Lưu trữ cho từ khóa: Tải Xuống Các Loại Mẫu Đơn

Link tải file Doc: Tải mẫu đơn xin chuyển lớp đại học PDF.DOCx

Trong quá trình học tập tại các trường đại học, vì nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau mà nhiều sinh viên có mong muốn được chuyển lớp để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân hơn. Việc chuyển lớp đại học phải thực hiện theo trình tự thủ tục mà nhà trường quy định. Trong đó, bước đầu tiên là nộp đơn xin chuyển lớp đại học. 

Qua bài viết này, Biểu mẫu luật xin gửi tới bạn đọc Mẫu đơn xin chuyển lớp đại học và những vấn đề liên quan. Mời bạn theo dõi nhé. 

Thủ tục và quy trình chuyển lớp đại học

Việc sinh viên chuyển lớp đại học là vấn đề khá phổ biến hiện nay. Hầu hết, mỗi trường đại học đều có các quy định riêng về trình tự thủ tục cũng như điều kiện để sinh viên được chuyển lớp. Tuy nhiên, thủ tục và quy định chuyển lớp đại học đều gồm 04 bước cơ bản như sau: 

– Sinh viên cần soạn đơn xin chuyển lớp, có chữ ký của phụ huynh hoặc người giám hộ

– Sinh viên hoặc phụ huynh nộp Đơn xin chuyển lớp tại phòng công tác sinh viên của nhà trường và đợi kết quả.

– Hiệu trưởng nhà trường tiếp nhận Đơn xin chuyển lớp và phê duyệt

– Nếu được sự đồng ý của Hiệu trưởng, sinh viên nhận giấy vào lớp tại phòng công tác sinh viên.

Lý do chuyển lớp đại học

Việc chuyển lớp đại học xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau tùy vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người. Khi viết đơn chuyển lớp đại học, bạn cần đưa ra lý do phù hợp để ban giám hiệu nhà trường chấp thuận mong muốn của bạn. Dưới đây là một số lý do chuyển lớp đại học: 

– Ngành học không phù hợp: Sinh viên có thể thấy mình không phù hợp với ngành học hiện tại và muốn thử sức ở một ngành khác.

– Không hài lòng với chương trình học: Có thể sinh viên không hài lòng với cách giảng dạy, nội dung chương trình hoặc môi trường học tập ở lớp hiện tại.

– Định hướng sự nghiệp mới: Sinh viên có thể đã có những thay đổi trong định hướng sự nghiệp và muốn chuyển sang lớp học phù hợp với mục tiêu mới của mình.

– Vấn đề cá nhân: Có thể sinh viên gặp phải những vấn đề cá nhân như sức khỏe, gia đình hoặc tài chính, khiến họ cảm thấy cần phải chuyển lớp để giải quyết vấn đề đó.

Mẫu đơn xin chuyển lớp đại học

Đơn xin chuyển lớp đại học là loại tài liệu cần phải có để thực hiện việc chuyển lớp của sinh viên. Căn cứ vào đơn này, nhà trường sẽ tiếp nhận mong muốn, yêu cầu của sinh viên và xem xét chấp thuận. Dưới đây là Mẫu đơn xin chuyển lớp đại học của Biểu mẫu luật, bạn đọc có thể tham khảo: 

Những lưu ý khi viết đơn xin chuyển lớp đại học

Khi viết đơn xin chuyển lớp đại học, bạn ko những phải chú ý về hình thức của lá đơn mà còn phải chú ý về nội dung của đơn. Bởi lẽ, lá đơn này sẽ được gửi đến ban giám hiệu nhà trường để được xem xét chấp thuận. Vì vậy, khi đặt bút viết đơn, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây: 

– Để biết chính sách chuyển lớp của trường và thủ tục cần thiết.

– Chỉ ra lý do bạn muốn chuyển lớp một cách rõ ràng và chân thành.

– Nêu rõ lợi ích của việc chuyển lớp đối với bạn và ngành học bạn đang theo.

– Kể cả các kết quả học tập, hoạt động ngoại khóa hoặc kinh nghiệm làm việc liên quan.

– Khi viết đơn, hãy lịch sự, chính xác và triệt để để tạo ấn tượng tốt.

