Link tải file Doc: Mẫu đơn kiến nghị tập thể mới nhất

Mẫu đơn kiến nghị tập thể là văn bản quan trọng giúp tập thể thể hiện ý kiến, đề xuất chung đối với một vấn đề cụ thể đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Mẫu đơn này cần bao gồm đầy đủ thông tin về mục tiêu của kiến nghị, những yếu tố ảnh hưởng, cùng với các đề xuất cụ thể và các bằng chứng hỗ trợ để làm nổi bật ý kiến và đề xuất của nhóm. Vậy “Mẫu đơn kiến nghị tập thể mới nhất” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Tải xuống mẫu đơn kiến nghị tập thể

Mời bạn xem thêm: mẫu đơn xin nghỉ việc riêng được chúng tôi cập nhật mới hiện nay.

Hướng dẫn viết mẫu đơn kiến nghị tập thể

Viết mẫu đơn kiến nghị tập thể yêu cầu sự rõ ràng để trình bày ý kiến, đề xuất của một nhóm người đối với một vấn đề cụ thể. Mẫu đơn này là phương tiện để thể hiện sự đồng thuận và sự nhất quán trong các ý kiến và yêu cầu của một tập thể. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu đơn kiến nghị tập thể như sau:

Khi viết đơn kiến nghị tập thể cần lưu ý các nội dung sau:

– Ghi rõ ràng, đầy đủ thông tin cá nhân, tập thể hay người đứng ra làm đơn kiến nghị cho tập thể như: họ và tên khai sinh, ngày tháng năm sinh, số Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện tại, số điện thoại liên hệ.

– Về nội dung cần kiến nghị và yêu cầu giải quyết trong đơn: Cần trình bày xúc tích, ngắn gọn mà rõ ràng, mạch lạc, chi tiết những vấn đề cá nhân, tập thể cần cơ quan nhà nước xem xét và đưa ra hướng xử lý, đề xuất phù hợp với tình hình thực tế.

– Tài liệu có kèm theo đơn kiến nghị: Để đơn kiến nghị có tính thuyết phục cao thì cá nhân, tập thể cần chuẩn bị kỹ tài liệu cũng như những bằng chứng cụ thể phải phản ánh đúng sự việc đang diễn ra.

Tài liệu đính kèm nên thể hiện bằng chứng văn bản, hình ảnh cụ thể.

– Cam kết của bản thân: Cam kết tất cả những trình bày, tài liệu, bằng chứng gửi lên tổ chức, đơn vị, cơ quan có thẩm quyền là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu có sai sót thì bản thân sẵn sàng chịu trách nhiệm với pháp luật.

Thế nào là kiến nghị?

Việc kiến nghị đóng vai trò trong việc cải thiện các lĩnh vực của xã hội. Đây không chỉ là cách để các tổ chức, cá nhân có được thông tin quan trọng mà còn là phương tiện để đề xuất những giải pháp hiệu quả, góp phần hoàn thiện các chính sách và chương trình hành động. Điều này giúp tạo ra môi trường cho sự thay đổi tích cực và tiến bộ trong nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, xã hội cho đến giáo dục và y tế.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật tiếp công dân 2013 quy định về khái niệm kiến nghị cụ thể như sau:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2. Kiến nghị, phản ánh là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó.”

Những nội dung cơ bản trong đơn kiến nghị tập thể

Trong một đơn kiến nghị tập thể, việc trình bày các nội dung cơ bản nhằm thể hiện những ý kiến, đề xuất về một vấn đề hay sự kiện cụ thể . Các nội dung cơ bản này thường bao gồm mục tiêu hoặc vấn đề cần giải quyết, các yếu tố ảnh hưởng, các ý kiến, đề xuất cụ thể và thông tin hỗ trợ để chứng minh cho các đề xuất của nhóm. Việc trình bày những nội dung này một cách rõ ràng chi tiết là yếu tố quan trọng để làm cho đơn kiến nghị trở nên thuyết phục hiệu quả hơn.

Thông tin cơ quan nhà nước nơi bạn gửi đơn: địa chỉ, thuộc huyện nào, tỉnh nào, địa chỉ nơi cơ quan đó đang làm việc

– Thông tin người đứng ra làm đơn kiến nghị cho tập thể: họ và tên khai sinh, ngày tháng năm sinh, số căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp, hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện tại.

