Pháp luật 2025: Có bao nhiêu nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ?

Có bao nhiêu nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ?

Căn cứ Điều 5 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 quy định như sau:

Nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế thì hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại hoặc yêu cầu đối ngoại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

2. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

3. Chủ động phòng ngừa, lấy phòng ngừa là chính; kịp thời phát hiện sơ hở, thiếu sót về phòng cháy, chữa cháy và có biện pháp khắc phục; xác định phòng cháy, phòng ngừa tai nạn, sự cố là nhiệm vụ thường xuyên.

4. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện cần thiết để kịp thời chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

5. Thống nhất chỉ huy, điều hành, phát huy vai trò của lực lượng, phương tiện, hậu cần tại chỗ khi xảy ra cháy, tai nạn, sự cố; ưu tiên cứu người, cứu tài sản; mọi nguồn nước, chất chữa cháy phải được ưu tiên sử dụng cho chữa cháy.

6. Ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

7. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

8. Bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, bình đẳng giới trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Như vậy, sẽ có 08 nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ như sau:

– Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế thì hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại hoặc yêu cầu đối ngoại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

– Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

– Chủ động phòng ngừa, lấy phòng ngừa là chính; kịp thời phát hiện sơ hở, thiếu sót về phòng cháy, chữa cháy và có biện pháp khắc phục; xác định phòng cháy, phòng ngừa tai nạn, sự cố là nhiệm vụ thường xuyên.

– Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện cần thiết để kịp thời chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

– Thống nhất chỉ huy, điều hành, phát huy vai trò của lực lượng, phương tiện, hậu cần tại chỗ khi xảy ra cháy, tai nạn, sự cố; ưu tiên cứu người, cứu tài sản; mọi nguồn nước, chất chữa cháy phải được ưu tiên sử dụng cho chữa cháy.

– Ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

– Mọi hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

– Bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, bình đẳng giới trong hoạt động, nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Có bao nhiêu nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ? (Hình từ Internet)

Xử lý việc báo cháy, báo tình huống cứu nạn, cứu hộ như thế nào?

Căn cứ Điều 6 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 quy định về việc xử lý báo cháy, báo tình huống cứu nạn, cứu hộ như sau:

– Người phát hiện cháy, tình huống cứu nạn, cứu hộ thì báo ngay cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, cơ quan Công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất.

– Thông tin báo cháy, báo tình huống cứu nạn, cứu hộ được thực hiện bằng hiệu lệnh, điện thoại hoặc tín hiệu từ thiết bị truyền tin báo cháy hoặc báo trực tiếp cho cơ quan, lực lượng quy định tại khoản 1 Điều này.

Số điện thoại báo cháy, báo tình huống cứu nạn, cứu hộ được quy định thống nhất trong cả nước là 114.

– Lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, cơ quan Công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được tin báo phải thông tin ngay cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền để giải quyết.

Trách nhiệm của nhà nước trong việc phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ như thế nào?

Căn cứ Điều 7 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 quy định về trách nhiệm của nhà nước trong việc phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ như sau:

– Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

– Bộ Công an là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

– Bộ Quốc phòng, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

– Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại địa phương. Tại huyện nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024.

Lưu ý: Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 có hiệu lực từ 01/07/2025