Chuyên mục lưu trữ: Tài liệu

Link tải file Doc: Tải mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất nông nghiệp PDF.DOCx

Ủy quyền sử dụng đất nông nghiệp là loại hợp đồng khá phổ biến tại các khu vực nông thôn. Điều này xuất phát từ việc nhiều gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng thêm đất nông nghiệp để mở rộng khu vực sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, nhiều gia đình lại không còn nhu cầu canh tác trên đất. Thay vì phải trả lại đất cho nhà nước và bên có nhu cầu sử dụng làm đơn xin cấp thêm đất thì các hộ gia đình, cá nhân lại lựa chọn việc ủy quyền sử dụng đất nông nghiệp để tiết kiệm thời gian cũng như các chi phí thực hiện thủ tục hành chính. Để đảm bảo cho việc ủy quyền, các hộ gia đình, cá nhân sẽ ký kết giấy ủy quyền sử dụng đất nông nghiệp. Trên thực tế, nhiều người vẫn còn lúng túng khi soạn thảo nội dung của giấy ủy quyền này. Vì vậy, Biểu mẫu luật sẽ gửi tới bạn đọc Mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất nông nghiệp hiện nay. Mời bạn đọc tham khảo. 

Tải mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất nông nghiệp PDF.DOCx

Đất nông nghiệp là loại đất gì?

Đất nông nghiệp là một trong ba nhóm đất cơ bản tại nước ta hiện nay. Theo quy định của Luật Đất đai 2013, đất đai được phân thành 03 nhóm chính: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa xác định mục đích sử dụng. Căn cứ Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất nông nghiệp bao gồm những loại đất sau đây: 

“a) Đất trồng cây hằng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;

b) Đất trồng cây lâu năm;

c) Đất rừng sản xuất;

d) Đất rừng phòng hộ;

đ) Đất rừng đặc dụng;

e) Đất nuôi trồng thủy sản;

g) Đất làm muối;

h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.”

Quyền của người sử dụng đất nông nghiệp

Khi được Nhà nước công nhận là người sử dụng đất hợp pháp thông qua việc giao đất, cho thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất, người sử dụng đất nói chung và người sử dụng đất nông nghiệp nói riêng được hưởng các quyền của người sử dụng đất theo quy định tại Điều 166 và Điều 167 Luật Đất đai 2013 như sau: 

  • Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
  • Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
  • Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
  • Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
  • Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
  • Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất.

Mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất nông nghiệp

Anh Bình ở Cao Bằng gửi tới Biểu mẫu luật câu hỏi như sau: Hiện nay, bố mẹ tôi đã già nên không còn nhu cầu sử dụng thửa đất nông nghiệp đã được nhà nước giao. Vì vậy, bố mẹ tôi muốn ủy quyền sang cho tôi để tôi trực tiếp trồng lúa và nộp thuế đất nông nghiệp hàng năm. Vì vậy, cơ quan Nhà nước yêu cầu bố mẹ tôi phải ký giấy ủy quyền cho tôi để sử dụng đất nông nghiệp. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa rõ về các nội dung trên Giấy ủy quyền này. Nay tôi gửi câu hỏi này, mong Biểu mẫu luật hỗ trợ. 

Đối với yêu cầu của anh, Biểu mẫu luật cung cấp Mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất nông nghiệp, anh có thể tải về và sử dụng: 

Hướng dẫn viết giấy ủy quyền sử dụng đất nông nghiệp

Giấy ủy quyền sử dụng đất nông nghiệp là căn cứ pháp lý hợp pháp để một chủ thể khác (không phải người sử dụng đất) có quyền sử dụng đất nông nghiệp. Vì vậy khi viết giấy ủy quyền sử dụng đất nông nghiệp, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây để hạn chế tối đa những rủi ro pháp lý: 

– Tiêu đề và thông tin đầy đủ: Đầu tiên, bạn cần ghi rõ tiêu đề “Giấy ủy quyền sử dụng đất nông nghiệp” hoặc “Hợp đồng ủy quyền sử dụng đất”, …. Sau đó, cung cấp thông tin đầy đủ về người ủy quyền (bên nhận quyền sử dụng đất) và người được ủy quyền (bên giao quyền sử dụng đất), bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số CMND/CCCD, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, v.v.

– Mô tả đặc điểm của thửa đất nông nghiệp (đối tượng của hợp đồng ủy quyền): Trình bày một cách chi tiết diện tích và vị trí của đất nông nghiệp được ủy quyền. Nêu rõ thông tin về số hiệu thửa đất, tỉnh/thành phố, huyện/quận, xã/phường nơi đất được đặt và mô tả diện tích bằng số đo hoặc theo diện tích trong sổ đăng ký quyền sử dụng đất.

– Thời hạn và mục đích sử dụng: Xác định thời hạn mà giấy ủy quyền sử dụng đất có hiệu lực. Riêng đối với mục đích sử dụng đất, ghi rõ liệu đó là mục đích trồng trọt, chăn nuôi, làm vườn, sản xuất nông nghiệp hay mục đích khác nếu có.

– Quyền và trách nhiệm: Rõ ràng đề cập đến quyền được hưởng của bên được ủy quyền, chẳng hạn như quyền tận dụng, cải tạo, chấm dứt/hoàn trả đất nếu cần thiết. Đồng thời cũng cần nêu rõ trách nhiệm của bên được ủy quyền, bao gồm việc bảo vệ đất, tuân thủ pháp luật nông nghiệp, v.v.

– Ký tên và xác nhận: Ủy quyền của giấy phải có chữ ký, tên, nghề nghiệp, và ngày tháng năm ký phía người ủy quyền và người được ủy quyền. 

Mời bạn xem thêm: 

Thông tin liên hệ: 

Biểu mẫu luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến Mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất nông nghiệp Nếu bạn còn vướng mắc về bài viết và những vấn đề pháp lý liên quan. Hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng. 

Câu hỏi thường gặp: 

Có thể sử dụng giấy ủy quyền sử dụng đất nông nghiệp để cấp sổ đỏ không?

Giấy ủy quyền chỉ có giá trị cho phép người nhận ủy quyền được sử dụng đất nông nghiệp trong phạm vi ủy quyền mà không có giá trị chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất (không có sự thay đổi về người sử dụng đất hợp pháp). Vì vậy, người nhận ủy quyền sử dụng đất nông nghiệp không để sử dụng hợp đồng ủy quyền để cấp sổ đỏ.

Hợp đồng ủy quyền sử dụng đất nông nghiệp có phải công chứng không?

Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định như sau: 
“a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”
Như vậy, pháp luật hiện hành chỉ có quy định bắt buộc công chứng/ chứng thực những hợp đồng nêu trên. Đối với hợp đồng ủy quyền sử dụng đất nông nghiệp sẽ không bắt buộc phải công chứng mà sẽ thực hiện theo nhu cầu của các bên. 

Đánh giá bài viết post

Link tải file Doc: Tải mẫu giấy ủy quyền làm thủ tục nhà đất PDF.DOCx

Xin chào Biểu mẫu luật, tôi có một số băn khoăn liên quan đến vấn đề ủy quyền làm thủ tục nhà đất. Cụ thể là: Vợ chồng tôi có mua một thửa đất khoảng 500m2. Tuy nhiên, vợ chồng tôi có việc đột xuất nên không thể trực tiếp thực hiện thủ tục sang tên. Vì vậy, tôi muốn ủy quyền cho một người cháu ở quê để thay mặt vợ chồng tôi thực hiện thủ tục. Nhưng tôi khá băn khoăn về các nội dung của Giấy ủy quyền làm thủ tục nhà đất và chưa biết trình bày như thế nào? Mong Biểu mẫu luật hỗ trợ, tôi chân thành cảm ơn!

Xin chào, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn cho Biểu mẫu luật. Đối với vấn đề ủy quyền làm thủ tục nhà đất, Biểu mẫu luật xin gửi tới bạn Mẫu giấy ủy quyền làm thủ tục nhà đất. 