– Nội dung cần giải quyết trong đơn: nên trình bày rõ ràng, mạch lạc, chi tiết những vấn đề bạn cần cơ quan nhà nước. Nguyên nhân dẫn đến vụ việc, lý do viết đơn

– Yêu cầu cụ thể: nêu những yêu cầu của bản thân cũng như tập thể của mình mong muốn được giải quyết như thế nào, hướng giải quyết ra sao.

– Tài liệu có kèm theo: bằng chứng văn bản, hình ảnh, thông tin những cá nhân trong tập thể cùng đồng ý làm đơn kiến nghị cũng như những giấy tờ kèm theo

– Cam kết của bản thân: cam kết tất cả những trình bày, tài liệu, bằng chứng gửi lên cơ quan có thẩm quyền là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu có sai sót thì bản thân sẵn sàng chịu trách nhiệm với pháp luật. Có chữ ký cá nhân.

Quyền và nghĩa vụ của người kiến nghị

Quyền và nghĩa vụ của người kiến nghị bao gồm quyền được thể hiện ý kiến, yêu cầu về các vấn đề cụ thể, cũng như yêu cầu xem xét công bằng từ phía cơ quan nhận kiến nghị. Ngoài ra, người kiến nghị cũng có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và chi tiết để tạo lập nên bản kiến nghị thuyết phục và có giá trị, đáp ứng theo quy định của pháp luật.

Người kiến nghị có thể được coi là một chủ thể trong mối quan hệ pháp luật, người kiến nghị có những quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định hiện hành. Theo Điều 7 Luật Tiếp công dân 2013 quy định về quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh như sau:

“Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

1. Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các quyền sau đây:

a) Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

b) Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;

c) Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;

d) Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

đ) Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch;

e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các nghĩa vụ sau đây:

a) Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có);

b) Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;

c) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;

d) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;

đ) Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.”

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mẫu đơn kiến nghị tập thể mới nhất” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Những điều cần chú ý khi thực hiện đơn kiến nghị

Về mục đích làm đơn bạn cần hiểu chính xác mục đích của tập thể , cá nhân đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vấn đề của mình đúng với quyết định hành chính, hành vi hành chính đã ban hành trước đó ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân, tập thể của bạn. Hạn chế những rủi ro khi đơn không hợp lệ, bị trả lại. Hoặc những quyết định, hành vi hành chính đã được ban hành nhưng có cá nhân, tập thể không thực hiện đúng như với quyết định của cơ quan có nhà nước ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân, tập thể.
Tìm hiểu về cá nhân, tập thể mà bạn muốn làm đơn kiến nghị để họ làm đúng với quyết định hành chính, quy định của pháp luật không làm ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân, tập thể khác.
Hiểu được ưu điểm, nhược điểm cũng như khả năng thắng kiện của cá nhân hoặc cơ quan của mình khi gửi đơn đến các cơ quan có thẩm quyền. Đối với những cá nhân muốn thưa kiện nhưng không có những hiểu biết nhất định về luật pháp, thông tư thì có thuê những đơn vị luật sư để làm người đại diện cho mình để chắc chắn thắng kiện. Còn những tổ chức, cơ quan gửi kiện nếu có những người đại diện bên pháp luật rồi thì có thể ủy quyền cho đơn vị này giải quyết những vấn đề trên cũng như giao tiếp, trình bày với pháp luật.

Mẫu đơn kiến nghị và khiếu nại tập thể có được chấp nhận không?

Bản chất: Quyền khiếu nại, quyền kiến nghị là quyền của công dân được ghi nhận trong Luật Khiếu nại, Luật tố cáo. Khiếu nại, kiến nghị có thể về một văn bản (Quyết định, Biên bản, Chỉ thị, Thông báo,….) của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Khiếu nại, kiến nghị về hành vi hành chính của một đơn vị, một cá nhân. Nên đối tượng bị ảnh hưởng, đối tượng hướng tới của các văn bản có thể là cá nhân cũng có thể là tập thể, tổ chức hoặc cơ quan.
Vì vậy, đơn kiến nghị và khiếu nại tập thể vẫn có thể được chấp nhận. Nếu những người làm đơn đó nêu ra và chứng minh được những kiến nghị, khiếu nại đó là đúng với thực tế. Do đó, chỉ cần có căn cứ để chứng minh là đúng với thực tế, khiếu nại, kiến nghị đúng với trình tự, thủ tục của Luật quy định thì những mẫu đơn này sẽ được chấp nhận.

✅ Mẫu đơn: 📝 Mẫu đơn kiến nghị tập thể
✅ Định dạng: 📄 File Word
✅ Số lượng file: 📂 1
✅ Số lượt tải: 📥 +500