Link tải mẫu tờ khai: Mẫu tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) 2023

Mẫu tờ khai thuế giá trị gia tăng là như thế nào? Mục đích của mẫu tờ khai thuế giá trị gia tăng là như thế nào? Mẫu tờ khai thuế giá trị gia tăng? Hướng dẫn ghi tờ khai thuế giá trị gia tăng?

Mẫu tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT)Mẫu tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Mẫu tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Người nộp thuế phải khai rõ ràng, minh bạch, cụ thể từng mục trên tờ khai thuế với cơ quan thuế theo mẫu của Bộ Tài chính quy định và xuất trình đủ những chứng từ, hoá đơn quy định trong hồ sơ khai thuế, dùng đúng mẫu tờ khai theo quy định. Vậy tờ khai thuế giá trị gia tăng là như thế nào? Khi làm tờ khai thuế giá trị gia tăng thì người khai thuế cần chú ý đến vấn đề gì? Cùng biểu mẫu luật tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Mẫu tờ khai thuế gtgt là gì?

Tờ khai thuế giá trị gia tăng là mẫu bản khai được cá nhân tự lập nên và nộp lên Cơ quan Nhà nước hoặc người có thẩm quyền (Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế, công chức thuế) khi tiến hành khai những nội dung liên quan về thuế giá trị gia tăng.

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên phần cộng thêm của hàng hoá, dịch vụ hình thành theo chuỗi từ sản xuất, kinh doanh đến tiêu thụ.

Người nộp thuế bao gồm:

– Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế, phí, lệ phí hoặc các nguồn thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo Nghị định của Chính phủ;
– Tổ chức được giao nhiệm vụ thu thuế và lệ phí thuộc kho bạc nhà nước;

– Tổ chức cung cấp dịch vụ giải quyết thủ tục hành chính thuế;

– Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế, bao gồm:

  • Tổ chức, cá nhân là bên Việt Nam ký kết hợp tác với tổ chức, cá nhân khác đầu tư tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam mà tổ chức, người đó phải nộp thuế GTGT theo phương thức khấu trừ và nộp thuế TNDN theo tỉ lệ % xác định trên lợi nhuận;
  • Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế khi chi trả thu nhập và không có thu nhập thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân;

Mục đích của tờ khai thuế gtgt

Tờ khai thuế giá trị gia tăng là tài liệu hợp pháp nhằm ghi chép lại hồ sơ của cá nhân nộp thuế giá trị gia tăng và các nội dung hoàn thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, tờ khai nộp thuế giá trị gia tăng cũng là tài liệu hợp pháp giúp Cơ quan Nhà nước hoặc người có thẩm quyền (Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế, công chức thuế) chứng nhận cá nhân nộp thuế giá trị gia tăng đã tiến hành khai thuế theo đúng qui định của pháp luật.

Mẫu tờ khai thuế gtgt

Mời bạn xem thêm mẫu tờ khai:

Hướng dẫn viết mẫu tờ khai thuế giá trị gia tăng

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết ghi mẫu tờ khai thuế gtgt mà chúng tôi cung cấp cho bạn ở trên:

[1] Ghi cụ thể kỳ nộp thuế

[2] Lần khai thuế

[3] Hoặc bổ sung lần bao nhiêu

[4] Tên người nộp thuế

[5] Ghi rõ ràng mã số thuế của người nộp thuế

[6] Ghi cụ thể địa chỉ

[12] Tên đại lý thuế nếu có

[13] Mã số thuế của đại lý thuế

[14] Địa chỉ cụ thể của đại lý thuế

[20] Ghi cụ thể Hợp đồng đại lý thuế.

Chỉ tiêu [21]: Nếu trong kỳ không phát sinh bạn đánh dấu X.

Chỉ tiêu [22]: Số thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang:

  • Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số thuế đã ghi trên chỉ tiêu [43] của Tờ khai thuế GTGT kỳ trước.
  • Trường hợp bạn cài lại máy tính hoặc bị mất dữ liệu thì bạn phải nhập bằng tay số tiền ở chỉ tiêu [43] của kỳ trước vào đây.

Chỉ tiêu [23]: Giá trị của hàng hóa, dịch vụ mua vào: Số liệu ghi vào mã số này là: Tổng giá trị HHDV mua vào trong kỳ chưa có thuế GTGT.

Chỉ tiêu [24]: Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào: Số liệu ghi vào mã số này là: Tổng toàn bộ số tiền thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào (Dù được khấu trừ hay không được khấu trừ, thì các bạn cũng nhập hết vào đây nhé)

Chỉ tiêu [25]: Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này: Số liệu ghi vào mã số này là: Tổng số tiền thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào được khấu trừ (Chỉ nhập phần tiền thuế GTGT đủ điều kiện được khấu trừ).

Chỉ tiêu [26]: Hàng hóa, dịch vụ bán ra không chịu thuế GTGT: Số liệu ghi vào mã số này là: Tổng Doanh thu của việc bán hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT

Chỉ tiêu [27] và [28]: Phần mềm sẽ tự động cập nhật.