Mời bạn xem thêm: 

Thông tin liên hệ: 

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Mẫu đơn xin chuyển lớp đại học Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Biểu mẫu luật với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Vì vậy, hãy liên hệ với Biểu mẫu luật để được hỗ trợ khi bạn có vướng mắc về bài viết và những vấn đề pháp lý liên quan. 

Câu hỏi thường gặp: 

Nộp đơn chuyển lớp đại học ở đâu?

Thông thường, sinh viên sẽ nộp đơn chuyển lớp đại học đến phòng công tác sinh viên, ban giám hiệu nhà trường hoặc bộ phận có thẩm quyền tiếp nhận đơn. Để biết rõ hơn, bạn có thể tìm hiểu quy định của trường học hoặc nhờ sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn. 

Sinh viên có những quyền và trách nhiệm gì?

Theo quy định tại Điều 49 Quyết định 70/2014/QĐ-TTg thì sinh viên có những quyền và trách nhiệm như sau:
“Người học có nhiệm vụ và quyền theo quy định tại Điều 60 Luật Giáo dục đại học và các nhiệm vụ, quyền cụ thể sau đây:
1. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường. Tôn trọng các giá trị văn hóa, đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
2. Nộp học phí và lệ phí theo quy định.
3. Người học được hưởng học bổng và chi phí đào tạo từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết với nhà nước Việt Nam mà không chấp hành sự điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ.
4. Được tham gia các hoạt động đoàn thể, Hội sinh viên và tổ chức xã hội khác theo quy định của pháp luật.”

Đánh giá bài viết post

Link tải file Doc: Tải mẫu đơn chế độ thai sản về sớm 1 tiếng PDF/DOCx

Xin chào Biểu mẫu luật, tôi có vấn đề như sau mong được hỗ trợ: Tôi là nhân viên kế toán của công ty tại Hà Nội. Hiện tại, tôi đang mang thai tháng thứ 7 nên muốn về sớm một tiếng. Vậy, trường hợp của tôi có được cắt giảm 01 giờ làm việc theo quy định của Bộ luật lao động không. Nếu có tôi phải viết đơn như thế nào? Tôi chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Biểu mẫu luật. Đối với vấn đề của bạn, Biểu mẫu luật xin gửi tới bạn Mẫu đơn chế độ thai sản về sớm 1 tiếng và những vấn đề pháp lý liên quan qua bài viết dưới đây:

Trường hợp nào lao động nữ mang thai được về sớm 1 tiếng

Việc cho lao động nữ mang thai được về sớm 1 tiếng là một trong những chế độ của nhà nước trong việc bảo vệ thai sản, bảo vệ sức khỏe của lao động nữ. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 thì lao động nữ mang thai thuộc một trong những trường hợp dưới đây sẽ được cắt giảm 01 giờ làm việc. Tức là, họ có thể được về sớm 01 tiếng so với người lao động thông thường mà không bị cắt giảm tiền lương. 

“Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Ngoài ra, tại Khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 cũng có quy định: “4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.”

Nếu không thuộc trường hợp được giảm bớt 01 giờ làm việc, bạn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc được về sớm 01 tiếng để đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên, trong trường hợp thỏa thuận, thì chế độ tiền lương khi về sớm 01 tiếng sẽ do hai bên tự đàm phán và đưa ra quyết định. 

Một số chế độ bảo vệ thai sản khác theo quy định pháp luật lao động

Ngoài chế độ nghỉ ngơi và được cắt giảm 01 giờ làm việc như phần trên đã phân tích, người lao động nữ khi mang thai hoặc có con nhỏ còn được hưởng một số các chế độ khác theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 (ngoài chế độ thai sản của BHXH). Cụ thể như sau: 

– Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:

  •  Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
  •  Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

– Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.

