đầu trên HTKK và qua mạng; cách lập Tờ khai thuế môn bài cho văn phòng đại diện hoặc chi nhánh cùng tỉnh hay khác tỉnh.
Thời hạn nộp lệ phí môn bài
“Người nộp lệ phí môn bài (trừ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) mới thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi sang hộ kinh doanh) hoặc có thêm các đơn vị trực thuộc, địa điểm kinh doanh hoặc đang hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm của năm thành lập khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trường hợp trong năm có thay đổi về vốn pháp định thì người nộp lệ phí môn bài nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm của năm xuất hiện thông tin thay đổi.
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài. .. “
Như vậy thời gian nộp tờ khai này theo qui định mới nhất là:
Doanh nghiệp chỉ cần nộp Tờ khai lệ phí môn bài 1 lần khi mới thành lập, những năm sau không phải đóng hoặc Khi nào có thay đổi về vốn thì nộp. Nếu mở mới cửa hàng, địa điểm kinh doanh thì chỉ nộp Tờ khai lệ phí môn bài tại Chi nhánh đó. Hạn nộp Tờ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/1 năm sau. Lưu ý: Doanh nghiệp mới thành lập phải nộp tờ khai lệ phí môn bài lần đầu, nếu doanh nghiệp thay đổi vốn điều lệ thì khi nộp tờ khai cũng được coi là nộp Tờ khai lệ phí môn bài lần đầu đấy.
Mẫu tờ khai lệ phí môn bài
Cách lập và nộp tờ khai thuế môn bài qua mạng cho doanh nghiệp
Cách 1: Cách mở và nộp tờ khai thuế môn bài thông qua mạng online trên trang thuedientu.gdt.gov.vn
Chú ý:
Cách nộp tờ khai trực tuyến trên trang thuedientu.gdt.gov.vn là tiện lợi và nhanh chóng nhất đấy. Nộp tờ khai lúc mới hình thành, hoặc nộp tờ khai môn bài khi tăng vốn điều lệ các bạn sẽ phải kê khai theo cách này. Nộp tờ khai thuế môn bài trên mạng đòi hỏi doanh nghiệp cần mua Chữ ký số và đã đăng ký nộp thuế điện tử. (Thường khi mua Chữ ký số sẽ được tư vấn và đăng ký cách kê khai này). Các bạn sẽ đăng ký khai thuế trực tuyến và nộp tiền thuế online trên trang thuedientu.gdt.gov.vn.
Bước 1: Đăng nhập vào trang thuedientu.gdt.gov.vn
Nếu bạn đăng nhập vào trang thuedientu.gdt.gov.vn với MST của doanh nghiệp có kèm chữ – QL (hay là Thẻ chữ ký số của doanh nghiệp) . Mật khẩu cũng giống với khi đăng nhập vào MST thường. Nếu tên đăng nhập vẫn giữ đúng là MST mà không có đuôi “- QL” thì khi đăng nhập vào trang thuedientu sẽ chỉ nộp được tờ khai thuế điện tử chứ không nộp nổi tiền thuế.
Sau khi truy cập thành công -> Các bạn kiểm tra xem doanh nghiệp đó đã đăng ký Tờ khai lệ phí môn bài không.
Nếu là doanh nghiệp mới hoạt động thì chắc chắn phải đăng ký Tờ khai lệ phí môn bài lần đầu
Nếu là doanh nghiệp đang hoạt động thành lập mới Chi nhánh hay bổ sung vốn điều lệ -> Vậy các bạn phải kiểm tra xem doanh nghiệp đó đã đăng ký Tờ khai lệ phí môn bài như thế nào.
Cách kiểm tra như sau: Khi bạn nhấp vào mục “Khai thuế” -> “Đăng ký tờ khai” -> Trên màn hình sẽ hiện lên danh sách Tờ khai thuế do doanh nghiệp đã nộp:
Nếu các bạn đã có trong danh sách đó và đã đăng ký xong -> Thế thì không phải đăng ký tiếp -> Sẽ kê khai trực tuyến ngay. Cụ thể cách kê khai xem tại Bước 3 bên dưới.
Nếu các bạn chưa có mẫu đơn khai lệ phí môn bài trong danh sách đó nghĩa là không đăng ký -> Thì phải đăng ký -> Hoàn tất rồi mới kê khai trực tiếp trên trang thuedientu được. Cách đăng ký tờ khai lệ phí các bạn xem tại Bước 2.
