Link tải file Doc: Tải mẫu giấy ủy quyền Phó Giám đốc ký thay PDF.DOC (Word)

Mẫu giấy ủy quyền Phó Giám đốc ký thay được hiểu là việc cấp trên, thông thường là Giám đốc, Tổng Giám đốc ủy quyền cho Phó Giám đốc thay mặt mình ký trên một hoặc một số văn bản mà chỉ người ủy quyền mới có quyền ký. Có thể là hợp đồng, biên bản, giấy xác nhận, đơn từ hoặc những văn bản khác. Trong doanh nghiệp, giấy ủy quyền Phó Giám đốc ký thay được sử dụng khá phổ biến. Qua bài viết này, Biểu mẫu luật xin gửi tới các bạn Mẫu giấy ủy quyền Phó Giám đốc ký thay mới nhất hiện nay.  

Ủy quyền ký thay là gì?

Ủy quyền ký thay là gì? Ủy quyền ký thay là được hiểu là việc một người (người ủy quyền) cho phép một người khác (người được ủy quyền) nhân danh mình thực hiện hành vi ký trên các tài liệu hợp pháp và làm các thủ tục pháp lý. Theo quy định tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015, ủy quyền là một trong những căn cứ làm phát sinh quan hệ đại diện giữa người ủy quyền và người nhận ủy quyền.

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể giải thích khái niệm ủy quyền ký thay mà chỉ có quy định gián tiếp thông qua Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 về quan hệ đại diện như sau: 

“1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.

3. Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.

Mẫu giấy ủy quyền Phó Giám đốc ký thay

Giấy ủy quyền Phó Giám đốc ký thay là một trong những loại văn bản thông dụng trong doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, khi nhận ủy quyền, Phó Giám đốc được nhân danh người ủy quyền (có thể là Giám đốc, Tổng giám đốc, …) để thực hiện việc ký trên các văn bản. Mặc dù đem lại nhiều lợi ích nhưng việc ủy quyền cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro người ủy quyền nếu giấy ủy quyền không thể hiện đầy đủ, cụ thể nội dung, thời hạn và phạm vi ủy quyền. 

Dưới đây là Mẫu giấy ủy quyền Phó Giám đốc ký thay của Biểu mẫu luật, bạn có thể tải về và sử dụng chúng để đảm bảo những nội dung cơ bản của giấy ủy quyền Phó Giám đốc ký thay:

Khi viết giấy ủy quyền Phó Giám đốc ký thay cần lưu ý những nội dung gì?

Giấy ủy quyền nói chung và giấy ủy quyền Phó Giám đốc ký thay là căn cứ quan trọng để xác định rõ quyền và trách nhiệm của người nhận ủy quyền, đảm bảo rằng người nhận ủy quyền chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi ủy quyền và không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người ủy quyền. Do đó, khi viết giấy ủy quyền Phó Giám đốc ký thay, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây: 

– Cách thức trình bày: Đảm bảo rằng nội dung giấy ủy quyền diễn đạt một cách chính xác và rõ ràng các thông tin như tên người ủy quyền, tên người được ủy quyền, mục đích và phạm vi của ủy quyền.

Bên cạnh đó, nên lưu ý viết giấy ủy quyền bằng ngôn ngữ phù hợp, rõ ràng và cụ thể, giúp tránh hiểu lầm và tranh chấp phát sinh. Không nên viết mơ hồ hay sử dụng các thuật ngữ pháp lý phức tạp.

– Phạm vi ủy quyền: Xác định rõ ràng phạm vi và quyền hạn mà người được ủy quyền sẽ có. Điều này giúp tránh những tranh chấp hoặc sự hiểu lầm về quyền lợi và trách nhiệm của hai bên, tránh tình trạng người nhận ủy quyền lạm quyền gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người ủy quyền. 

– Thời hạn ủy quyền: Giấy ủy quyền chỉ nên có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định hoặc cho các mục đích cụ thể để người ủy quyền có thể kiểm soát được các. Nếu không, người được ủy quyền có thể tiếp tục sử dụng quyền hạn sau khi không còn nhu cầu hoặc sau khi đã vi phạm cam kết ban đầu.

Khi nào cần sử dụng giấy ủy quyền Phó Giám đốc ký thay?

Khi nào cần sử dụng giấy ủy quyền Phó Giám đốc ký thay?
Khi nào cần sử dụng giấy ủy quyền Phó Giám đốc ký thay?

Giấy ủy quyền Phó Giám đốc ký thay được sử dụng để Phó Giám đốc thay mặt người ủy quyền ký trên các văn bản mà chỉ có người ủy quyền mới có thẩm quyền ký. Giấy ủy quyền này được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau với nhiều mục đích khác nhau. Dưới đây là một số trường hợp phổ biến trên thực tế: 

– Người ủy quyền (cho Phó Giám đốc ký thay) không thể trực tiếp ký duyệt và ký trên văn bản. Có thể là đi công tác, điều trị bệnh, …

– Người ủy quyền muốn chỉ định người ký thay cho mình những giấy tờ, giải quyết những vấn đề phù hợp, thay vì phải thực hiện toàn bộ, điều này giúp giảm thiểu khối lượng công việc, trong khi vẫn đảm bảo có giám sát và hỗ trợ kịp thời khi cần…

Mời bạn xem thêm: 

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Biểu mẫu luật xoay quanh vấn đề “Mẫu giấy ủy quyền Phó Giám đốc ký thay”. Bạn đọc có thể tham khảo để giải đáp vướng mắc của mình. 

Câu hỏi thường gặp

Những giao dịch được thực hiện do vượt quá phạm vi ủy quyền có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người ủy quyền không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 143 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:
Người được đại diện đồng ý;
Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.

Người ủy quyền có được đơn phương chấm dứt quan hệ đại diện không?

Theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền”
Như vậy, pháp luật cho phép người ủy quyền đơn phương chấm dứt quan hệ đại diện. Trong trường hợp này, người ủy quyền nên thông báo về việc đơn phương chấm dứt quan hệ đại diện cho người nhận ủy quyền.

Related Posts