Pháp luật 2025: Khi bị sếp ghét phải làm gì?

Tại nơi làm việc, điều quan trọng nhất để khẳng định giá trị của bạn thân chính là sự hiệu quả. Sự hiệu quả chính là thước đo tốt nhất để đánh giá về một nhân sự có chất lượng hay không.

Cho dù sếp, cấp trên bằng một lý do nào đó mà ghét bạn thì với hiệu quả công việc mà chính bạn mang lại cho đội nhóm, cho phòng ban, cho công ty thì thật khó để họ tiếp tục duy trì “cường độ ghét” đối với bạn.

Bạn làm tốt, cả phòng ban sẽ đạt chỉ tiêu, lãnh đạo phòng ban sẽ được hưởng lợi. Bạn làm tốt, công ty phát triển, cả công ty sẽ hưởng lợi, sếp sẽ hưởng lợi. Những lợi ích, giá trị mà bạn mang lại về lâu dài sẽ giúp cho các sếp có cái nhìn thiện cảm hơn, hoặc ít ra là họ sẽ có cách đánh giá, xem lại góc nhìn của bản thân, vì sao họ ghét bạn, có hiểu lầm nào không… từ đó mối quan hệ giữa hai bên sẽ được “bình thường hóa” trở lại.

Khi ở vị trí lãnh đạo, quản trị điều hành, sẽ không tránh được “trăm công, nghìn việc”. Cho nên sự hỗ trợ từ các nhân viên, trợ lý chính là một điều mà các sếp rất mong muốn.

Tuy nhiên việc giúp đỡ như thế nào cũng là một cách cần phải bàn. Ranh giới giữa sự nhiệt tình và xu nịnh đôi khi rất mong manh, nếu như ta nhiệt tình không khéo thì rất dễ gặp phải những hiểu lầm và tự bản thân bạn sẽ biến mình thành kẻ xu nịnh.

Khi được giao việc nên tiếp nhận bằng thái độ cầu thị, sẵn sàng đón nhận trong phạm vi khả năng. Nếu được bạn nên đề cập thêm về những khó khăn, vướng mắc hiện tại của công ty và ngỏ ý muốn giúp đỡ. Lưu ý, sự hỗ trợ này phải nằm trong phạm vi khả năng, chuyên môn của bạn nhé. Nếu như ngoài khả năng mà vẫn “nhiệt tình” nhận thì dễ đem lại hệ lụy không tốt, từ đó mối quan hệ giữa bạn và sếp dễ “lợn lành thành lợn què”.

Như tiêu đề, đơn giản trong công việc, ai cũng muốn sự thăng tiến, muốn đãi ngộ tốt hơn theo năm tháng. Nhưng những gì bạn nhận được điều phải có cái giá của nó. Những thứ bạn mong muốn phải được thể hiện bằng năng lực. Cho nên khi chưa có thành quả, thì chưa nên đòi hỏi quá nhiều trong công việc.

 

Related Posts