Tải mẫu giấy ủy quyền làm thủ tục nhà đất PDF.DOCx

Những thủ tục nhà đất phổ biến hiện nay

Thủ tục nhà đất là thuật ngữ nhằm chỉ các thủ tục hành chính liên quan đến bất động sản: quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản gắn liền trên đất. Hiện nay, pháp luật quy định có khá nhiều thủ tục hành chính liên quan đến bất động sản. Trong đó, có một số thủ tục phổ biến như sau: 

– Đăng ký đất đai: Thủ tục này nhằm xác định và chứng nhận quyền sử đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất của cá nhân hoặc tổ chức. Đăng ký được tiến hành tại Sở Tài nguyên và Môi trường của địa phương. Kết quả của thủ tục này thường là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất được cấp mới (hoặc được ghi nhận các nội dung liên quan đến biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp). 

– Mua bán nhà đất: Giao dịch về bất động sản cần được thực hiện công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại UBND cấp xã (nơi có mảnh đất). 

– Thế chấp nhà đất: Thủ tục này liên quan đến việc sử dụng nhà đất làm tài sản đảm bảo cho khoản vay. Người vay cần thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp tại cơ quan có thẩm đăng ký đất đai.

– Xây dựng nhà ở và công trình trên đất đất: Khi xây dựng nhà đất, cần xin phép xây dựng, thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu cần) và tuân thủ quy định về kiến trúc, an toàn công trình xây dựng.

Điều kiện có hiệu lực của việc ủy quyền làm thủ tục nhà đất

Ủy quyền là quan hệ đại diện được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự 2015. Trong quan hệ đại diện này, bên nhận ủy quyền sẽ nhân danh và vì lợi ích của bên ủy quyền để thực hiện các giao dịch, công việc, nhiệm vụ trong phạm vi ủy quyền. Tuy nhiên, quan hệ ủy quyền chỉ được coi là hợp pháp khi đáp ứng điều kiện như sau: 

Điều 134. Đại diện

[…]

2. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.

3. Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.”

Và, Khoản 3 Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.”

Mẫu giấy ủy quyền làm thủ tục nhà đất

Thủ tục hành chính nhất là các thủ tục liên quan đến nhà đất luôn phải thực hiện theo trình tự nhất định và tương đối phức tạp, thậm chí có thể kéo dài thời gian lên đến vài tháng. Chính vì vậy mà nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn việc ủy quyền cho một cá nhân, tổ chức khác chuyên thực hiện các thủ tục hành chính về nhà đất để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí thực hiện thủ tục. 

Dưới đây là mẫu giấy ủy quyền làm thủ tục nhà đất, độc giả có thể tham khảo: 

Hướng dẫn viết giấy ủy quyền làm thủ tục nhà đất

Những nội dung trên giấy ủy quyền có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bên ủy quyền cũng như bên nhận ủy quyền. Khi viết giấy ủy quyền làm thủ tục nhà đất, có một số lưu ý quan trọng mà bạn nên nhớ để đảm bảo tính hợp pháp và tránh những rắc rối phát sinh sau này.

Đầu tiên, bạn cần xác định rõ ràng về nội dung giấy ủy quyền. Ghi rõ tên và địa chỉ của người ủy quyền và người được ủy quyền. Nêu rõ mục đích và phạm vi của ủy quyền để tránh hiểu lầm trong quá trình thực hiện.

Thứ hai, nên sử dụng ngôn ngữ chính xác và rõ ràng để tránh sự đánh lừa hay hiểu lầm. Đồng thời, ghi rõ thời hạn có hiệu lực của ủy quyền và các điều kiện cá nhân về việc ủy quyền như quyền hủy bỏ ủy quyền.

Ngoài ra, lưu ý kỹ những quy định pháp luật liên quan đến việc viết giấy ủy quyền. Bạn cần tránh việc vi phạm các quy định về hợp pháp, bảo mật thông tin cá nhân và quyền lợi của người được ủy quyền.

Mời bạn xem thêm: 

Thông tin liên hệ: 

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Mẫu giấy ủy quyền làm thủ tục nhà đất Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Biểu mẫu luật với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Vì vậy, hãy liên hệ với Biểu mẫu luật để được hỗ trợ khi bạn có vướng mắc về bài viết và những vấn đề pháp lý liên quan. 

Câu hỏi thường gặp: 

Giấy ủy quyền làm thủ tục nhà đất hết hiệu lực khi nào?

Theo Khoản 3 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015, giấy ủy quyền làm thủ tục nhà đất hết hiệu lực khi thuộc một trong những trường hợp sau: 
“a) Theo thỏa thuận;
b) Thời hạn ủy quyền đã hết;
c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.”

Ủy quyền từ nước ngoài về Việt Nam để thực hiện thủ tục nhà đất như thế nào?

Trường hợp người từ nước ngoài ủy quyền về Việt Nam, bạn có thể đến Đại sứ quán của Việt Nam tại nước ngoài thể thực hiện thủ tục ủy quyền. Sau đó, người nhận ủy quyền sẽ đến văn phòng công chứng tại Việt Nam (nhận ủy thác của Đại sứ quán) để thực hiện thủ tục nhận ủy quyền. 

Đánh giá bài viết post

Link tải file Doc: Tải mẫu giấy ủy quyền nhận tiền đền bù đất PDF.DOCx

Thu hồi và đền bù đất luôn là một trong những vấn đề nan giải và nhận được sự quan tâm từ nhiều người dân. Khi người sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất mà đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì sẽ được Nhà nước chi trả tiền đền bù hoặc đền bù bằng đất. Như vậy, chỉ có người sử dụng đất có đất bị thu hồi mới có quyền nhận đền bù đất từ nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều trường hợp mà người sử dụng đất không thể trực tiếp thực hiện thủ tục nhận tiền đền bù đất được. Trong trường hợp này, người sử dụng đất sẽ phải ủy quyền cho một cá nhân khác đề thay mặt mình nhận tiền đền bù đất từ Nhà nước. 

Qua bài viết dưới đây, Biểu mẫu luật xin gửi tới bạn đọc Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền đền bù đất và những vấn đề pháp lý liên quan. 

Tải mẫu giấy ủy quyền nhận tiền đền bù đất PDF.DOCx

Nguyên tắc đền bù về đất khi Nhà nước thu hồi đất

Việc thu hồi và đền bù đất có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Vì vậy, quá trình từ thu hồi đất đến bồi thường đất cho người dân có đất bị thu hồi phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc mà Luật Đất đai 2013 quy định để giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người dân, đảm bảo người dân sớm ổn định đời sống sau khi Nhà nước thu hồi đất. Tại Điều 74 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất như sau: 

“1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.

2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

3. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.”

Những khoản đền bù đất khi Nhà nước thu hồi đất

Trong quá trình sử dụng đất, người dân sẽ có xu hướng phục hồi, cải tạo để nâng giá trị của thửa đất thông qua việc: cày, cuốc, nuôi, trồng, xây dựng nhà ở và công trình trên đất, …. Ngoài ra, sự phát triển về kinh tế, xã hội cũng khiến giá trị của thửa đất biến động. Vì vậy, khi Nhà nước thu hồi đất, ngoài tiền đền bù về giá trị đất thì cần phải tính đến công sức, chi phí của người dân đã đầu tư vào đất. Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, khi Nhà nước thu hồi đất, người sử dụng đất có thể được nhận những khoản đền bù sau đây: 

  • Bồi thường về đất (dựa trên Bảng giá đất của địa phương)
  • Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại
  • Bồi thường về tài sản trên đất

Ngoài ra, người dân có đất bị thu hồi có thể được hưởng các khoản hỗ trợ bao gồm: 

  • Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;
  • Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở;
  • Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở;
  • Hỗ trợ khác.

Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền đền bù đất

Bằng giấy ủy quyền nhận tiền đền bù đất, người nhận ủy quyền có thể thay mặt người ủy quyền để thực hiện các thủ tục hành chính tại cơ quan có thẩm quyền để nhận tiền bồi thường của Nhà nước khi thu hồi đất. Giấy ủy quyền phải thể hiện được nội dung cơ bản về người ủy quyền, người nhận ủy quyền, công việc thực hiện và thời hạn ủy quyền. 

Dưới đây là mẫu giấy ủy quyền nhận tiền đền bù đất của Biểu mẫu luật, bạn có thể tải về và sử dụng: 

Hướng dẫn viết giấy ủy quyền nhận tiền đền bù đất

Khi thay mặt người sử dụng đất (người ủy quyền) thực hiện các thủ tục tại cơ quan Nhà nước để nhận tiền đền bù đất, người nhận ủy quyền cần phải xuất trình giấy ủy quyền để chứng minh tư cách pháp lý của mình. Để tránh thiếu sót nội dung trong giấy ủy quyền làm kéo dài thời gian thực hiện thủ tục, khi viết giấy ủy quyền nhận tiền đền bù đất, bạn cần lưu ý những vấn đề như sau: 

Trước hết, người viết giấy ủy quyền cần xác định rõ ràng và chính xác các thông tin cơ bản của giấy ủy quyền. Điều này bao gồm thông tin về bên nhận tiền đền bù, bên ủy quyền, diện tích đất bị thu hồi, địa chỉ và mục đích sử dụng đất đã bị thu hồi. Các thông tin này cần được ghi chính xác để tránh những phiền toái sau này.

Thứ hai, người viết cần đảm bảo rằng giấy ủy quyền được viết bằng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu và không gây hiểu lầm. Sử dụng các thuật ngữ pháp lý chính xác và cung cấp mô tả chi tiết về quyền và trách nhiệm của bên nhận tiền đền bù.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng giấy ủy quyền cần phải được ký và đóng dấu (nếu có) đầy đủ. Người viết cần chắc chắn rằng người được ủy quyền có đủ năng lực pháp lý để nhận tiền đền bù và thực hiện các quyền và trách nhiệm theo đúng nội dung của giấy ủy quyền.

Mời bạn xem thêm: 

Thông tin liên hệ: 

Biểu mẫu luật đã gửi tới bạn đọc Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền đền bù đất và những vấn đề pháp lý liên quan qua bài viết bên trên. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.  

Câu hỏi thường gặp: 

Trường hợp nào thu hồi đất không được bồi thường

Theo quy định tại Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước thu hồi đất thuộc trường hợp sau thì không được bồi thường: 
Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người

Nhận tiền đền bù đất như thế nào?

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi. Trường hợp chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, người sử dụng đất còn được hưởng thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả. Tuy nhiên, nếu người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách nhà nước.

Đánh giá bài viết post

Link tải file Doc: Tải mẫu giấy ủy quyền ký giấy tờ nhà đất PDF.DOCx

Xin chào Biểu mẫu luật, tôi có một số thắc mắc về vấn đề ủy quyền ký giấy tờ nhà đất như sau: Vợ chồng tôi đang ở nước ngoài và muốn mua một căn nhà tại Việt Nam để sau này vợ chồng chuyển về định cư. Vì vậy, tôi muốn ủy quyền cho bố mẹ tôi thực hiện các thủ tục nhà đất từ giai đoạn mua bán đến cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, tôi vẫn rõ lắm về các vấn đề liên quan đến ủy quyền, những loại giấy tờ cần phải ký tên và các nội dung của Giấy ủy quyền ký giấy tờ nhà đất? Mong Biểu mẫu luật hỗ trợ giải đáp. Tôi chân thành cảm ơn!

Tải mẫu giấy ủy quyền ký giấy tờ nhà đất PDF.DOCx

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ tư vấn của Biểu mẫu luật. Đối với vấn đề của bạn, Biểu mẫu luật xin gửi tới bạn Mẫu giấy ủy quyền ký giấy tờ nhà đất và những vấn đề pháp lý liên quan qua bài viết sau đây: 

Ủy quyền là gì? Giá trị pháp lý của quan hệ ủy quyền

Ủy quyền là một trong những căn cứ xác lập quan hệ đại diện giữa người ủy ủy quyền và người nhận ủy quyền. Thông qua ủy quyền, người nhận ủy quyền sẽ nhân danh và vì lợi ích của người ủy quyền để thực hiện các công việc, nhiệm vụ theo như nội dung ủy quyền. Giá trị pháp lý của việc đại diện theo ủy quyền được quy định tại Điều 139 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: 

Điều 139. Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện

1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.

2. Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.

3. Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.”

Những loại giấy tờ nhà, đất hiện nay

Giấy tờ về nhà đất là một thuật ngữ nhằm chỉ các loại giấy tờ, văn bản có liên quan đến nhà ở và đất đai. Các giấy tờ này bao gồm các giấy tờ về giao dịch đất đai, nhà ở và những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Hiện nay, những loại giấy tờ nhà, đất phổ biến như sau: 

Thứ nhất, giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở: 

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

– Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

– Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

– Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

– Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

– Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

– Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

Thứ hai, giấy tờ về giao dịch nhà, đất:

– Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở; 

– Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở; 

– Hợp đồng đặt cọc đất, nhà ở; 

– Hợp đồng ủy quyền sử dụng đất, sử dụng nhà ở. 

Mẫu giấy ủy quyền ký giấy tờ nhà đất

Khi ủy quyền ký giấy tờ nhà đất, bên nhận ủy quyền sẽ là người đại diện cho bên ủy quyền để thay mặt bên ủy quyền ký tên trên các giấy tờ liên quan đến nhà, đất tùy thuộc vào phạm vi ủy quyền. Vì vậy, giấy ủy quyền phải đảm bảo được những nội dung cơ bản bao gồm: thông tin của bên nhận ủy quyền và bên ủy quyền, thời hạn và phạm vi ủy quyền. 

Dưới đây là mẫu giấy ủy quyền ký giấy tờ nhà đất của Biểu mẫu luật, bạn có thể tham khảo: 

Hướng dẫn viết giấy ủy quyền ký giấy tờ nhà đất

Giấy ủy quyền cũng như giấy ủy quyền ký thay giấy tờ nhà đất là một phương tiện để người ủy quyền trao lại quyền của mình cho bên nhận ủy quyền. Nội dung của giấy ủy quyền có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mỗi bên nên rất dễ phát sinh tranh chấp nêu nội dung không rõ ràng. Vì vậy, khi viết giấy ủy quyền ký giấy tờ nhà đất, bạn cần lưu ý vấn đề sau đây: 

Đầu tiên, bạn cần chú ý trong việc xác định các thông tin liên quan đến đối tượng là nhà ở và quyền sử dụng đất mà bạn đang ủy quyền. Điều này đảm bảo rằng giấy ủy quyền của bạn là chính xác và hợp pháp. Bạn cũng nên ghi rõ tên và địa chỉ của các bên liên quan đến việc ủy quyền và được ủy quyền.

Thứ hai, hãy đảm bảo rằng nội dung của giấy ủy quyền phản ánh đúng ý chí và yêu cầu của bạn đối với bên nhận ủy quyền. Nội dung và thời hạn ủy quyền nên được thể hiện một cách chi tiết. Nếu cần thiết, có thể tham khảo ý kiến của những chuyên gia pháp lý để đảm bảo rằng các điều khoản và điều kiện của giấy ủy quyền phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.

Cuối cùng, bạn hoàn toàn có thể đặt ra các yêu cầu bảo mật thông tin nếu bạn thấy rằng cần thiết phải bảo vệ những thông tin liên quan đến giao dịch tài sản của bạn. 

Mời bạn xem thêm: 

Thông tin liên hệ: 

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Mẫu giấy ủy quyền ký giấy tờ nhà đất Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Biểu mẫu luật với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Vì vậy, hãy liên hệ với Biểu mẫu luật để được hỗ trợ khi bạn có vướng mắc về bài viết và những vấn đề pháp lý liên quan.   

