Link tải file Doc: Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh 3 bên

Hiện nay hoạt động kinh doanh ngày càng được phát triển cả về quy mô và đa dạng về nhiều lĩnh vực, theo đó, việc kinh doanh không chỉ được thực hiện giữa hai bên thông thường mà hiện nay hình thức hợp tác kinh doanh giữa ba bên ngày càng được phổ biến. Để việc hợp tác kinh doanh này diễn ra đảm bảo về tính pháp lý thì việc hợp tác này phải được ghi nhận bằng hợp đồng. vậy thì “mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh 3 bên” như thế nào?. Hãy cùng Biểu mẫu luật tìm hiểu ngay nhé.

Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh 3 bên

Hợp tác kinh doanh là gì?

Hợp tác kinh doanh là sự hợp tác trên cơ sở tìm kiếm lợi ích chung của các đối tác kinh doanh. Các chủ thể hợp tác trao cho nhau các lợi thế cạnh tranh bền vững, từ đó đạt được sức mạnh so với các chủ thể bên ngoài. Thể hiện sự phát triển của các mối quan hệ chiến lược, cùng nhau tiếp cận mục tiêu và lợi ích chung. Mang đến thành công, tạo dựng mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng và nhà cung cấp.

Việc hợp tác có thể được thể hiện trong nhân sự, chiến lược, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh,… Tức là các bên có thể tham gia hỗ trợ trong một số khâu hay giai đoạn cụ thể. Bên nào có thế mạnh thì đảm nhận khâu làm việc đó, hướng đến sức mạnh cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh khác.

Hợp tác kinh doanh được thực hiện trong nhiều mô hình kinh doanh. Kể đến như: Tài chính, Công nghệ thông tin, Nhân sự, Pháp lý, Quan hệ đối ngoại,… Do đó mà nhu cầu hợp tác ngày càng được mở rộng, tạo tiềm năng phát triển cho các doanh nghiệp.

Theo khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

[…]

14. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.

[…]”

Theo đó, hợp đồng hợp tác kinh doanh còn được gọi là hợp đồng BCC, là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.

⭐⭐⭐⭐⭐ Tham khảo thêm: Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng kinh tế

Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh 3 bên

Hợp đồng ba bên vẫn mang bản chất của hợp đồng, được xây dựng từ sự thỏa thuận giữa ba bên tham gia về việc xác lập quan hệ trong hợp đồng, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.

Hợp đồng ba bên được xác lập và thực hiện ngay sau khi ba bên liên quan đạt được sự thỏa thuận, trường hợp nội dung mà ba bên đã giao kết với nhau hợp pháp thì hợp đồng sẽ có hiệu lực bắt buộc thực hiện với các bên đã giao kết.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh 3 bên là hợp đồng hợp tác, cung cấp, điều hành và phân chia lợi nhuận với những thỏa thuận dưới đây, các bên cần lưu ý các điều khoản để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Sau đây mời bạn xem và tải về Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh 3 bên mà chúng tôi cung cấp:

Hướng dẫn soạn thảo Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh 3 bên

Tương tự hợp đồng hai bên, trong hợp đồng mua bán hàng hóa ba bên cũng gồm các nội dung cơ bản sau:

– Đối tượng của Hợp đồng;

– Giá trong hợp đồng;

– Phương thức và thời hạn thanh toán;

– Thời điểm giao nhận;

– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

– Một số điều khoản thông thường: Trường hợp bất khả kháng; chấm dứt hợp đồng; giải quyết tranh chấp, hiệu lực hợp đồng; Phạt hợp đồng;

– Một số điều khoản tùy nghi: Chuyển giao, chuyển nhượng hợp đồng; Cách thức thông báo giữa các bên trong Hợp đồng liên quan tới Hợp đồng.

Với hợp đồng hợp tác ba bên, nội dung hợp đồng gồm:

– Mục tiêu và phạm vi hợp tác;

– Thời hạn hợp đồng;

– Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh;

– Các điều khoản chung khác;

– Hiệu lực hợp đồng…

+ Thông tin liên quan đến các chủ thể hợp đồng cần đầy đủ, chính xác và rõ ràng. Để xác định đúng các chủ thể, đối tác ràng buộc tham gia, thực hiện hợp đồng.

+ Các nội dung trong hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận của các bên. Trong đó, điều chỉnh các vấn đề có thể phát sinh trên thực tế để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của các bên cũng như mục đích hợp tác làm việc. Đặc biệt là tự do thỏa thuận phải trên cơ sở quy định pháp luật Dân sự.

+ Nội dung trong hợp đồng cần rõ ràng, trình bày rõ quyền, nghĩa vụ, các hệ quả tương đương. Các nội dung phản ánh trong hợp đồng phải được sự chấp thuận, thống nhất của các chủ thể hợp đồng.

