Link tải file Doc: Tải mẫu giấy ủy quyền thừa kế đất đai PDF.DOCx

Xin chào Biểu mẫu luật, tôi có vấn đề như sau: Khoảng 05 năm trước bố mẹ tôi đã mất và để lại 03 thửa đất, trong đó có 02 thửa đất ruộng và 01 thửa đất thổ cư. Hiện nay, anh em trong nhà bàn bạc nhau chia thừa kế để dễ bề quản lý đất đai cũng như hương hỏa cho bố mẹ. Tuy nhiên, bây giờ tôi đang làm việc tại nước ngoài nên chưa thể về để thực hiện thủ tục được. Vì vậy, tôi muốn ủy quyền cho vợ tôi đang ở nhà để thực hiện thủ tục thừa kế đất đai của bố mẹ thay tôi. Nhưng tôi khá băn khoăn khi viết giấy ủy quyền thừa kế đất đai vì không biết phải trình bày như thế nào và nội dung ra sao để phù hợp với quy định pháp luật. Mong Biểu mẫu luật hỗ trợ. Tôi chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Biểu mẫu luật. Đối với vấn đề của bạn, Biểu mẫu luật xin gửi tới bạn Mẫu giấy ủy quyền thừa kế đất đai và những vấn đề pháp lý liên quan qua bài viết dưới đây: 

Thừa kế đất đai là gì? Thời điểm được thực hiện quyền nhận thừa kế đất

Thừa kế đất đai là quá trình chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản trên đất từ người đã chết sang người được di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Quá trình thừa kế đất đai thường gồm việc xác định di sản của người quá cố, xác định người được hưởng di sản thừa kế, và thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết để chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản trên đất cho người thừa kế. 

Thời điểm được thực hiện quyền nhận thừa kế đất là thời điểm mở thừa kế. Thời điểm này được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 như sau: 

Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này […]”

Ủy quyền thừa kế đất đai là gì?

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, quyền thừa kế là quyền gắn liền với cá nhân, tổ chức. Hơn nữa, người thừa kế là người được hưởng thừa kế theo di chúc hoặc theo hàng thừa kế mà pháp luật quy định. Khi người thừa kế không còn thì họ không có quyền được nhận di sản thừa kế. Do vậy, quyền thừa kế của tổ chức, cá nhân là không thể ủy quyền cho người khác. 

Thuật ngữ ủy quyền thừa kế đất đai được hiểu là việc người thừa kế ủy quyền cho một người khác thay mình thực hiện các thủ tục liên quan đến việc phân chia và nhận di sản thừa kế tại các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. 

Mẫu giấy ủy quyền thừa kế đất đai

Giấy ủy quyền thừa kế đất đai thường được sử dụng trong trường hợp người thừa kế chưa thể có mặt trực tiếp để thực hiện các thủ tục liên quan đến việc nhận di sản thừa kế. Dưới đây là mẫu giấy ủy quyền thừa kế đất đai của Biểu mẫu luật, bạn có thể tham khảo: 

Những lưu ý khi viết giấy ủy quyền thừa kế đất đai

Thừa kế là một trong những quan hệ pháp luật được điều chỉnh bởi hệ thống các quy định pháp luật rất chặt chẽ. Do đó, nội dung ủy quyền thừa kế phải được thể hiện đầy đủ, cụ thể và chi tiết để thực hiện thủ tục một cách dễ dàng và nhanh chóng. Dưới đây là một số lưu ý khi viết giấy ủy quyền thừa kế đất đai: 

– Tiêu đề rõ ràng: Bạn nên bắt đầu giấy ủy quyền bằng việc ghi rõ tiêu đề như “GIẤY ỦY QUYỀN THỪA KẾ ĐẤT ĐAI”. Điều này sẽ giúp những người đọc hiểu rõ mục đích và nội dung của giấy tờ.

– Thông tin cá nhân: Bạn cần ghi rõ thông tin cá nhân của người ủy quyền (người chuyển quyền) và người được ủy quyền (người nhận quyền). Điều này bao gồm tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh, địa chỉ và các thông tin khác có liên quan.

– Thông tin về tài sản: Cần ghi rõ thông tin về tài sản thừa kế, bao gồm địa chỉ, diện tích, số chủ sở hữu hiện tại (nếu có), và bất kỳ chi tiết nào khác quan trọng liên quan đến tài sản.

– Nội dung ủy quyền: Trình bày rõ ràng và chi tiết về quyền hạn mà người ủy quyền chuyển giao cho người được ủy quyền. Bạn cần ghi rõ rằng người được ủy quyền có toàn quyền và trách nhiệm thừa kế tài sản và có quyền làm mọi thủ tục cần thiết.

– Chữ ký và xác nhận: Khi viết giấy ủy quyền, cần lưu ý để có đầy đủ chữ ký của người ủy quyền và người được ủy quyền. Người nhận quyền cũng có thể cần đính kèm chứng từ như bản sao giấy tờ tùy thân, để xác nhận danh tính và độ tin cậy.

Mời bạn xem thêm: 

Thông tin liên hệ: 

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Mẫu giấy ủy quyền thừa kế đất đai Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Biểu mẫu luật với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Vì vậy, hãy liên hệ với Biểu mẫu luật để được hỗ trợ khi bạn có vướng mắc về bài viết và những vấn đề pháp lý liên quan. 

Câu hỏi thường gặp: 

Vợ có được hưởng thừa kế tài sản của bố mẹ thay cho chồng khi chồng đã mất không?

Trong trường hợp chồng đã mất (sau khi bố mẹ mất) thì phần thừa kế của chồng đối với tài sản của bố mẹ được coi là di sản thừa kế của chồng sẽ được chia thừa kế cho vợ và các con (theo hàng thừa kế thứ nhất) hoặc chia theo di chúc mà chồng để lại. 
Trong trường hợp chồng mất trước hoặc mất cùng thời điểm với bố mẹ mà bố mẹ không để lại di chúc thì phần thừa kế mà chồng được hưởng theo pháp luật (hàng thừa kế) thì các con sẽ được hưởng thay mà vợ sẽ không được hưởng thay. 

Con đi tù có được hưởng thừa kế tài sản của bố mẹ không?

Theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Do đó, con đi tù vẫn có thể được hưởng thừa kế tài sản của bố mẹ, trừ trường hợp không được hưởng di sản thừa kế mà Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định. 

Đánh giá bài viết post