Câu hỏi thường gặp: 

Cha mẹ thay mặt con dưới 18 tuổi ký giấy tờ nhà, đất có phải lập giấy ủy quyền không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Dân sự 2015, cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên. 
Đồng thời, tại Điều 21 Bộ luật này quy định: “2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”
Như vậy, đối với con từ đủ 6 tuổi thì con có thể xác lập (ký tên) các giao dịch về nhà, đất. Còn cha mẹ sẽ đóng vai trò thể hiện ý chí đồng ý/ không đồng ý đối với giao dịch của con. 

Thời hạn ủy quyền được xác định như thế nào?

1. Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau:
– Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;
– Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.

Link tải file Doc: Tải mẫu giấy ủy quyền lấy giấy quyết định nghỉ việc

Xin chào Biểu mẫu luật, tôi có vấn đề như sau: Tôi là người lao động của công ty TNHH MX – tỉnh Hà Giang. Hiện nay, khi giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp, tôi phát hiện hồ sơ bị thiếu quyết định nghỉ việc của công ty. Vì công ty ở khá xa nhà của tôi nên tôi muốn ủy quyền cho một người bạn của tôi hiện đang làm ở công ty để giúp tôi lấy quyết định nghỉ việc. Nhưng tôi khá băn khoăn và chưa biết viết giấy ủy quyền này như thế nào cho hợp lý. Mong được Biểu mẫu luật hỗ trợ. Tôi chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Biểu mẫu luật. Đối với vấn đề của bạn, Biểu mẫu luật gửi tới bạn Mẫu giấy ủy quyền lấy quyết định nghỉ việc qua bài viết sau đây. 

Quyết định nghỉ việc được sử dụng trong trường hợp nào?

Quyết định nghỉ việc là văn bản được ban hành bởi người sử dụng lao động. Quyết định nghỉ việc ghi nhận nội dung về việc chấm dứt quan hệ lao động đối với người lao động. Những nội dung quan trọng của quyết định này gồm: thời gian bàn hành quyết định, căn cứ ban hành quyết định, thông tin của người lao động, lý do chấm dứt quan hệ lao động.

Quyết định nghỉ việc được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu, mục đích của mỗi cá nhân. Một số trường hợp phổ biến có thể sử dụng đến quyết định nghỉ việc như sau: 

  • Giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp, lương hưu
  • Hồ sơ tuyển dụng (nếu có yêu cầu từ nhà tuyển dụng)
  • Hồ sơ khiếu nại, yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động liên quan đến chấm dứt hợp đồng lao động, …

Đã viết giấy ủy quyền lấy giấy quyết định nghỉ việc có được rút lại không?

Giấy ủy quyền lấy quyết định nghỉ việc là văn bản ghi nhận sự ủy thác của người lao động cho một cá nhân, tổ chức khác (thường là cá nhân) để thay mặt họ lấy quyết định nghỉ việc tại cơ quan, đơn vị, công ty, … mà trước đây họ đã làm việc. Giấy ủy quyền là một trong những căn cứ xác lập quan hệ đại diện giữa người ủy quyền và người nhận ủy quyền. 

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền” là một trong những căn cứ chấm dứt hiệu lực của hợp đồng ủy quyền. 

Do đó, khi đã viết giấy ủy quyền lấy quyết định nghỉ việc, người ủy quyền vẫn được rút lại, hủy, chấm dứt hiệu lực của giấy ủy quyền. Tuy nhiên, việc này phải tuân thủ quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 như sau: 

“Điều 569. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền

1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.

Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.

2. Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.”

Mẫu giấy ủy quyền lấy quyết định nghỉ việc

Tương tự như những loại giấy ủy quyền khác, giấy ủy quyền lấy quyết định phải thể hiện được một số nội dung quan trong như sau: thông tin của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền, nội dung và phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền, ký xác nhận của cả hai bên. Dưới đây là mẫu giấy ủy quyền lấy quyết định nghỉ việc của Biểu mẫu luật, bạn có thể tải về và sử dụng: 

Cách viết giấy ủy quyền lấy quyết định nghỉ việc

Bằng mẫu giấy ủy quyền lấy quyết định nghỉ việc mà Biểu mẫu luật cung cấp tại phần trên, bạn có thể dễ dàng hoàn thiện giấy ủy quyền sao cho phù hợp với yêu cầu và điều kiện của bản thân. Tuy nhiên, khi viết giấy ủy quyền, bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng như sau: 

– Định rõ mục đích: Trước khi bắt đầu viết, hãy xác định rõ ràng mục đích của giấy ủy quyền, liệu bạn đang ủy quyền cho ai và để làm gì. Điều này giúp tránh hiểu lầm hay tranh chấp trong tương lai.

– Xác định bên ủy quyền và bên được ủy quyền: Rõ ràng chỉ ra tên và địa chỉ của bên ủy quyền (người ủy quyền) và bên được ủy quyền (người được ủy quyền). Điều này giúp đảm bảo tính hợp pháp và rõ ràng của giấy ủy quyền.

– Nội dung, phạm vi ủy quyền: Bạn nên cung cấp thông tin chi tiết và cụ thể về phạm vi, nội dung ủy quyền để tránh việc để mơ hồ hay khó hiểu.

– Ngôn ngữ rõ ràng và chính xác: Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, không để lại chỗ trống hoặc sử dụng cụm từ mơ hồ có thể gây hiểu lầm. Nếu cần thiết, bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ một luật sư chuyên nghiệp để đảm bảo tính chính xác của văn bản.

– Chữ ký và ngày tháng: Để giấy ủy quyền có giá trị pháp lý, cần có chữ ký của cả bên ủy quyền lẫn bên được ủy quyền. Ghi rõ ngày tháng khi viết giấy ủy quyền cũng rất quan trọng để theo dõi thời gian hiệu lực của nó.

Mời bạn xem thêm: 

Thông tin liên hệ:

Biểu mẫu luật đã gửi tới bạn đọc Mẫu giấy ủy quyền lấy giấy quyết định nghỉ việc và những vấn đề pháp lý liên quan qua bài viết bên trên. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.  

Câu hỏi thường gặp: 

Giấy ủy quyền lấy quyết định nghỉ việc có phải công chứng không?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về việc công chứng hợp đồng ủy quyền lấy quyết định nghỉ việc, do đó, giấy ủy quyền này vẫn đảm bảo giá trị pháp lý mà không cần công chứng, chứng thực. 

Công ty có quyền từ chối cấp quyết định nghỉ việc cho nhân viên, người lao động không?

Khoản 3 Điều 48 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau: 
“a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.”
Như vậy, khi nhân viên, người lao động yêu cầu cung cấp quyết định nghỉ việc, công ty bắt buộc phải cung cấp bản sao hoặc bản chính quyết định này cho nhân viên, người lao động đã nghỉ việc. 

Đánh giá bài viết post

Link tải file Doc: Tải mẫu giấy ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp

Đăng ký thành lập doanh nghiệp hay đăng ký doanh nghiệp là bước đầu tiên mà cá nhân, tổ chức phải thực hiện khi muốn thành lập doanh nghiệp để kinh doanh, sản xuất. Trên thực tế, thủ tục thành lập doanh nghiệp tương đối phức tạp vì nhiều nguyên nhân khác nhau như: hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi loại hình doanh nghiệp là khác nhau, cần phải thực hiện nhiều loại thủ tục khác như: đăng ký thuế, đăng ký kinh doanh, … Chính vì vậy, ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp cho những cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ đăng ký doanh nghiệp phương án mà nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn khi có nhu cầu thành lập doanh nghiệp. Vây, giấy ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì? Có những lưu ý gì đối với việc ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Biểu mẫu luật nhé. 

Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì?

Để được hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật. Đăng ký thành lập doanh nghiệp là một trong những phương thức để Nhà nước quản lý và kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp trong nước. 

