Pháp luật 2025: Countdown 2025 Hà Nội diễn ra ở đâu? Tham gia Countdown 2025 phải tuân thủ các nguyên tắc an toàn giao thông đường bộ nào?

Countdown 2025 Hà Nội vào dịp Tết Dương lịch diễn ra ở đâu?

Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa được quy định tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP như sau:

Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ

8. Trường hợp khác do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

Theo đó, ngày 23/12/2024, Ủy ban nhân dân Hà Nội ban hành Kế hoạch 375/KH-UBND về tổ chức bắn pháo hoa Tết Dương lịch năm 2025 tại Thủ đô Hà Nội nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân Thủ đô nhân dịp đón Tết Dương lịch 2025.

Tải về Kế hoạch 375/KH-UBND

Địa điểm tổ chức Countdown 2025 Hà Nội vào dịp Tết Dương lịch diễn ra tại 05 điểm bắn: 06 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp, cụ thể:

– Trận địa số 1: Quận Hoàn Kiếm (trước Trụ sở Tòa soạn Báo Hà nội mới).

– Trận địa số 2: Quận Hoàn Kiếm (trước Bưu điện Hà Nội).

– Trận địa số 3: Quận Nam Từ Liêm (tại khuôn viên đường đua F1, phường Phú Đô).

– Trận địa số 4: Quận Hà Đông (Hồ Văn Quán, phường Văn Quán).

– Trận địa số 5: Thị xã Sơn Tây (Thành cổ Sơn Tây).

– Trận địa số 6: Huyện Đông Anh (Trung tâm TDTT huyện Đông Anh).

* Thời gian bắn

– Thời lượng: 15 phút.

– Thời điểm bắn: Từ 00 giờ 00 đến 00 giờ 15 phút ngày 01/01/2025.

Countdown 2025 Hà Nội vào dịp Tết Dương lịch diễn ra ở đâu? (Hình từ internet)

Người dân tham gia Countdown 2025 phải tuân thủ các nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ nào?

Căn cứ Điều 3 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì người dân tham gia Countdown 2025 phải tuân thủ các nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ dưới đây:

(1) Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

(2) Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.

(3) Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

(4) Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.

(5) Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

(6) Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.

(7) Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Xem thêm: Chỉ thị 40-CT/TW năm 2024 tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Cảnh sát giao thông thực hiện các biện pháp nào khi xuất hiện ùn tắc giao thông?

Giải quyết, khắc phục ùn tắc giao thông được quy định tại Điều 78 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau:

Giải quyết, khắc phục ùn tắc giao thông


1. Khi xảy ra tình huống đột xuất ùn tắc giao thông, Cảnh sát giao thông phải tiến hành các biện pháp giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 76 của Luật này.


2. Khi xuất hiện ùn tắc giao thông, phải tiến hành các biện pháp sau đây:


a) Cơ quan Cảnh sát giao thông có phương án chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết, phòng ngừa ùn tắc giao thông;


b) Cơ quan quản lý đường bộ chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xác định nguyên nhân của ùn tắc giao thông; có biện pháp giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết;


c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Cảnh sát giao thông, cơ quan quản lý đường bộ thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giải quyết, khắc phục ùn tắc giao thông.

Như vậy, khi xuất hiện ùn tắc giao thông, Cảnh sát giao thông phải tiến hành các biện pháp sau đây:

– Cơ quan Cảnh sát giao thông có phương án chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết, phòng ngừa ùn tắc giao thông;

– Cơ quan quản lý đường bộ chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xác định nguyên nhân của ùn tắc giao thông; có biện pháp giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết;

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Cảnh sát giao thông, cơ quan quản lý đường bộ thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giải quyết, khắc phục ùn tắc giao thông.

Lưu ý, Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ khoản 3 Điều 10 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.

Xem thêm: Tết Dương lịch 2025, tỉnh Khánh hòa bắn pháo hoa ở địa điểm nào? Hàng khuyến mại ngày Tết Dương lịch có phải lập hóa đơn không?