Bước 2: Đăng ký tờ khai thuế môn bài theo mẫu 01/LPMB (Bỏ qua bước này nếu đã đăng ký trước)
Sau khi truy cập thành công -> Các bạn bấm chọn “Khai thuế” -> “Đăng ký tờ khai” -> Bấm vào “Đăng ký thêm tờ khai” Sau khi bấm chọn “Đăng ký thêm tờ khai” hệ thống sẽ hiển thị các tờ khai được đăng ký. Kéo chuột tìm đến Mục THUẾ MÔN BÀI -> Kích chọn vào ô vuông “01/LPMB – Tờ khai lệ phí môn bài (TT 80/2021) -> Tích đếm kéo xuống bấm” Tiếp tục “-> OK.
=> Đây là đăng ký Tờ khai thuế môn bài thành công rồi. Bây giờ đã thực hiện Kê khai thuế môn bài online trên trang thuedientu được.
Bấm vào mục “Khai thuế” -> “Kê khai trực tuyến” -> Lựa chọn Tờ khai “01/LPMB – Tờ khai lệ phí môn bài (TT 80/2021)” -> Kiểm tra Loại tờ khai có đúng là Chính thức hoặc Bổ sung -> Kiểm tra năm kê khai (có trùng năm doanh nghiệp mình đăng ký không) -> Tiếp tục.
-> Tiếp đến sẽ hiển thị Tờ khai lệ phí môn bài -> Có thể bạn sẽ khai ngay trên Tờ khai này theo thứ tự như sau:
Tích chọn loại tờ khai Khai phí môn bài chính thức lần đầu. Ghi số vốn điều lệ theo mẫu trên Giấy đăng ký kinh doanh -> Xác định mức thuế môn bài cần nộp => Chọn người phụ trách kê khai Sau khi điền đầy đủ các thông tin, các bạn bấm “Hoàn thành kê khai”. Hệ thống hiển thị màn hình kết thúc kê khai để các bạn kiểm tra lại thông tin đã kê khai. -> Tiếp theo, bấm “Nhận và nộp tờ khai” vậy là đã hoàn thành phần Tờ khai thuế môn bài trước.
-> Muốn kiểm tra thông tin, các bạn có thể bấm vào mục “Tra cứu” -> Ở phần “Tờ khai” -> Hãy kiểm tra xem Tờ khai nộp thành công hoặc không nhé.
Sau khi nộp tờ khai lệ phí môn bài trên mạng thì bắt buộc bạn phải nộp Tiền lệ phí môn bài. Biểu mẫu luật xin nhấn mạnh lại là việc nộp tờ khai thuế môn bài được tiến hành 1 lần khi mới ra đời, còn nếu có biến động tăng vốn điều lệ rồi mới nộp. Các năm sau chỉ cần nộp tiền thuế chứ không phải thực hiện tờ khai này nữa.
Có 2 cách tính nộp tiền thuế như sau:
Cách 1: Nộp trực tiếp tiền mặt tại kho bạc nhà nước hoặc các ngân hàng có uỷ nhiệm thu.
Cách 2: Nộp thuế online trên website (áp dụng với những doanh nghiệp đã có tài khoản nộp thuế điện từ)
Nếu không làm tờ khai điện tử được trên trang thuedientu.gdt.gov.vn thì các bạn hãy làm tờ khai trên HTKK và đưa đến thuedientu.gdt.gov.vn để nạp. Cách này thì bạn cũng phải có Token (Chữ ký số) và Tài khoản ngân hàng.
Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm HTKK:
Mở phần mềm hỗ trợ kê khai => Gõ mã số thuế -> Ấn “Đồng Ý”
Bước 2: Chọn Tờ khai:
= > Kích chọn “Tờ khai lệ phí môn bài (01/LPMB) màn hình hiện ra bảng chọn kỳ tính tính thuế:
Bước 3: Chọn kỳ kê khai lệ phí môn bài:
Nếu bạn làm tờ khai lệ phí môn bài cho cơ sở mới thành lập trong năm 2023 thì tích vào nút “Cơ sở mới thành lập” –> Sau khi chọn xong các bạn ấn “Đồng ý”
Bước 4: Làm tờ khai lệ phí môn bài (Theo mẫu 01/LPMB)
–> Màn hình sẽ hiển thị ra tờ khai lệ phí môn bài mẫu 01/LPMB tên bạn điền thông tin vào tờ khai ban đầu, ví dụ như sau: Tại Mục 1: Người thu lệ phí môn bài:
Cột 2: Phần mềm HTKK đã tự động điền thông tin theo mã số như tên bạn đã khai ban đầu. Cột 4: Vốn điều lệ hoặc vốn góp, doanh thu: Các bạn nhập số tiền vốn theo giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận thuế. Cột 5: Mức lệ phí môn bài: Phần mềm Cho phép lựa chọn trong danh sách những giá trị: 3.000.000, 2.000.000, 1.500.000, 1.000.000, 500.000, 300.000, 250.000, 150.000 VNĐ. Các bạn dựa theo đây sẽ biết mức thuế suất của doanh nghiệp đó như thế nào.
Chi tiết các bạn xem tại đây: Biểu mức thuế suất mới nhất
Lưu ý với các bạn sau:
Doanh nghiệp thành lập 6 tháng đầu năm (Từ ngày 01/01/2022 đến trước ngày 30/06/2022) sẽ không nộp tiền lệ phí môn bài nửa năm Doanh nghiệp thành lập 6 tháng cuối năm (Từ ngày 01/07/2022 đến trước ngày 31/12/2022) sẽ không nộp tiền lệ phí môn bài nửa năm. Ngày tháng căn cứ vào thời điểm được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh (Ghi trên Giấy phép đăng ký kinh doanh).
Bước 5: Ấn ” Ghi” và Kết xuất tờ khai lệ phí môn bài
=> Sau khi các bạn làm xong tờ khai thuế thì tiến hành kết xuất tờ khai ở dạng XML để nộp qua mạng:
Bước 6: Tải tờ khai thuế XML lên hệ thống thuế điện tử
Sau khi kết xuất XML thành công, bước tiếp theo là tải tờ khai lên trang thuedientu. Các bạn thực hiện tải tờ khai như sau: Đăng nhập vào trang “thuedientu.gdt.gov.vn”: Cách đăng nhập giống với Bước 1, Cách 1 nhé. Tiếp theo, các bạn bấm chọn “Khai Thuế” => Rồi bấm chọn “Nộp tờ khai XML”
=> Các bạn bấm vào “Chọn tệp tờ khai” để chọn file upload lên:
(1): Bấm để tìm nơi chứa tờ khai XML đã được kết xuất từ phần mềm HTKK (2): Bấm chọn tờ khai XML cần nộp qua mạng (3): Bấm vào Open để tải tờ khai lên hệ thống
Bước 7: Ký điện tử
Trước khi tiến hành thực hiện ký điện tử, bạn phải đảm bảo rằng USD Token (chứ ký số) đã được cắm vào máy tính (Và lưu ý là nếu là cắm lần đầu thì cần phải cài đặt chữ ký số vào máy thì mới ký được)
Sau khi đã tải được tờ khai thuế lên các bạn bấm vào “Ký điện tử” Sau khi các bạn bấm vào “Ký điện Tử” màn hình sẽ hiện thị ra cửa sổ yêu cầu nhập mã PIN: Các bạn nhập mã PIN đúng và chọn nút “Chấp nhận”, Hệ thống báo ký điện tử thành công
Bước 8: Nộp tờ khai lệ phí môn bài qua mạng
Sau khi đã thực hiện ký điện tử thành công, các bạn tiến hành ấn vào nút “Nộp tờ khai” để gửi tờ khai thuế qua mạng đến cơ quan thuế quản lý. Hệ thống sẽ hiển thị danh sách tờ khai đã gửi tới Cơ quan thuế để các bạn kiểm tra. Đến đây là các bạn đã hoàn thành việc gửi tờ khai thuế đến cơ quan thuế qua mạng tại trang web http://thuedientu.gdt.gov.vn
Vậy là hoàn thành việc nộp tờ khai thuế môn bài lần đầu qua mạng. Để nộp tiền thuế môn bài qua mạng chúng tôi sẽ có bài hướng dẫn chi tiết sau.
Ngay sau khi bạn nộp tờ khai thành công thì sẽ có 1 thông báo Tiếp nhận hồ sơ khai thuế điện tử gửi vào mail đã đăng ký nhận thông tin của doanh nghiệp bạn với tiêu đều “Thong bao thue” để xác nhận ngày giờ cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ khai thuế.