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 01/2021/NĐ-CP định nghĩa khái niệm thành lập doanh nghiệp như sau:  

“1. Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này.”

Ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp

Hiện nay, việc ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp là lựa chọn của đại đa số cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu thành lập doanh nghiệp. Ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp là việc bên nhận ủy quyền sẽ thay mặt cá nhân, tổ chức (bên ủy quyền) để thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền. Nguyên tắc ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau: 

“Điều 12. Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định sau đây:

1. Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

2. Trường hợp ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.

3. Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhân viên bưu chính phải nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

4. Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì việc ủy quyền thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Mẫu giấy ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp

Tương tự như những văn bản ủy quyền khác, giấy ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp cần thể hiện đầy đủ nội dung như: thời gian, thời hạn ủy quyền, thông tin của các bên, nội dung và phạm vi ủy quyền. Dưới đây là mẫu giấy ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp của Biểu mẫu luật, bạn đọc có thể tham khảo: 

Những lưu ý đối với giấy ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp

Thông thường, khi ủy quyền đăng ký doanh nghiệp, bên nhận ủy quyền (thường cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp) sẽ là bên cung cấp giấy, hợp đồng ủy quyền để bên ủy quyền xem xét nội dung và ký xác nhận. Chính vì vậy, trước khi ký giấy ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn cần lưu ý những vấn đề quan trọng như sau: 

– Xem xét kỹ văn bản ủy quyền: Đảm bảo bạn đã đọc và hiểu rõ nội dung của giấy ủy quyền, bao gồm các điều khoản và điều kiện. Nếu có bất kỳ điều khoản nào mà bạn không hiểu hoặc có thắc mắc, hãy trao đổi lại với bên nhận ủy quyền hoặc các chuyên gia pháp lý để được giải đáp.

– Nội dung và phạm vi của ủy quyền: Xác định rõ ràng phạm vi của ủy quyền mà bạn sẽ trao cho người được ủy quyền, bao gồm các công việc được thực hiện, phạm vi thực hiện quyền và thời hạn ủy quyền. Điều này giúp đảm bảo rằng người được ủy quyền hiểu rõ và thực hiện công việc theo đúng ý của bạn.

– Hạn chế ủy quyền: Cân nhắc rõ ràng những hạn chế đối với quyền và quyền hạn của người được ủy quyền. Bạn có thể xác định thời gian hợp đồng, hoặc đặt giới hạn cho quyền hành động cụ thể để đảm bảo sự kiểm soát và an toàn.

Mời bạn xem thêm: 

Thông tin liên hệ:

Biểu mẫu luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến Mẫu giấy ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp Nếu bạn còn vướng mắc về bài viết và những vấn đề pháp lý liên quan. Hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.  

Câu hỏi thường gặp: 

Doanh nghiệp chưa hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập có được ký hợp đồng không?

Việc ký hợp đồng khi chưa hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp được hướng dẫn tại Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: 
“Điều 18. Hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp
1. Người thành lập doanh nghiệp được ký hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp.
2. Trường hợp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết quy định tại khoản 1 Điều này và các bên phải thực hiện việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người ký kết hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng; trường hợp có người khác tham gia thành lập doanh nghiệp thì cùng liên đới chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó.”

Giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh được cấp cho doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh được ghi trên cơ sở thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không phải là giấy phép kinh doanh.

Link tải file Doc: Tải mẫu giấy ủy quyền đứng tên sổ đỏ PDF.DOCx

Xin chào Biểu mẫu luật, tôi là người Việt Nam hiện đang định cư tại nước ngoài. Sắp tới, tôi có dự định về Việt Nam làm việc và sinh sống. Vì vậy, tôi muốn mua một thửa đất. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên tôi muốn thực ủy quyền cho một người bạn thay tôi mua đất và đứng tên trên sổ đỏ. Sau này, khi tôi về người đó sẽ chuyển nhượng lại cho tôi. Vậy, tôi muốn hỏi rằng: theo quy định pháp luật Việt Nam việc ủy quyền đứng tên sổ đỏ có hợp pháp không? những rủi ro khi ủy quyền đứng tên sổ đỏ? Nếu được, viết giấy ủy quyền đứng tên sổ đỏ như thế nào?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Biểu mẫu luật. Đối với câu hỏi của bạn, Biểu mẫu luật xin gửi tới bạn Mẫu giấy ủy quyền đứng tên sổ đỏ và những vấn đề pháp lý liên quan qua bài viết dưới đây: 

Ủy quyền đứng tên sổ đỏ là gì? Ủy quyền đứng tên sổ đỏ có hợp pháp không?

Ủy quyền đứng tên sổ đỏ là thỏa thuận rất thông dụng hiện nay. Việc ủy quyền đứng tên sổ đỏ được thực hiện khi bên nhận chuyển quyền sử dụng đất không thể đứng tên sổ đỏ tại thời điểm nhận chuyển quyền vì nhiều lý do khác nhau. Do đó, bên nhận chuyển quyền sẽ ủy quyền cho một cá nhân (thường là bạn bè, người thân, …) thể thay mình đứng tên sổ đỏ. Người nhận ủy quyền trong trường hợp này sẽ được đứng tên trên sổ đỏ đối với thừa đất mà người ủy quyền được nhận hợp pháp từ giao dịch chuyển nhượng, tặng cho, … (thường là chuyển nhượng). 

Có thể thấy, uỷ quyền là hướng đến việc “thực hiện thay một công việc” trong khi đứng tên trên Sổ đỏ lại thể hiện sự công nhận của Nhà nước về quyền sở hữu, sử dụng nhà, đất của cá nhân. Đây là hai vấn đề không liên quan đến nhau. Vì vậy, Luật đất đai và Bộ luật dân sự hiện hành không thừa nhận giao dịch ủy quyền cho người khác đứng tên sổ đỏ.

Tuy nhiên, trên thực tế xét xử của Tòa án, trong một số trường hợp, việc ủy quyền đứng tên sổ đỏ vẫn được coi là một trong những căn cứ, nguồn chứng cứ để Tòa án công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản nhà ở và tài sản gắn liền với đất của bên ủy quyền. 

Tải mẫu giấy ủy quyền đứng tên sổ đỏ

Giấy ủy quyền đứng tên sổ đỏ và việc ủy quyền không hề hiếm gặp hiện nay. Giấy ủy quyền này thường được lập khi người mua đất chưa đủ điều kiện đứng tên sổ đỏ. Ví dụ như họ là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, … Dưới đây là mẫu giấy ủy quyền đứng tên sổ đỏ của Biểu mẫu luật, bạn có thể tải về và sử dụng: 

Những lưu ý khi viết giấy ủy quyền đứng tên sổ đỏ

Trên thực tế, Giấy ủy quyền đứng tên sổ đỏ được coi là thỏa thuận “ngầm” giữa các bên về việc đứng tên hộ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như trên đã phân tích, giấy ủy quyền này không được pháp luật công nhận nhưng vẫn được coi là một trong những căn cứ để Tòa án xem xét, giải quyết vụ án. Do đó, khi viết giấy ủy quyền đứng tên sổ đỏ, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây để hạn chế rủi ro pháp lý xảy ra: 

– Định rõ các bên liên quan: Trong giấy ủy quyền, cần ghi rõ tên, địa chỉ và số chứng minh thư (hoặc hộ chiếu) của người ủy quyền (người giao quyền) và người được ủy quyền (người nhận quyền). 

– Mô tả tài sản: Trong giấy ủy quyền, cần miêu tả rõ thửa đất, căn nhà. Gồm: vị trí địa lý, diện tích, số giấy chứng nhận, ….

– Thời hạn ủy quyền: Xác định thời gian hiệu lực của giấy ủy quyền. Việc này có thể là một khoảng thời gian cụ thể hoặc cho đến khi có thông báo từ bên ủy quyền.

– Cam kết và chữ ký: Cả người ủy quyền và người được ủy quyền cần ký và ghi rõ ngày tháng năm ký tên. Đồng thời, có thể yêu cầu sự chứng thực từ các cơ quan có thẩm quyền.

