Pháp luật 2025: Giãn cách xã hội là phong tỏa?

Chỉ thị 16 quy định về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 được Thủ tướng ban hành ngày 31-3-2020 theo đó người dân cần chú ý 7 điều sau đây:

1. Cách ly toàn xã hội. Mọi người dân phải ở nhà, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết.

2. Không tập trung quá 2 người ngoài công sở, bệnh viện, trường học và nơi công cộng

3. Khoảng cách an toàn tối thiểu là 2m

4. Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ. Các cơ sở kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được hoạt động nhưng phải thực hiện nghiêm biện pháp chống dịch.

5. Dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng, trừ trường hợp cần thiết.

6. Dừng việc di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác, trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết.

7. Hạn chế tối đa hoạt động của các phương tiện cá nhân

Giãn cách xã hội là phong tỏa?

Người dân cần phải hiểu đúng về định nghĩa giãn cáchphong tỏa. Giãn cách như chỉ thị 16 tôi đã đề cập ở trên còn phong tỏa chính là ngừng tất cả hoạt động và mọi người phải chấp hành ở trong khu vực phong tỏa.

Hiện thành phố đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 và từng bước kiểm soát dịch. TPHCM đảm bảo cung cầu hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân chứ không có chuyện ngăn sông cấm chợ

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cũng chia sẻ người dân hãy tin tưởng và chung sức cùng lãnh đạo thành phố trong thời gian 15 ngày giãn cách xã hội, phát huy tinh thần mỗi người dân là một chiến sĩ; mỗi gia đình, tổ dân phố, khu phố là một pháo đài chống dịch.

Đồng thời ủng hộ, cảm thông khi thành phố áp dụng các biện pháp giãn cách, cách ly trên diện rộng để kiểm soát, khống chế dịch bệnh.

Tóm lại không có chuyện thành phố Hồ Chí Minh bị phong tỏa và việc thực hiện biện pháp giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 nhằm kiểm soát không để dịch bệnh lây lan giúp nhanh chóng ổn định cuộc sống người dân.

Related Posts