Mẫu đơn chế độ thai sản về sớm 1 tiếng

Như phần thứ nhất đã phân tích, khi lao động nữ thuộc trường hợp được cắt giảm 01 giờ làm việc theo quy định thì cần phải thông báo với người sử dụng lao động về việc mình đang mang thai để người sử dụng lao động sắp xếp công việc. Dưới đây là mẫu đơn chế độ thai sản về sớm 1 tiếng, bạn đọc có thể tham khảo: 

Những lưu ý khi viết đơn chế độ thai sản về sớm 1 tiếng

Khi viết đơn chế độ thai sản về sớm một tiếng, người lao động cần phải chú ý về cả hình thức và nội dung đơn. Đồng thời, lá đơn phải truyền tải được nội dung mình đang mang thai và có mong muốn được về sớm 01 tiếng để đảm bảo sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý khi viết đơn chế độ thai sản về sớm 01 tiếng: 

– Xác định rõ lí do viết đơn: Trước khi viết đơn, bạn cần xác định nguyên nhân chính khiến bạn muốn nghỉ việc sớm 1 tiếng để bảo vệ quyền lợi của mình.

– Nêu rõ thông tin cá nhân: Đơn chế độ thai sản cần cung cấp thông tin cá nhân đầy đủ và chính xác để giúp quản lý nhân sự xác nhận thông tin.

– Kèm theo giấy tờ liên quan: Đối với trường hợp cần chứng minh thêm, bạn cần kèm theo các giấy tờ hợp lệ để minh chứng cho lý do nghỉ thai sản sớm 1 tiếng.

– Sắp xếp và trình bày đơn đúng cách: Đảm bảo viết đơn với ngôn ngữ lịch sự, chính xác và rõ ràng. Nêu cụ thể yêu cầu và mong muốn của bạn một cách rành mạch.

– Gửi đơn đúng cách: Sau khi hoàn thiện, hãy gửi đơn tới bộ phận nhân sự theo quy trình quy định để đảm bảo việc xử lý đơn được nhanh chóng và hiệu quả.

Mời bạn xem thêm: 

Thông tin liên hệ: 

Biểu mẫu luật đã gửi tới bạn đọc Mẫu đơn chế độ thai sản về sớm 1 tiếng và những vấn đề pháp lý liên quan qua bài viết bên trên. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. 

Câu hỏi thường gặp: 

Những đối tượng nào được hưởng chế độ bảo vệ thai sản theo pháp luật lao động?

Theo quy định tại Điều 137 Bộ luật lao động 2019 thì lao động nữ thuộc một trong những trường hợp sau sẽ được hưởng một hoặc một số chế độ bảo vệ thai sản: 
– Lao động nữ (đến kỳ hành kinh)
– Lao động nữ mang thai
– Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Lao động nữ được giảm bớt 1 giờ làm việc do hưởng thai sản nhưng không nghỉ sớm mà vẫn tiếp tục làm việc thì tính lương như thế nào?

Tại Mục 3 Công văn số 308/CV-PC quy định về trường hợp này như sau: “Về mức tiền được trả trong thời gian làm việc của 01 giờ làm việc hằng ngày được giảm bớt: Để bảo đảm việc áp dụng chính sách đối với lao động nữ được thống nhất, trường hợp này cần được thực hiện tương tự như chính sách quy định tại khoản 4 Điều 137 BLLĐ; điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều 80 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP. Theo đó, trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được NSDLĐ đồng ý để NLĐ làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo HĐLĐ, NLĐ được trả thêm tiền lương theo công việc mà NLĐ đã làm trong thời gian được nghỉ.”

Đánh giá bài viết post

Link tải file Doc: Tải mẫu đơn kiến nghị trả lương PDF.DOCx

Xin chào Biểu mẫu luật, tôi có vấn đề như sau mong được hỗ trợ: Tôi là công nhân của một công ty tại Hải Phòng. Đã mấy tháng nay, công ty không trả lương cho công nhân chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi muốn làm đơn kiến nghị trả lương gửi đến Ban giám đốc công ty để đòi quyền lợi. Tuy nhiên, chúng tôi khá băn khoăn vì chưa biết viết như thế nào cho phù hợp. Mong Biểu mẫu luật giải đáp. Tôi chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Biểu mẫu luật. Đối với vấn đề của bạn, Biểu mẫu luật xin gửi tới bạn Mẫu đơn kiến nghị trả lương và những vấn đề pháp lý liên quan qua bài viết dưới đây:

Đơn kiến nghị trả lương là gì?