– Đính kèm giấy tờ hợp pháp: Khi viết giấy ủy quyền, cần đính kèm các giấy tờ hợp pháp như bản sao công chứng căn cước công dân, sổ đỏ, hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê…

Những rủi ro khi ủy quyền cho người khác đứng tên sổ đỏ

Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, sổ đỏ hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất là tài liệu có giá trị chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của người đứng tên trên đó. Vì vậy, khi ủy quyền cho người khác đứng tên sổ đỏ có thể tồn tại những rủi ro pháp lý như sau: 

Thứ nhất, nguy cơ mất trắng tài sản khi nhờ người khác đứng tên sổ đỏ. Người đứng hộ tên có ý định chiếm đoạt sẽ không chịu sang tên lại, trả lại tài sản, phủ nhận giao dịch nhờ đứng tên nếu không có ủy quyền khi nhận chuyển nhượng.

Thứ hai, việc nhờ người khác đứng tên sổ đỏ khi Nhà nước thu hồi nếu đủ điều kiện được bồi thường thì người được nhờ đứng tên sổ đỏ là người được bồi thường. Bạn sẽ không có bất cứ quyền lợi gì cả, không được bồi thường khi bất động sản bị thu hồi.

Thứ ba, khi nhờ người khác đứng tên sổ đỏ thì người được nhờ đứng tên sổ đỏ có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất nếu đủ điều kiện.

Thứ tư, khi nhờ người khác đứng tên sổ đỏ trong trường hợp người được nhờ đứng tên chết thì nhà đất đó sẽ là di sản thừa kế. Nếu người thừa kế không hợp tác hoặc không biết nguồn gốc nhờ đứng tên thì sẽ xảy ra tranh chấp.

Mời bạn xem thêm: 

Thông tin liên hệ: 

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Mẫu giấy ủy quyền đứng tên sổ đỏ Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Biểu mẫu luật với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Vì vậy, hãy liên hệ với Biểu mẫu luật để được hỗ trợ khi bạn có vướng mắc về bài viết và những vấn đề pháp lý liên quan. 

Câu hỏi thường gặp: 

Người được ủy quyền đứng tên sổ đỏ không trả lại đất thì phải làm thế nào?

Trong trường hợp người được ủy quyền đứng tên sổ đỏ không trả lại đất theo như thỏa thuận, bên ủy quyền có thể khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền. Để bảo vệ cho quyền lợi của mình, bên ủy quyền phải chứng minh được việc ủy quyền đứng tên sổ đỏ giữa hai bên. Ngoài ra, bạn cần chứng minh về việc mình là người có quyền hợp pháp đối với thửa đất đó. Ví dụ: bạn là người bỏ tiền ra để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đóng thuế, lệ phí làm sổ đỏ, … 

Có thể công chứng giấy ủy quyền đứng tên sổ đỏ không?

Như trên đã phân tích, pháp luật hiện hành không thừa nhận việc ủy quyền đứng tên sổ đỏ. Do đó, các bên không thể công chứng, chứng thực giấy ủy quyền này được. 
Nếu các bên muốn có sự chứng kiến, làm chứng của bên thứ ba để đảm bảo thỏa thuận thì có thể nhờ người làm chứng hoặc lập vi bằng tại Văn phòng thừa phát lại. Nhưng cần lưu ý, việc này không có giá trị thay thế công chứng, chứng thực.  

Link tải file Doc: Tải mẫu giấy ủy quyền lấy sổ đỏ PDF.DOCx

Xin chào Biểu mẫu luật, tôi có vấn đề như sau: Thời gian trước tôi có mua một thửa đất và đã hoàn tất thủ tục đăng ký đất. Theo giấy hẹn thì tuần sau tôi sẽ lên nhận sổ đỏ. Tuy nhiên, hiện nay, tôi đang công tác ở nước ngoài mà khá lâu nữa tôi mới về nước. Vì vậy, tôi muốn ủy quyền để mẹ tôi giúp tôi lấy sổ đỏ có được không? Giấy ủy quyền này gồm có những nội dung gì? Mong Biểu mẫu luật hỗ trợ. Tôi chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Biểu mẫu luật. Đối với vấn đề của bạn, Biểu mẫu luật xin gửi tới bạn Mẫu giấy ủy quyền lấy sổ đỏ và những vấn đề pháp lý liên quan qua bài viết sau đây: 

Giấy ủy quyền lấy sổ đỏ là gì?

Giấy ủy quyền lấy sổ đỏ là một tài liệu pháp lý mà người đứng tên trên sổ đỏ sử dụng để ủy thác cho người khác để thực hiện các thủ tục liên quan đến việc lấy sổ đỏ tại cơ quan có thẩm quyền. Bao gồm: cơ quan quản lý đất đai, cơ quan thuế hoặc các cơ quan khác có thẩm quyền tiếp nhận và trả kết quả thực hiện thủ tục đăng ký đất đai theo quy định. 

Giấy ủy quyền này cho phép người được ủy quyền tiếp cận và thực hiện các thủ tục liên quan đến việc lấy sổ đỏ mà không cần sự hiện diện của chủ sở hữu.

Lấy sổ đỏ ở cơ quan nhà nước nào?

Cấp sổ đỏ là kết quả của thủ tục đăng ký đất đai tại cơ quan có thẩm quyền. Theo đó, người sử dụng đất sẽ nộp hồ sơ đăng ký đất đai tại cơ quan có thẩm quyền. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Nhà nước sẽ xem xét, xử lý và quyết định cấp sổ đỏ cho người yêu cầu nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định. Tương tự như việc nộp hồ sơ, việc lấy/ tiếp nhận kết quả cũng được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền. 

Tại Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 19 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP) đã quy định về cơ quan có thẩm quyền trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai. Theo đó, việc lấy sổ đỏ được thực hiện tại những cơ quan sau đây: 

“2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận là Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai […]

Đối với trường hợp Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất […]

Đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. […]

3. Địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của Chính phủ thì các cơ quan quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thông qua bộ phận một cửa […]

4. Ban Quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế; Cảng vụ hàng không là đầu mối nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về đất đai tại khu công nghệ cao, khu kinh tế, cảng hàng không, sân bay dân dụng.”

Tải mẫu giấy ủy quyền lấy sổ đỏ

Mẫu giấy ủy quyền lấy sổ đỏ được sử dụng khi người đứng tên sổ đỏ (người thực hiện thủ tục xin cấp sổ đỏ) không thể trực tiếp thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền vì nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau. Dưới đây là mẫu giấy ủy quyền lấy sổ đỏ của Biểu mẫu luật. Bạn có thể tải về và sử dụng: 

Cách viết giấy ủy quyền lấy sổ đỏ

Giấy ủy quyền nói chung và giấy ủy quyền lấy sổ đỏ nói riêng là loại văn bản pháp lý khá phổ biến hiện nay. Ngoài phải đáp ứng các yêu cầu về cấu trúc, hình thức của văn bản hành chính thông thường, giấy ủy quyền lấy sổ đỏ cần đảm bảo những nội dung như sau để hạn chế rủi ro pháp lý cho cả hai bên: 

– Thông tin về người ủy quyền: Bao gồm tên, địa chỉ, số giấy tờ tùy thân và thông tin liên lạc của người muốn ủy quyền cho người khác lấy sổ đỏ.

– Thông tin về người được ủy quyền: Bao gồm tên, địa chỉ, số giấy tờ tùy thân và thông tin liên lạc của người được ủy quyền lấy sổ đỏ.

– Nội dung và phạm vi ủy quyền: Bên được ủy quyền sẽ thực hiện các thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền để lấy sổ đỏ được đứng tên của bên ủy quyền hoặc cá nhân, tổ chức nào đó. 

– Thời hạn ủy quyền: Xác định thời gian hiệu lực của ủy quyền. Thông thường, giấy ủy quyền có thời hạn nhất định.