Hồ sơ khai thuế điện tử sẽ được cơ quan thuế tiếp tục kiểm tra và trả Thông báo về việc chấp nhận hay không chấp nhận trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ thời điểm cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ khai thuế điện tử.
Bước 5: Ấn “Ghi” và Kết xuất tờ khai lệ phí trước bạ
=> Ngay khi các bạn hoàn thành được tờ khai thuế sẽ tiến hành kết xuất tờ khai dưới dạng XML để nộp trên mạng:
Bước 6: Tải tờ khai thuế XML lên hệ thống thuế điện tử
Sau khi kết xuất XML thành công, bước cuối cùng là tải tờ khai lên trang web thuedientu. Các bạn thực hiện tải tờ khai như sau: Đăng nhập vào trang web “thuedientu.gdt.gov.vn “: Cách truy cập tương tự với Bước 1 và Cách 1 nha. Tiếp theo, các bạn bấm chọn “Khai Thuế” => Và ấn chọn “Nộp tờ khai XML”
=> Các bạn bấm tiếp “Chọn tệp tờ khai” rồi chọn file upload lên:
(1) : Bấm vào chọn nơi lưu trữ tờ khai XML đã được kết xuất bởi phần mềm HTKK (2) : Bấm chọn tờ khai XML muốn nộp trên mạng (3) : Bấm chọn Open để tải tờ khai lên hệ thống
Bước 7: Ký điện tử
Trước khi tiến hành thực hiện ký điện tử các bạn phải chắc chắn chiếc USD Token (để ký số) đã được kết nối vào máy tính (Và lưu ý là nếu là sử dụng lần đầu thì cũng phải gắn chữ ký số vào đó rồi mới ký được)
Đến khi đã tải được tờ khai thuế thì các bạn bấm chọn “Ký điện tử” Sau khi các bạn bấm chọn “Ký điện Tử” màn hình sẽ hiện thị ra thông báo đề nghị cung cấp mã PIN: Các bạn nhập mã PIN đúng và chọn nút “Chấp nhận”, Hệ thống sẽ ký điện tử thành công
Bước 8: Nộp tờ khai lệ phí trước bạ trên mạng
Ngay khi đã thực hiện ký điện tử thành công, các bạn tiến hành nhấn vào nút “Nộp tờ khai” để gửi tờ khai thuế trên mạng đến cơ quan thuế quản lí. Hệ thống sẽ hiển thị danh sách tờ khai đã gửi tới Cơ quan thuế cho từng bạn check. Đến đây là các bạn đã hoàn thành việc gửi tờ khai thuế cho cơ quan thuế trên mạng tại trang web http://thuedientu.gdt.gov.vn
Vậy là hoàn thành việc nộp tờ khai thuế môn bài lần đầu trên mạng. Để nộp tiền thuế môn bài trên mạng chúng tôi sẽ có những chỉ dẫn cụ thể sau.
Ngay sau khi bạn nộp tờ khai thành công chúng tôi sẽ có 1 thông báo Tiếp nhận hồ sơ khai thuế điện tử gửi vào mail đã đăng kí lấy thông tin của DN bạn với tiêu đề là “Thong bao thue” để xác định ngày giờ cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ khai thuế.
Hồ sơ khai thuế điện tử sẽ được cơ quan thuế tiến hành xử lý và gửi Thông báo về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong thời gian 01 ngày làm việc tính từ khi cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ khai thuế trực tuyến.
Mời bạn xem thêm mẫu tờ khai:
Mẫu tờ khai sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên
Mẫu tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch
Mẫu tờ khai thuế thu nhập cá nhân
Hướng dẫn kiểm tra thông báo xác nhận đã nộp tờ khai thuế qua mạng tại mail
Hiện nay việc nộp tờ khai thuế môn bài trên mạng sẽ được cơ quan thuế gửi thông báo xác thực theo 2 bước:
Thông báo bước 1: Thông báo tiếp nhận hồ sơ khai thuế trực tuyến (trong vòng 15 phút kể từ thời điểm các bạn ký tên và nộp tờ khai thuế thành công) Thông báo bước 2: Thông báo Chấp Nhận hồ sơ khai thuế (trong vòng 1 ngày làm việc kể tính từ khi cơ quan thuế tiếp nhận HSKT điện tử. => Các bạn kiểm tra email đã gửi sẽ thấy thông báo đã nhận tờ khai của cơ quan thuế.
