Xin chào Biểu mẫu luật, tôi có vấn đề như sau: Tôi có ý định vay ngân hàng khoảng 05 tỷ đồng để làm ăn. Tuy nhiên, vì tôi đang công tác ở khá xa chưa thể về ngay để làm thủ tục mà lại cần gấp khoản tiền này. Vì vậy, tôi muốn ủy quyền cho vợ tôi để thay mặt hai vợ chồng thực hiện thủ tục thế chấp sổ đỏ ở ngân hàng. Vậy, luật sư cho tôi hỏi: Liệu tôi có thể ủy quyền cho vợ mình thực hiện thủ tục thế chấp không? Nếu có thì giấy ủy quyền này viết như thế nào để đảm bảo hiệu lực pháp luật. Mong Biểu mẫu luật giúp đỡ. Tôi chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Biểu mẫu luật. Đối với vấn đề của bạn, Biểu mẫu luật xin gửi tới bạn Mẫu giấy ủy quyền thế chấp sổ đỏ và những vấn đề pháp lý liên quan qua bài viết dưới đây.
Thế chấp là gì? Thế chấp sổ đỏ là gì?
Thế chấp là một trong những biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ tài sản. Thông thường, việc thế chấp được thực hiện để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của bên vay tài sản. Hiểu một cách nôm na, khi dùng tài sản để thế chấp, nếu bên thế chấp không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình thì bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản thế chấp để khấu trừ vào khoản vay.
Cụ thể hơn, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản như sau:
“Điều 317. Thế chấp tài sản
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”
Thế chấp sổ đỏ là một thuật ngữ thường dùng hiện nay. Về bản chất, sổ đỏ là loại giấy tờ, căn cứ ghi nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân hoặc tổ chức. Do đó, giá trị thực về tài sản chính là giá trị quyền sử dụng đất mà không phải là sổ đỏ. Hay nói cách khác, nếu xét về giá trị tài sản, sổ đỏ chỉ có giá trị tương ứng với tờ giấy thông thường mà không thay thế cho quyền sử dụng đất.
Do đó, thế chấp sổ đỏ thực chất là việc thế chấp quyền sử dụng đất của người đang đứng tên trên sổ đỏ đó.
Một số vấn đề pháp lý về thế chấp sổ đỏ
Như phần trên đã phân tích, thế chấp sổ đỏ chính là việc thế chấp quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, đây là loại tài sản khá đặc biệt vì là loại tài sản hữu hình. Ngoài ra, quyền sử dụng đất thường gắn liền với quyền sở hữu tài sản trên đất. Do đó, để tránh tranh chấp, pháp luật đã có quy định hướng dẫn cụ thể đối với việc thế chấp sổ đỏ tại Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“Điều 318. Tài sản thế chấp
1. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác […]”
Về hiệu lực của hợp đồng thế chấp, Bộ luật này cũng có quy định như sau:
“Điều 319. Hiệu lực của thế chấp tài sản
1. Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.”
Đồng thời, tại Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định như sau: “3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”
Như vậy, việc thế chấp sổ đỏ (thế chấp quyền sử dụng đất) phải được đăng ký biến động đất đai theo quy định. Đồng thời, việc thế chấp chỉ có giá trị hiệu lực khi đã được ghi nhận vào sổ địa chính.
Mẫu giấy ủy quyền thế chấp sổ đỏ
Việc thế chấp sổ đỏ có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người sử dụng đất. Bên cạnh đó, các quy định pháp luật điều chỉnh về các giao dịch đất đai nói chung và thế chấp quyền sử dụng đất nói riêng tương đối chặt chẽ. Do đó, việc thực hiện thế chấp sổ đỏ tương đối phức tạp, có thể bị kéo dài thời gian thực hiện. Do đó, để hạn chế những vấn đề phát sinh không đáng có cũng như bảo đảm quyền lợi của người sử dụng đất, trong trường hợp ủy quyền, giấy ủy quyền thế chấp sổ đỏ phải thể hiện sự chặt chẽ, thống nhất về nội dung ủy quyền.
Dưới đây là Mẫu giấy ủy quyền thế chấp sổ đỏ của Biểu mẫu luật. Bạn đọc có thể tải về và sử dụng:
Những lưu ý khi viết giấy ủy quyền thế chấp sổ đỏ
Bằng Mẫu giấy ủy quyền thế chấp sổ đỏ mà Biểu mẫu luật cung cấp ở phần trên. Bạn đọc có thể dễ dàng hoàn thiện thông tin và điều chỉnh, bổ sung nội dung sao cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình. Tuy nhiên, khi viết giấy ủy quyền này, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:
– Ghi rõ thông tin của các bên: Trong giấy ủy quyền, cần ghi rõ thông tin của người ủy quyền và người được ủy quyền, bao gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ và số CCCD/CMND/Hộ chiếu.
– Mục đích của giấy ủy quyền: Nêu rõ mục đích cụ thể của ủy quyền, trong trường hợp này là để thực hiện các thủ tục thế chấp sổ đỏ. Điều này giúp tránh hiểu lầm hoặc lạm dụng ủy quyền.
– Sổ đỏ và tài sản cụ thể: Xác định rõ sổ đỏ và các tài sản cụ thể mà người được ủy quyền có thể thực hiện các thủ tục thế chấp.
– Thời hạn và phạm vi ủy quyền: Xác định rõ thời hạn và phạm vi ủy quyền. Nếu muốn ủy quyền chỉ trong một khoảng thời gian nhất định, hãy định rõ thời điểm bắt đầu và kết thúc ủy quyền.
– Ký tên và xác nhận: Người cho ủy quyền phải ký tên trên giấy ủy quyền và ghi rõ ngày tháng năm. Ngoài ra, cần có sự xác nhận và chứng thực bằng chữ ký của hai người đứng tên là người cho ủy quyền và người được ủy quyền.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Mẫu giấy ủy quyền thế chấp sổ đỏ Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Biểu mẫu luật với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Vì vậy, hãy liên hệ với Biểu mẫu luật để được hỗ trợ khi bạn có vướng mắc về bài viết và những vấn đề pháp lý liên quan.
Câu hỏi thường gặp:
Như nội dung bài viết đã phân tích, việc thế chấp sổ đỏ chính là thế chấp quyền sử dụng đất. Trong khi đó, Khoản 3 Điều 137 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”
Vì vậy, việc thế chấp sổ đỏ chỉ có hiệu lực khi được lập thành văn bản và có công chứng/ chứng thực. Do đó, trong trường hợp không lập hợp đồng công chứng/ chứng thực mà chỉ giao sổ đỏ cho bên nhận thế chấp thì việc thế chấp không có giá trị pháp luật.
Hiện nay, pháp luật không có quy định về việc hạn chế cá nhân nhận thế chấp sổ đỏ. Ngoài ra, tại điểm g khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013 quy định hộ gia đình, cá nhân có quyền:
“Thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật”
Do đó, cá nhân vẫn được nhận thế chấp sổ đỏ. Bên cạnh đó, để giao dịch thế chấp có hiệu lực thì cần tuân thủ các yêu cầu có điều kiện của việc thế chấp.