Xin chào Biểu mẫu luật, tôi là chủ của một hộ kinh doanh chuyên sản xuất và bán hàng hóa về may mặc. Hiện tại, do số lượng đơn đặt hàng quá lớn, tôi muốn hợp tác với một đơn vị để gia công hàng hóa với số lượng nhất định. Tuy nhiên, tôi vẫn khá băn khoăn về một số vấn đề pháp lý liên quan đến việc gia công hàng hóa trong thương mại và nội dung của hợp đồng gia công. Mong Biểu mẫu luật hỗ trợ tôi giải đáp những vấn đề nêu trên. Tôi chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Biểu mẫu luật. Đối với vấn đề của bạn, Biểu mẫu luật xin gửi tới bạn mẫu hợp đồng gia công hàng hóa và những vấn đề pháp lý liên quan đến gia công trong thương mại qua bài viết dưới đây.
Hợp đồng gia công hàng hóa là gì?
Hợp đồng gia công hàng hóa là một thỏa thuận giữa hai bên, trong đó một bên được thuê để sản xuất hoặc gia công hàng hóa cho bên thuê. Bên thuê thường cung cấp nguyên liệu, thông tin thiết kế và yêu cầu kỹ thuật cho bên gia công. Trong hợp đồng này, các điều khoản về chất lượng, số lượng, thời gian sản xuất, giá cả và các điều kiện khác liên quan đến quá trình gia công sẽ được đưa ra để đảm bảo đúng như mong đợi của bên thuê. Hợp đồng gia công hàng hóa thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất, để tăng năng suất và tiết kiệm chi phí.
Quy định pháp luật về gia công trong thương mại
Hiện nay, hợp đồng gia công được điều chỉnh với 02 ngành luật chính là ngành luật dân sự và ngành luật thương mại. Trên thực tế, các hợp đồng gia công chủ yếu là hợp đồng thương mại. Tức là, một trong các bên của hợp đồng là thương nhân. Vì vậy, Biểu mẫu luật sẽ chủ yếu tập trung phân tích về các quy định pháp luật liên quan đến gia công trong thương mại.
Đối với vấn đề này, Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
“Điều 178. Gia công trong thương mại
Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.
Điều 179. Hợp đồng gia công
Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Điều 180. Hàng hóa gia công
1. Tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh.
2. Trường hợp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.”
Mẫu hợp đồng gia công hàng hóa
Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gia công hàng hóa phụ thuộc rất nhiều vào nội dung thỏa thuận của các bên. Vì vậy, hợp đồng cần phải thể hiện đầy đủ nội dung và đảm bảo tính chặt chẽ. Nếu không sẽ rất dễ dẫn đến tranh chấp hoặc một bên sẽ lợi dụng những “lỗ hổng” tại các điều khoản trong hợp đồng để xâm phạm quyền lợi của bên còn lại.
Dưới đây là Mẫu hợp đồng gia công hàng hóa của Biểu mẫu luật, bạn đọc có thể tham khảo:
Những lưu ý khi soạn hợp đồng gia công hàng hóa
Việc soạn thảo một hợp đồng với đầy đủ nội dung và có các điều khoản chặt chẽ sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giải quyết tranh chấp giữa các bên nếu có. Khi soạn thảo hợp đồng gia công hàng hóa, bạn đọc cần lưu ý những vấn đề sau đây:
– Mục đích và phạm vi: Rõ ràng xác định mục tiêu và phạm vi của hợp đồng, bao gồm các thông tin chi tiết về hàng hóa cần gia công và dịch vụ liên quan.
– Thời gian và điều kiện: Định rõ thời gian hoàn thành, giao nhận hàng, địa điểm và điều kiện chi tiết liên quan đến việc gia công hàng hóa.
– Quy định về chất lượng: Xác định các yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình kiểm tra để đảm bảo rằng hàng hóa được gia công đạt đúng tiêu chuẩn.
– Bảo mật thông tin: Đặt ra các điều khoản về bảo mật thông tin, đảm bảo các thông tin liên quan đến sản phẩm và dự án không bị rò rỉ hoặc sử dụng sai mục đích.
– Trách nhiệm pháp lý: Xác định rõ trách nhiệm của mỗi bên trong trường hợp xảy ra các vấn đề pháp lý, vi phạm hợp đồng, hay sự thiếu hụt về chất lượng hàng hóa.
– Thanh toán: Quy định rõ các phương thức thanh toán, tiến độ thanh toán và điều kiện liên quan đến việc thanh toán sau khi gia công thành công.
– Giải quyết tranh chấp: Xác định quy trình giải quyết tranh chấp và tìm hiểu về các phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp, bao gồm trọng tài và/hoặc tòa án.
– Điều khoản chấm dứt: Bao gồm các điều khoản về chấm dứt hợp đồng hoặc sự thay đổi của nó, cũng như điều kiện và thông báo đối với việc chấm dứt hợp đồng.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu hợp đồng giao khoán nhân công xây dựng
- Mẫu hợp đồng gia công mới nhất
- Mẫu hợp đồng chuyển giao công nghệ tiếng Anh
Thông tin liên hệ:
Biểu mẫu luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến Mẫu hợp đồng gia công hàng hóa Nếu bạn còn vướng mắc về bài viết và những vấn đề pháp lý liên quan. Hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Việc nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài cần tuân thủ các quy định tại Điều 38 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
“1. Thương nhân Việt Nam được nhận gia công hàng hóa hợp pháp cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
2. Đối với hàng hóa thuộc danh mục đầu tư kinh doanh có điều kiện, chỉ các thương nhân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định về sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó mới được gia công xuất khẩu cho nước ngoài.
3. Đối với các mặt hàng nhập khẩu theo hình thức chỉ định thương nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc gia công hàng hóa thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài sau khi được Bộ Công Thương cấp Giấy phép.”
Theo Điều 183 Luật Thương mại 2005, đối với hợp đồng gia công hàng hóa là hợp đồng thương mại thì thù lao gia công được trả như sau:
“1. Bên nhận gia công có thể nhận thù lao gia công bằng tiền hoặc bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công.
2. Trường hợp gia công hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, nếu bên nhận gia công nhận thù lao gia công bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công thì phải tuân thủ các quy định về nhập khẩu đối với sản phẩm, máy móc, thiết bị đó.”
Đối với hợp đồng gia công hàng hóa là hợp đồng dân sự (các bên giao kết không phải thương nhận) thì thù lao phải được trả bằng tiền theo Điều 552 Bộ luật Dân sự 2015.