Lưu ý: các bạn nên quan tâm đến thông báo tại bước 2: thông báo về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận hồ sơ khai thuế
Nếu bạn nhận được thông báo: “Căn cứ hồ sơ khai thuế (HSKT) điện tử của người nộp thuế đã gửi Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế Thông báo tiếp nhận tại thời điểm ngày. .. tháng. .. năm. … Cơ quan thuế thông báo chấp nhận việc nộp HSKT điện tử của cá nhân khai thuế, . .. => Vậy là bạn đã nộp tờ khai thuế thành công
Nếu bạn nhận được thông báo “Cơ quan thuế KHÔNG CHẤP NHẬN hồ sơ khai thuế điện tử của NNT. …” Vậy là bạn phải thực hiện thay đổi hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn tại thông báo.
Lưu ý: Việc ghi nhận nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế của người nộp thuế được ghi nhận theo thông báo tại bước 1
Như vậy, các sai sót, lỗi kê khai trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế sẽ được tự động ghi nhận và hiển thị ngay trên thông báo bước 2 kèm với cách sửa lỗi, xử lý sự cố thay thế cho việc cán bộ thuế trực tiếp hướng dẫn nhằm bảo đảm tính rõ ràng, chính xác. Người nộp thuế sẽ phải kiểm tra, xác nhận lỗi kê khai một lần và gửi trả hồ sơ khai điều chỉnh/bổ sung thông tin nhằm hoàn tất nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế. Thời gian điều chỉnh/bổ sung không ảnh hưởng đến thời gian đã nộp hồ sơ của Người nộp thuế.
Tuy nhiên, nếu Người nộp thuế khi đã được thông báo bước 2 nhưng không điều chỉnh/bổ sung hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn, thì Người nộp thuế cũng chưa được cơ quan thuế ghi nhận là hoàn tất nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế. Do đó, nhằm bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của Người nộp thuế, đề nghị Người nộp thuế căn cứ theo hướng dẫn nêu trên thông báo và chuyển toàn bộ hồ sơ khai thuế đã điều chỉnh/bổ sung đến cơ quan thuế. Các tình huống phát sinh và hướng dẫn giải quyết sẽ được cập nhật khi hồ sơ khai thuế của Người nộp thuế nhận được thông báo bước 2 là Hồ sơ khai thuế không được chấp thuận
Trên đây là hướng dẫn lập và nộp hồ sơ khai thuế môn bài thông qua mạng cho một số đối tượng doanh nghiệp mới hoạt động có thay đổi vốn điều lệ và mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh mới. Tất cả chủ doanh nghiệp trên cả nước sẽ kê khai trực tiếp trên website thuedientu.gdt.gov.vn.
Câu hỏi thường gặp
Cá nhân, tổ chức nào phải nộp thuế môn bài?
Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp được miễn lệ phí môn bài, bao gồm: Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật. Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã. Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật. Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân. Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức trên (nếu có). Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Cách viết tờ khai lệ phí môn bài năm 2023
Chỉ tiêu [01]: Kê khai năm tính lệ phí môn bài. Chỉ tiêu [02]: Chỉ tích chọn đối với lần đầu kê khai. Chỉ tiêu [03]: Chỉ tích chọn đối với trường hợp người nộp lệ phí (sau đây gọi chung là NNT và viết tắt là NNT) đã nộp tờ khai nhưng sau đó phát hiện có thay đổi thông tin về nghĩa vụ kê khai và thực hiện kê khai lại thông tin thuộc kỳ tính lệ phí đã kê khai. Lưu ý, NNT chỉ thực hiện chọn một trong hai chỉ tiêu [02] và [03], không chọn đồng thời cả hai chỉ tiêu. Chỉ tiêu [04] đến chỉ tiêu [05]: Kê khai thông tin theo đăng ký thuế của NNT. Chỉ tiêu [06] đến chỉ tiêu [08]: Kê khai thông tin đại lý thuế (nếu có). Chỉ tiêu [09]: Chỉ tích chọn trong trường hợp NNT đã kê khai LPMB, sau đó thành lập mới địa điểm kinh doanh.