Chào Biểu mẫu luật, tôi có vấn đề như sau: Tôi là người lao động của công ty TNHH S. Tháng trước, tôi đã xin nghỉ việc để điều trị bệnh. Do vấn đề sức khỏe nên tôi không thể trực tiếp đến công ty để nhận lại sổ bảo hiểm. Vì vậy, tôi muốn ủy quyền cho em gái của tôi đến công ty nhận sổ bảo hiểm có được không? Nếu được thì tôi cần viết giấy ủy quyền này như thế nào? Tôi chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ pháp lý của Biểu mẫu luật. Đối với vấn đề mà bạn quan tâm, Biểu mẫu luật xin gửi tới bạn Mẫu giấy ủy quyền nhận sổ bảo hiểm xã hội và những vấn đề pháp lý liên quan qua bài viết dưới đây.
Giấy ủy quyền nhận sổ bảo hiểm xã hội là gì?
Giấy ủy quyền nhận sổ bảo hiểm xã hội là loại tài liệu ghi nhận việc ủy quyền để nhận sổ bảo hiểm xã hội giữa bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Bằng giấy ủy quyền này, bên ủy quyền không cần trực tiếp đến cơ quan, tổ chức để nhận sổ bảo hiểm mà bên nhận ủy quyền sẽ thực hiện thay.
Theo quy định hiện hành, việc ủy quyền nhận sổ bảo hiểm không bắt buộc phải lập thành văn bản cũng như bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, các bên nên lập ủy quyền bằng hình thức văn bản để thuận tiện khi người nhận ủy quyền thực hiện công việc. Bởi lẽ, bằng giấy ủy quyền này, người nhận ủy quyền có thể dễ dàng chứng minh tư cách pháp lý của mình (đại diện cho người ủy quyền) khi thực hiện công việc.
Trường hợp nào cần sử dụng giấy ủy quyền nhận sổ bảo hiểm xã hội
Sổ BHXH là tài liệu ghi nhận quá trình tham gia BHXH và là căn cứ để giải quyết chế độ BHXH cho người tham gia theo quy định của pháp luật. Những thông tin trong sổ gồm nhân thân người tham gia, thời gian làm việc, quá trình đóng, mức đóng và hưởng BHXH.
Trên thực tế, việc ủy quyền nhận sổ BHXH được thực hiện khi bên nhận sổ BHXH (người có tên trên sổ BHXH) không thể trực tiếp đến cơ quan, tổ chức để nhận sổ BHXH vì nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau. Thông thường, việc nhận sổ BHXH được diễn ra trong hai trường hợp phổ biến sau đây:
- Người lao động nghỉ việc, cần phải lấy sổ BHXH từ phía người sử dụng lao động để giải quyết các chế độ BHXH
- Trước đó, cá nhân làm thủ tục cấp lại, cấp đổi sổ BHXH và nay đến nhận sổ BHXH mới.
Mẫu giấy ủy quyền nhận sổ bảo hiểm xã hội
Ủy quyền nhận sổ BHXH là lựa chọn tối ưu nhất khi cá nhân không thể trực tiếp đến nhận sổ BHXH. Như trên đã phân tích, việc ủy quyền này không bắt buộc phải lập thành văn bản nhưng các bên nên lập giấy ủy quyền để tránh những rắc rối trong quá trình thực hiện. Dưới đây là Mẫu giấy ủy quyền nhận sổ BHXH của Biểu mẫu luật, bạn đọc có thể tham khảo:
Những lưu ý khi viết giấy ủy quyền nhận sổ bảo hiểm xã hội
Khi viết giấy ủy quyền nhận sổ bảo hiểm xã hội, quý vị cần chú ý một số điều quan trọng để đảm bảo quyền lợi của mình. Trước hết, nên ghi rõ thông tin cá nhân của người ủy quyền và người được ủy quyền, bao gồm tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh và địa chỉ. Tiếp theo, nêu rõ mục đích và phạm vi của ủy quyền, cũng như quyền hạn và trách nhiệm của người được ủy quyền.
Ngoài ra, không quên đính kèm các giấy tờ chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác để xác minh danh tính của cả hai bên. Cần chuẩn bị sẵn sổ bảo hiểm xã hội cần nhận và các thông tin liên quan để tránh sai sót trong quá trình thực hiện ủy quyền.
Cuối cùng, khi viết giấy ủy quyền, hãy chú ý sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, chính xác và tránh sử dụng các từ ngữ mập mờ, mơ hồ có thể tạo hiểu lầm mà phát sinh những tranh chấp không đáng có.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Mẫu giấy ủy quyền nhận sổ bảo hiểm xã hội Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Biểu mẫu luật với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Vì vậy, hãy liên hệ với Biểu mẫu luật để được hỗ trợ khi bạn có vướng mắc về bài viết và những vấn đề pháp lý liên quan.
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ Khoản 1 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam:
“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng
1.1. Thành phần hồ sơ: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.
Như vậy, khi sổ BHXH bị mất, hỏng bạn cần chuẩn bị Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) để được cấp lại. Hồ sơ trên nộp tại cơ quan BHXH cấp quận/huyện nơi bạn tham gia BHXH. Thời gian giải quyết: Không quá 10 ngày từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 47 Bộ luật Lao động năm 2012 thì: “2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. 3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.
Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho anh (chị). Trường hợp anh (chị) khởi kiện công ty vì những vấn đề khác thì công ty cũng không có quyền giữ sổ bảo hiểm của anh (chị). Trong trường hợp công ty không trả lại sổ bảo hiểm cho anh (chị) trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động, anh (chị) có thể làm đơn kiến nghị đến Hòa giải viên lao động cấp quận, huyện nơi công ty đóng trụ sở để yêu cầu được hòa giải hoặc làm đơn khởi kiện đến tòa án nhân dân cấp huyện để được thụ lý giải quyết.