– Trách nhiệm của người được ủy quyền: Đôi khi giấy ủy quyền cũng ghi rõ trách nhiệm của người được ủy quyền trong việc lấy sổ đỏ và thực hiện các thủ tục liên quan.

Mời bạn xem thêm: 

Thông tin liên hệ: 

Biểu mẫu luật đã gửi tới bạn đọc Mẫu giấy ủy quyền lấy sổ đỏ và những vấn đề pháp lý liên quan qua bài viết bên trên. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. 

Câu hỏi thường gặp: 

Nhận ủy quyền lấy sổ đỏ cần mang theo những giấy tờ gì?

Khi lấy sổ đỏ theo ủy quyền, người nhận ủy quyền cần mang theo những giấy tờ sau: 
Giấy ủy quyền lấy sổ đỏ
Giấy tờ tùy thân: CCCD/CMND/Hộ chiếu
Giấy hẹn lấy sổ đỏ do cơ quan có thẩm quyền cấp

Giấy ủy quyền lấy sổ đỏ có phải công chứng/ chứng thực không?

Hiện nay, pháp luật không bắt buộc về việc công chứng/ chứng thực giấy ủy quyền lấy sổ đỏ. Vì vậy, văn bản này không bắt buộc phải công chứng/ chứng thực mà vẫn đảm bảo giá trị pháp lý. 

Link tải file Doc: Tải mẫu giấy ủy quyền sang tên sổ đỏ PDF.DOCx

Xin chào Biểu mẫu luật, tôi có vấn đề như sau mong được hỗ trợ: Hiện tại, tôi đang có nhu cầu mua một thửa đất ở quê để sau này về sinh sống. Tuy nhiên, tôi đang làm việc khá xa nhà nên không tiện đi lại thực hiện thủ tục. Vì vậy, tôi muốn nhờ em trai thay mặt tôi để làm thủ tục sang tên đất với bên chủ đất. Vậy, tôi phải viết giấy ủy quyền như thế nào để phù hợp với quy định pháp luật? Tôi chân thành cảm ơn!

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Biểu mẫu luật. Đối với vấn đề của bạn, Biểu mẫu luật xin gửi tới bạn Mẫu giấy ủy quyền sang tên sổ đỏ và những vấn đề pháp lý liên quan như sau: 

Sang tên sổ đỏ là gì?

Sang tên sổ đỏ là quá trình chuyển quyền sử dụng đất thông qua các giao dịch như: chuyển nhượng, tặng cho từ người sử dụng đất sang người nhận quyền sử dụng đất. Khi sử dụng thuật ngữ “sang tên sổ đỏ”, thường đề cập đến việc thực hiện thủ tục pháp lý để cập nhật thông tin người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở và tài sản trên đất mới lên sổ đỏ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quá trình này bao gồm việc đối chiếu thông tin, lập hồ sơ, thu phí và hoàn thiện các thủ tục liên quan để chuyển quyền sử dụng đất.

Ủy quyền sang tên sổ đỏ là gì?

Ủy quyền sang tên sổ đỏ là việc cá nhân, tổ chức ủy quyền cho một cá nhân, tổ chức khác để thay mình thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến việc sang tên sổ đỏ. Việc ủy quyền có thể là một, một số hoặc tất cả công việc sau đây: ký và công chứng hợp đồng sang tên đất, nộp hồ sơ và nhận kết quả liên quan đến thủ tục đăng ký đất đai và cấp sổ đỏ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nộp thuế, phí, lệ phí liên quan đến việc sang tên sổ đỏ. 

Ủy quyền sang tên sổ đỏ giúp cá nhân, tổ chức (bên chuyển quyền hoặc bên nhận chuyển quyền sử dụng đất) có thể hoàn tất thủ tục sang tên mà không cần thiết phải có mặt tại các cơ quan nhà nước và tổ chức khác. 

Tải mẫu giấy ủy quyền sang tên sổ đỏ

Giấy ủy quyền sang tên sổ đỏ là văn bản ghi nhận thông tin của các bên và nội dung ủy quyền về việc sang tên sổ đỏ. Giấy ủy quyền này là căn cứ quan trọng để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại diện theo ủy quyền. Dưới đây là Mẫu giấy ủy quyền sang tên sổ đỏ của Biểu mẫu luật, mời bạn đọc tham khảo: 

Những nội dung cơ bản của giấy ủy quyền sang tên sổ đỏ

Khi viết giấy ủy quyền sang tên sổ đỏ, bạn cần đảm bảo những nội dung dưới đây để tránh bên còn lại xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ví dụ: bên ủy quyền đòi hỏi thực hiện công việc không nằm trong phạm vi ủy quyền, bên nhận ủy quyền lạm quyền, vượt quyền, …

– Thông tin về bên ủy quyền: Bao gồm tên, địa chỉ, số CMND/CCCD hoặc hộ chiếu.

– Thông tin về bên được ủy quyền: Bao gồm tên, địa chỉ, số CMND/CCCD hoặc hộ chiếu.

– Thông tin về tài sản bất động sản: Bao gồm địa chỉ chi tiết của tài sản, số hiệu, diện tích, và các thông tin liên quan khác để xác định chính xác tài sản.

– Quyền hạn của bên được ủy quyền: Mô tả rõ ràng các quyền và trách nhiệm mà bên được ủy quyền được phép thực hiện, chẳng hạn như thủ tục chuyển nhượng tên sổ đỏ.

– Thời hạn và hiệu lực của giấy ủy quyền: Xác định thời hạn mà giấy ủy quyền có hiệu lực, thông thường là từ ngày ký kết và có thể có điều khoản về hủy bỏ hoặc chấm dứt trước thời hạn.

– Thù lao: Trong trường hợp ủy quyền có thù lao, bạn nên ghi rõ ràng về giá và phương thức thanh toán thù lao. 

– Ký tên và xác nhận của các bên liên quan: Bên ủy quyền và bên được ủy quyền cần ký tên để xác nhận sự đồng ý và cam kết của mình trong việc thực hiện giấy ủy quyền.

Mời bạn xem thêm: 

Thông tin liên hệ: 

Biểu mẫu luật đã gửi tới bạn đọc Mẫu giấy ủy quyền lấy sổ đỏ và những vấn đề pháp lý liên quan qua bài viết bên trên. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. 

Câu hỏi thường gặp: 

Ủy quyền sang tên sổ đỏ có bắt buộc phải lập thành văn bản không?

Hiện nay, đối với việc ủy quyền sang tên sổ đỏ, pháp luật không có định bắt buộc về hình thức đối với loại hình giao dịch này. Tuy nhiên, nếu ủy quyền bằng miệng hoặc những hình thức khác không rõ ràng như: tin nhắn, email, … thì khi thực hiện thủ tục tại các cơ quan, tổ chức, người nhận ủy quyền rất khó có thể chứng minh tư cách đại diện của mình. 
Vì vậy, dù không bắt buộc nhưng việc ủy quyền nên được lập thành văn bản và có xác nhận của các bên để có thể thực hiện thủ tục sang tên một cách nhanh chóng, hiệu quả. 

Làm thế nào để hủy bỏ giá trị hiệu lực của giấy ủy quyền đã viết?

Để hủy bỏ giá trị hiệu lực của giấy ủy quyền đã viết, bạn có thể lựa chọn những cách sau đây: 
– Thỏa thuận chấm dứt hiệu lực giấy ủy quyền
– Một trong các bên đơn phương chấm dứt hiệu lực giấy ủy quyền bằng cách thông báo cho bên còn lại trước một thời gian hợp lý. Đối với trường hợp bên ủy quyền đơn phương chấm dứt thì còn phải thông báo cho các bên thứ ba có liên quan. 