Chỉ tiêu [29]: Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 0%: Số liệu ghi vào mã số này là: Tổng Doanh thu của việc bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 0%

Chỉ tiêu [30] và [31]: Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 5%: Số liệu ghi vào mã số này là: Tổng Doanh thu của việc bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5% và Tiền thuế GTGT

Chỉ tiêu [32] và [33]: Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 10%: Số liệu ghi vào mã số này là: Tổng Doanh thu của việc bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 10% và Tiền thuế GTGT

Chỉ tiêu [32a]: Hàng hóa, dịch vụ bán ra không tính thuế: Số liệu ghi vào mã số này là: Tổng Doanh thu của việc bán hàng hóa, dịch vụ không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT (Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT các bạn xem tại Điều 5 Thông tư 219 nhé)

Chú ý: 2 Chỉ tiêu [37] và [38] chỉ thực hiện khi kỳ trước các bạn có kê khai bổ sung, điều chỉnh hoặc yêu cầu của Cơ quan thuế.

Chỉ tiêu [37]: Điều chỉnh giảm: Nếu Chỉ tiêu [43] trên tờ khai bổ sung KHBS của kỳ trước là số âm (tức là trong ngoặc) thì bạn nhập số tiền đó vào Chỉ tiêu [37] của kỳ hiện tại.

Chỉ tiêu [38]: Điều chỉnh tăng:

  • Cũng như chỉ tiêu [37] nhưng ngược lại.

+Tức là nếu Chỉ tiêu [43] trên tờ khai KHBS của kỳ bổ sung, điều chỉnh là số dương thì các bạn nhập số tiền đó vào Chỉ tiêu [38] của kỳ hiện tại.

Chỉ tiêu [40b]:

+Chỉ Áp dụng đối với trường hợp người nộp thuế thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư thì lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư và phải bù trừ số thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư với thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện.

+Chỉ tiêu [40b] nhập vào bảng chỉ tiêu này tương ứng với chỉ tiêu 28a “Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư” trên tờ khai 02/GTGT. Giá trị tại chỉ tiêu 28a trên tờ khai 02/GTGT không được lớn hơn giá trị chỉ tiêu [40a].

Lưu ý: Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

  • Hồ sơ khai thuế bao gồm tờ khai thuế và các tài liệu liên quan làm căn cứ để người nộp thuế khai thuế, tính thuế với cơ quan thuế.
  • Người nộp thuế phải sử dụng đúng mẫu tờ khai thuế và các mẫu phụ lục kèm theo tờ khai thuế do Bộ Tài chính quy định, không được thay đổi khuôn dạng, thêm, bớt hoặc thay đổi vị trí của bất kỳ chỉ tiêu nào trong tờ khai thuế. Đối với một số loại giấy tờ trong hồ sơ thuế mà Bộ Tài chính không ban hành mẫu thì thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
  • Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh và không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
    Trước khi tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải có thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất năm (5) ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
  • Tên, địa chỉ trụ sở, mã số thuế;
  • Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng;
  • Lý do tạm ngừng kinh doanh;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, đại diện của nhóm cá nhân kinh doanh, của chủ hộ kinh doanh.

Hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải thực hiện kê khai thuế theo quy định. Trường hợp người nộp thuế ra kinh doanh trước thời hạn theo thông báo tạm ngừng kinh doanh thì phải có thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp đồng thời thực hiện nộp hồ sơ khai thuế theo quy định.

Câu hỏi thường gặp

Thuế giá trị gia tăng là gì và được áp dụng bao nhiêu nước trên thế giới?

Là một loại thuế doanh nghiệp được tính trên giá trị của các sản phẩm hoặc dịch vụ được bán hoặc cung cấp bởi doanh nghiệp. VAT là một loại thuế trực tiếp, nghĩa là nó được tính trực tiếp trên giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ và được áp dụng tại mỗi giai đoạn trong quy trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ. VAT là một loại thuế phổ biến trên thế giới và được sử dụng bởi hơn 150 quốc gia.

Ai phải nộp thuế giá trị gia tăng?

Đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam, có một số trường hợp mà bạn có thể phải nộp thuế giá trị gia tăng (VAT). VAT là một loại thuế mà bạn phải trả cho Nhà nước khi bạn bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng của mình. VAT được tính toán dựa trên giá trị của hàng hóa hoặc dịch vụ mà bạn bán, và thường được tính trong tỷ lệ phần trăm nhất định (thông thường là 10%).
Tuy nhiên, không tất cả các doanh nghiệp phải nộp VAT. Có một số trường hợp trong đó bạn có thể được miễn thuế VAT, hoặc có thể được áp dụng mức thuế VAT thấp hơn mức thông thường. Ví dụ, nếu bạn là một doanh nghiệp nhỏ hoặc là một doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm hoặc dịch vụ được đề cập trong Danh mục hàng hóa, dịch vụ miễn thuế VAT, bạn có thể được áp dụng mức thuế VAT thấp hơn (thông thường là 5%)

✅ Mẫu tờ khai: 📝 Thuế giá trị gia tăng
✅ Định dạng: 📄 File Word
✅ Số lượng file: 📂 1
✅ Số lượt tải: 📥 +1000