Đơn kiến nghị trả lương là một văn bản mà nhân viên gửi đến nhà tuyển dụng hoặc cơ quan quản lý lao động để yêu cầu điều chỉnh lương hoặc xử lý các vấn đề liên quan đến việc thanh toán tiền lương của họ. Đơn này thường bao gồm các thông tin cụ thể về lý do tại sao nhân viên cảm thấy lương hiện tại của họ không hợp lý và đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề đó. Đây là một cách để nhân viên có thể thể hiện quan điểm của mình và tìm kiếm sự công bằng trong việc trả lương.

Quy định về kỳ hạn trả lương cho người lao động

Tiền lương, tiền công là vấn đề mà người lao động luôn quan tâm hàng đầu trong quá trình ứng tuyền và làm việc. Tiền lương có thể được coi là quyền lợi hàng đầu của người lao động. Chính vì vậy, Bộ luật lao động 2019 cũng có các quy định hướng dẫn cụ thể về tiền lương cho người lao động. Trong đó, tại Điều 97 Bộ luật này quy định về kỳ hạn trả lương như sau: 

“Điều 97. Kỳ hạn trả lương

1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.

2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.

3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.”

Như vậy, việc người sử dụng không trả lương, trả chậm lương cho người lao động (mà không đưa ra lý do hợp lý theo quy định trên) được coi là hành vi vi phạm pháp luật. Người lao động có quyền làm đơn kiến nghị yêu cầu người sử dụng lao động trả lương cho mình. 

Mẫu đơn kiến nghị trả lương

Làm đơn kiến nghị trả lương là một trong những hình thức người lao động yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện đúng nghĩa vụ trả lương của mình. Việc kiến nghị trả lương thường được thực hiện khi người sử dụng lao động nợ lương, chậm lương mà không đưa ra lý do chính đáng hoặc không cố gắng khắc phục khiến người lao động bức xúc, phẫn nộ. 

Dưới đây là Mẫu đơn kiến nghị trả lương của Biểu mẫu luật, bạn đọc có thể tham khảo: 

Những lưu ý khi viết đơn kiến nghị trả lương

Bằng Mẫu đơn kiến nghị trả lương mà Biểu mẫu luật cung cấp ở phần trên, bạn đọc có thể dễ dàng hoàn thiện lá đơn và điều chỉnh cho phù hợp với tình huống của bản thân. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả trong việc kiến nghị, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây khi làm đơn kiến nghị trả lương: 

– Sắp xếp thông tin một cách logic và chi tiết: Trình bày lý do công ty nợ lương hoặc chậm trả lương một cách rõ ràng, cung cấp thông tin về số tiền nợ, thời gian đã chậm trả lương, và bất kỳ thông tin nào khác để minh chứng cho tình hình.

– Sử dụng ngôn từ lịch sự và chính thức: Trong đơn kiến nghị, bạn nên sử dụng ngôn từ lịch sự và chuyên nghiệp để đảm bảo sự chính thức và tôn trọng.

– Đề xuất giải pháp: Đưa ra các đề xuất cụ thể về cách giải quyết vấn đề như việc tăng tốc quy trình thanh toán hoặc cung cấp lời giải thỏa đáng cho bên nợ lương.

– Yêu cầu phản hồi: Kết thúc đơn kiến nghị bằng việc yêu cầu phản hồi từ phía công ty và xác định hạn chót để công ty phải giải quyết vấn đề.

Mời bạn xem thêm: 

Thông tin liên hệ: 

Biểu mẫu luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến Mẫu đơn kiến nghị trả lương Nếu bạn còn vướng mắc về bài viết và những vấn đề pháp lý liên quan. Hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng. 

Câu hỏi thường gặp: 

Công ty không trả lương cho nhân viên có bị phạt không?

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, với hành vi không trả lương cho nhân viên thì người sử dụng lao động – công ty có thể bị xử phạt đến 75 triệu đồng, tùy theo từng trường hợp cụ thể và số lượng người lao động bị vi phạm. 

Phải làm gì khi làm đơn kiến nghị mà công ty vấn không trả lương?

Trong trường hợp này, người lao động có thể làm đơn khiếu nại lần 1 đến ban lãnh đạo công ty. Nếu công ty không xử lý, người lao động làm đơn khiếu nại lần 2 đến Sở Lao động Thương binh và Xã hội, nơi đặt trụ sở chính của công ty. 
Ngoài ra, người lao động có thể trực tiếp khởi kiện đến Tòa án để đòi tiền lương. 

Đánh giá bài viết post