Link tải file Doc: Tải mẫu giấy ủy quyền đứng tên nhà đất PDF.DOCx

Ủy quyền đứng tên nhà đất là một trong những loại hình ủy quyền phổ biến hiện nay. Việc ủy quyền đứng tên nhà đất được thực hiện khi cá nhân, tổ chức chưa đủ điều kiện, khả năng để đứng tên nhà đất theo quy định pháp luật. Vì vậy, họ cần ủy quyền cho một cá nhân, tổ chức (thường là cá nhân) có đủ điều kiện để thay họ đứng tên nhà đất. Vậy, ủy quyền đứng tên nhà đất có giá trị pháp luật không? Giấy ủy quyền đứng tên nhà đất gồm những nội dung gì? Viết giấy ủy quyền như thế nào. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Biểu mẫu luật nhé!

Ủy quyền đứng tên nhà đất có giá trị pháp lý không?

Ủy quyền đứng tên nhà đất là việc cá nhân, tổ chức ủy thác cho một cá nhân, tổ chức khác thay mình đứng tên nhà đất thuộc quyền sở hữu của mình. Ví dụ như: A nhận chuyển nhượng đất của B, tuy nhiên, tại thời điểm đó A chưa đủ điều kiện đứng tên đất. Do đó, A đã ủy quyền cho C để nhờ C đứng tên hộ nhà đất đó. Đồng thời, A và C thỏa thuận sau này khi A đủ điều kiện đứng tên nhà đất thì C phải chuyển nhượng, tặng cho … nhà đất này lại cho A. 

Để trả lời cho câu hỏi “Ủy quyền đứng tên nhà đất có giá trị pháp lý không? thì cần làm rõ mối quan hệ giữa ủy quyền và đứng tên nhà đất. 

Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giá trị pháp lý của việc ủy quyền như sau: 

Điều 134. Đại diện

1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.”

Theo đó, ủy quyền là căn cứ xác lập quan hệ đại diện. Về bản chất, ủy quyền là việc ủy thác cho người khác nhân danh người ủy quyền thực hiện một công việc gì đó.

Trong khi đó, việc đứng tên nhà đất được quy định tại Điều 3 Luật Đất đai 2013 như sau: 

“[…] 9. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định.

[…]

16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. […]”

Như vậy, việc đứng tên nhà đất là quyền của người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Hay nói cách khác, chỉ có người sử dụng đất hợp pháp mới có quyền đứng tên nhà đất. Do đó, việc ủy quyền này không có giá trị pháp lý. 

Tuy nhiên, trên thực tế xét xử, văn bản ủy quyền đứng tên nhà đất vẫn được coi là nguồn chứng cứ để chứng minh nguồn gốc tài sản, cam kết, thỏa thuận giữa các bên. Từ đó, Tòa án có căn cứ để xác định ai là chủ sở hữu hợp pháp. 

Có nên ủy quyền đứng tên nhà đất không?

Như trên đã phân tích, giấy chứng nhận (sổ đỏ) là căn cứ quan trọng để chứng minh ai là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Vì vậy, việc ủy quyền đứng tên nhà đất sẽ có thể xảy ra nhiều rủi ro pháp lý đối với bên ủy quyền. Cụ thể như sau: 

– Nếu người được nhờ có ý định chiếm đoạt tài sản. Vì về mặt pháp lý, đây là tài sản của họ, được Nhà nước công nhận nên họ có quyền quản lý, sử dụng, định đoạt theo quy định;

– Nếu người đứng tên hộ có nghĩa vụ phải thực hiện với người thứ ba hoặc với cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thì Sổ đỏ rất có thể sẽ trở thành tài sản phải thi hành án;

– Nếu người đứng tên hộ chết thì tài sản đó đương nhiên trở thành di sản của người đã chết và được chia thừa kế theo quy định;

– Nếu tài sản đó được hình thành trong thời kỳ hôn nhân, vợ hoặc chồng của người đứng tên hộ yêu cầu ly hôn và chia tài sản chung vợ chồng thì tài sản sẽ được chia cho vợ, chồng người này…

Như vậy, khi xảy ra các trường hợp trên sẽ rất khó để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người nhờ người khác đứng tên trên Sổ đỏ.

Mẫu giấy ủy quyền đứng tên nhà đất?

Trên thực tế, ủy quyền đứng tên nhà đất là thỏa thuận “ngầm” giữa các bên. Việc này tồn tại rất nhiều rủi ro pháp lý đối với bên ủy quyền. Vì vậy, giấy ủy quyền này cần phải thể hiện đầy đủ thỏa thuận, cam kết giữa các bên một cách chặt chẽ nhất để bảo vệ quyền lợi của mình khi tranh chấp xảy ra: 

Dưới đây là mẫu giấy ủy quyền đứng tên nhà đất của Biểu mẫu luật, bạn có thể tham khảo: 

Những lưu ý khi viết giấy ủy quyền đứng tên nhà đất

Bằng mẫu giấy ủy quyền đứng tên nhà đất mà Biểu mẫu luật cung cấp tại phần trên, bạn đọc có thể dễ dàng hoàn thiện và chỉnh sửa nội dung của giấy ủy quyền sao cho phù hợp với yêu cầu và điều kiện của ban thân. Khi viết giấy ủy quyền, bạn đọc cần lưu ý những vấn đề sau đây để bảo đảm tối đa quyền lợi của mình: 

– Định rõ các bên liên quan: Trong giấy ủy quyền, cần ghi rõ tên, địa chỉ và số chứng minh thư (hoặc hộ chiếu) của người ủy quyền (người giao quyền) và người được ủy quyền (người nhận quyền). 

– Mô tả tài sản: Trong giấy ủy quyền, cần miêu tả rõ thửa đất, căn nhà. Gồm: vị trí địa lý, diện tích, số giấy chứng nhận, ….

– Thời hạn ủy quyền: Xác định thời gian hiệu lực của giấy ủy quyền. Việc này có thể là một khoảng thời gian cụ thể hoặc cho đến khi có thông báo từ bên ủy quyền.

– Cam kết và chữ ký: Cả người ủy quyền và người được ủy quyền cần ký và ghi rõ ngày tháng năm ký tên. Đồng thời, có thể yêu cầu sự chứng thực từ các cơ quan có thẩm quyền.

– Đính kèm giấy tờ hợp pháp: Khi viết giấy ủy quyền, cần đính kèm các giấy tờ hợp pháp như bản sao công chứng căn cước công dân, sổ đỏ, hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê…

Mời bạn xem thêm: 

Thông tin liên hệ: 

Biểu mẫu luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến Mẫu giấy ủy quyền đứng tên nhà đất Nếu bạn còn vướng mắc về bài viết và những vấn đề pháp lý liên quan. Hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng. 

Câu hỏi thường gặp: 

Khi làm thủ tục đứng tên hộ nhà đất, có phải xuất trình giấy ủy quyền đứng tên nhà đất không?

Như bài viết trên đã phân tích, pháp luật không thừa nhận giao dịch ủy quyền đứng tên hộ nhà đất. Do đó, khi làm thủ tục công chứng và đăng ký đất đai, nếu người ủy quyền giao nộp giấy ủy quyền này cho Văn phòng công chứng hoặc cơ quan nhà nước thì sẽ không thể thực hiện thủ tục vì giao dịch chuyển quyền sử dụng đất không rõ ràng, minh bạch và có dấu hiệu vi phạm pháp luật. 

Đòi lại đất khi nhờ người khác đứng tên hộ như thế nào?

Khi phát sinh tranh chấp, để đòi lại đất, người ủy quyền có thể khởi kiện đến Tòa án cấp huyện nơi có thửa đất (trường hợp có yếu tố nước ngoài thì khởi kiện tại Tòa án cấp tỉnh) để yêu cầu bên nhận ủy quyền trả lại nhà, đất. 
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, khi khởi kiện, người ủy quyền (nguyên đơn) có nghĩa vụ chứng minh nhà đất đó là của mình bằng việc cung cấp những chứng cứ cho Tòa án. Ví dụ: giấy ủy quyền đứng tên hộ nhà đất, giấy biên nhận tiền (chứng minh nguồn tiền mua nhà, đất), …