Thu hồi và đền bù đất luôn là một trong những vấn đề nan giải và nhận được sự quan tâm từ nhiều người dân. Khi người sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất mà đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì sẽ được Nhà nước chi trả tiền đền bù hoặc đền bù bằng đất. Như vậy, chỉ có người sử dụng đất có đất bị thu hồi mới có quyền nhận đền bù đất từ nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều trường hợp mà người sử dụng đất không thể trực tiếp thực hiện thủ tục nhận tiền đền bù đất được. Trong trường hợp này, người sử dụng đất sẽ phải ủy quyền cho một cá nhân khác đề thay mặt mình nhận tiền đền bù đất từ Nhà nước.
Qua bài viết dưới đây, Biểu mẫu luật xin gửi tới bạn đọc Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền đền bù đất và những vấn đề pháp lý liên quan.
Nguyên tắc đền bù về đất khi Nhà nước thu hồi đất
Việc thu hồi và đền bù đất có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Vì vậy, quá trình từ thu hồi đất đến bồi thường đất cho người dân có đất bị thu hồi phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc mà Luật Đất đai 2013 quy định để giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người dân, đảm bảo người dân sớm ổn định đời sống sau khi Nhà nước thu hồi đất. Tại Điều 74 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất như sau:
“1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.
2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
3. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.”
Những khoản đền bù đất khi Nhà nước thu hồi đất
Trong quá trình sử dụng đất, người dân sẽ có xu hướng phục hồi, cải tạo để nâng giá trị của thửa đất thông qua việc: cày, cuốc, nuôi, trồng, xây dựng nhà ở và công trình trên đất, …. Ngoài ra, sự phát triển về kinh tế, xã hội cũng khiến giá trị của thửa đất biến động. Vì vậy, khi Nhà nước thu hồi đất, ngoài tiền đền bù về giá trị đất thì cần phải tính đến công sức, chi phí của người dân đã đầu tư vào đất. Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, khi Nhà nước thu hồi đất, người sử dụng đất có thể được nhận những khoản đền bù sau đây:
- Bồi thường về đất (dựa trên Bảng giá đất của địa phương)
- Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại
- Bồi thường về tài sản trên đất
Ngoài ra, người dân có đất bị thu hồi có thể được hưởng các khoản hỗ trợ bao gồm:
- Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;
- Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở;
- Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở;
- Hỗ trợ khác.
Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền đền bù đất
Bằng giấy ủy quyền nhận tiền đền bù đất, người nhận ủy quyền có thể thay mặt người ủy quyền để thực hiện các thủ tục hành chính tại cơ quan có thẩm quyền để nhận tiền bồi thường của Nhà nước khi thu hồi đất. Giấy ủy quyền phải thể hiện được nội dung cơ bản về người ủy quyền, người nhận ủy quyền, công việc thực hiện và thời hạn ủy quyền.
Dưới đây là mẫu giấy ủy quyền nhận tiền đền bù đất của Biểu mẫu luật, bạn có thể tải về và sử dụng:
Hướng dẫn viết giấy ủy quyền nhận tiền đền bù đất
Khi thay mặt người sử dụng đất (người ủy quyền) thực hiện các thủ tục tại cơ quan Nhà nước để nhận tiền đền bù đất, người nhận ủy quyền cần phải xuất trình giấy ủy quyền để chứng minh tư cách pháp lý của mình. Để tránh thiếu sót nội dung trong giấy ủy quyền làm kéo dài thời gian thực hiện thủ tục, khi viết giấy ủy quyền nhận tiền đền bù đất, bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:
Trước hết, người viết giấy ủy quyền cần xác định rõ ràng và chính xác các thông tin cơ bản của giấy ủy quyền. Điều này bao gồm thông tin về bên nhận tiền đền bù, bên ủy quyền, diện tích đất bị thu hồi, địa chỉ và mục đích sử dụng đất đã bị thu hồi. Các thông tin này cần được ghi chính xác để tránh những phiền toái sau này.
Thứ hai, người viết cần đảm bảo rằng giấy ủy quyền được viết bằng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu và không gây hiểu lầm. Sử dụng các thuật ngữ pháp lý chính xác và cung cấp mô tả chi tiết về quyền và trách nhiệm của bên nhận tiền đền bù.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng giấy ủy quyền cần phải được ký và đóng dấu (nếu có) đầy đủ. Người viết cần chắc chắn rằng người được ủy quyền có đủ năng lực pháp lý để nhận tiền đền bù và thực hiện các quyền và trách nhiệm theo đúng nội dung của giấy ủy quyền.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ:
Biểu mẫu luật đã gửi tới bạn đọc Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền đền bù đất và những vấn đề pháp lý liên quan qua bài viết bên trên. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước thu hồi đất thuộc trường hợp sau thì không được bồi thường:
Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi. Trường hợp chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, người sử dụng đất còn được hưởng thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả. Tuy nhiên, nếu người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách nhà nước.