Như tên gọi của nó, có 3 bên tham gia hợp đồng. Với mỗi bên, cần ghi rõ các thông tin cơ bản sau:

Nếu là pháp nhân:

  • Tên pháp nhân
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp. Giấy phép hoạt động nếu không phải là doanh nghiệp: Cần ghi rõ số giấy chứng nhận, ngày cấp và nơi cấp. Nếu là pháp nhân có vốn đầu tư nước ngoài thì cần có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Địa chỉ trụ sở
  • Số điện thoại, email…
  • Người đại diện theo pháp luật. Lưu ý Không phải cứ là Giám đốc hay Phó Giám đốc đều là người đại diện theo pháp luật mà người đại diện theo pháp luật được quy định tại Điều lệ công ty. Nếu người đại diện trong hợp đồng không phải là Người đại diện theo pháp luật của công ty thì cần có giấy ủy quyền. Nếu người đại diện ký hợp đồng không phải là Người đại diện theo pháp luật và ký hợp đồng không theo ủy quyền thì hợp đồng sẽ vô hiệu

Nếu là cá nhân

  • Họ tên đầy đủ
  • CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu. Số ngày cấp, nơi cấp. Lưu ý. Đây là thông tin quan trọng phải có trên hợp đồng. Nếu xảy ra tranh chấp, kiện tụng, tố cáo thì dựa vào thông tin này để tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết. Khi hai bên ký kết hợp đồng, cần kiểm tra, đối chiếu với giấy tờ nhân thân.

Về hình thức của hợp đồng:

Đây là hợp đồng có giá trị pháp lý, có sự chuyên nghiệp của các chủ thể xác lập. Do đó phải đảm bảo hình thức, cấu trúc triển khai của một hợp đồng thông thường. Trong đó, tùy thuộc vào việc làm được thỏa thuận hợp tác thực hiện để quy định quyền, nghĩa vụ, lợi ích chi tiết.

Thể thức văn bản cần đảm bảo về theo đúng quy định của văn bản hành chính. Như bố cục triển khai về:

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.

+ Tên hợp đồng.

+ Phần nội dung của hợp đồng. Trong đó, hợp đồng hợp tác có sự tham gia của Bên A và Bên B.

+ Chữ ký của các bên nhằm xác lập thỏa thuận hợp tác.

Câu hỏi thường gặp:

Giá trị pháp lý của hợp đồng 3 bên thế nào?

Giá trị pháp lý của hợp đồng là một trong những vấn đề quan trọng cần lưu ý khi ký kết hợp đồng. Theo đó, điều kiện xác định giá trị pháp lý của hợp đồng ba bên như sau:
– Các bên khi tham gia ký kết phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
– Các bên khi tham gia ký kết, xác lập xây dựng nội dung trong hợp đồng phải dựa trên tinh thần tự nguyện.
– Hợp đồng ba bên ký kết phải đáp ứng các điều kiện về cả mặt nội dung, lẫn mặt hình thức theo đúng quy định của pháp luật về hợp đồng.
Trong trường hợp một trong 3 bên tham gia giao kết hợp đồng là tổ chức thì chủ thể trực tiếp giao kết của tổ chức đó phải đúng với thẩm quyền được giao.
– Nội dung trong hợp đồng không được vi phạm quy định pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội.

Hợp đồng vô hiệuBảo lưu quyền và trách nhiệm trong hợp đồng 3 bên ra sao?

Hợp Đồng Vô Hiệu
Nếu bất cứ quy định nào của Hợp Đồng này là bất hợp pháp, vô hiệu theo quy định pháp luật Việt Nam hoặc không thể thực hiện được vì bất cứ lí do gì các điều khoản khác có thể tồn tại và có hiệu lực riêng trong giới hạn tối đa pháp luật cho phép vẫn tiếp tục có hiệu lực và có thể thi hành.
Bảo Lưu Quyền Và Trách Nhiệm
Việc chấm dứt Hợp Đồng này vì bất cứ lí do gì cũng không miễn trừ các Bên khỏi bất cứ trách nhiệm nào mà tại thời điểm chấm dứt Hợp Đồng đã thuộc về mình hoặc sau đó thuộc về mình liên quan đến việc thực hiện hoặc từ bỏ trước khi chấm dứt Hợp Đồng, và không ảnh hưởng đến việc bảo lưu quyền và trách nhiệm của Các Bên được ấn định hoàn toàn hay rõ ràng trong Hợp Đồng này để bảo lưu khi chấm dứt Hợp Đồng.

✅ Mẫu hợp đồng: 📝 Hợp tác kinh doanh 3 bên
✅ Định dạng: 📄 File Word
✅ Số lượng file: 📂 1
✅ Số lượt tải: 📥 +2000

Đánh giá bài viết post