Xin chào Biểu mẫu luật, tôi có vấn đề như sau: Vợ chồng tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài. Chúng tôi có ý định muốn mua một thửa đất tại Việt Nam để sau này vợ chồng tôi về ở. Vì đi lại xa xôi, vì vậy, vợ chồng tôi muốn ủy quyền cho người em trai để làm thủ tục làm sổ đỏ nhà đất. Tuy nhiên, do đã ở nước ngoài quá lâu nên chúng tôi không hiểu rõ về các quy định pháp luật tại Việt Nam hiện hành nên tôi khá băn khoăn trong việc viết giấy ủy quyền này. Mong Biểu mẫu luật giúp đỡ. Tôi chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Biểu mẫu luật. Đối với vấn đề của bạn, Biểu mẫu luật xin gửi tới bạn Mẫu giấy ủy quyền làm sổ đỏ nhà đất và những vấn đề pháp lý liên quan qua bài viết dưới đây.
Một số vấn đề pháp lý về việc ủy quyền theo quy định pháp luật hiện nay
Căn cứ Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015, ủy quyền là một trong những căn cứ làm phát sinh quan hệ đại diện. Theo đó, người nhận ủy quyền sẽ là người đại diện cho người ủy quyền để nhân danh người ủy quyền thực hiện các công việc theo nội dung và phạm vi ủy quyền mà các bên đã thỏa thuận.
Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng ủy quyền như sau:
“Điều 562. Hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Từ quy định trên có thể thấy, hợp đồng ủy quyền ghi nhận sự thỏa thuận của các bên về việc ủy quyền thực hiện các công việc. Hợp đồng ủy quyền có thể được thể hiện bằng lời nói hoặc văn bản. Trong đó, giấy ủy quyền chính là một trong những hình thức cụ thể của hợp đồng ủy quyền.
Về thời hạn ủy quyền, Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định hướng dẫn cụ thể như sau:
“Điều 563. Thời hạn ủy quyền
Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.”
“Điều 140. Thời hạn đại diện
3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Theo thỏa thuận;
b) Thời hạn ủy quyền đã hết;
c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.”
Ủy quyền làm sổ đỏ nhà đất là gì?
Ủy quyền làm sổ đỏ nhà đất là việc cá nhân, tổ chức ủy thác cho người khác để thay mặt mình thực hiện các thủ tục liên quan đến việc làm sổ đỏ nhà đất. Việc ủy quyền có thể bao gồm một, một số hoặc tất cả các công việc như: Ký tên trên hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, … giao dịch về quyền sử dụng đất; công chứng/ chứng thực hợp đồng; nộp hồ sơ và tiếp nhận kết quả thủ tục đăng ký đất đai; nộp thuế, phí và lệ phí liên quan.
Thông thường, các nhân thường ủy quyền làm sổ đỏ cho người thân, người quen đối với những trường hợp làm sổ đỏ đơn giản như mua bán, tặng cho, góp vốn quyền sử dụng đất. Đối với những trường hợp làm sổ đỏ phức tạp, mất nhiều thời gian, công sức như thủ tục làm sổ đỏ lần đầu thì cá nhân, tổ chức thường ủy quyền cho các đơn vị cung cấp dịch vụ làm sổ đỏ.
Mẫu giấy ủy quyền làm sổ đỏ nhà đất
Ủy quyền làm sổ đỏ nhà đất là một trong những loại hợp đồng ủy quyền phổ biến hiện nay. Dù pháp luật không bắt buộc hợp đồng ủy quyền phải thể hiện bằng văn bản nhưng để việc thực hiện thủ tục được tiến hành dễ dàng thì các bên thường sẽ viết giấy ủy quyền. Bởi lẽ, với hình thức văn bản, bên ủy quyền có thể dễ dàng chứng minh tư cách pháp lý của mình khi thực hiện thủ tục bằng việc cung cấp giấy ủy quyền này cho cơ quan có thẩm quyền.
Dưới đây là mẫu giấy ủy quyền làm sổ đỏ nhà đất, bạn đọc có thể tham khảo:
Những lưu ý khi viết giấy ủy quyền làm sổ đỏ nhà đất
Khi người nhận ủy quyền thay mặt người ủy quyền thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến việc làm sổ đỏ, họ cần phải cung cấp giấy ủy quyền cho cơ quan có thẩm quyền để chứng minh việc ủy quyền. Có thể thấy, giấy ủy quyền là căn cứ quan trọng đối với quá trình thực hiện công việc của bên nhận ủy quyền. Do đó, khi viết giấy ủy quyền, các bên cần lưu ý những vấn đề như sau:
– Thông tin các bên: Đảm bảo rằng giấy ủy quyền của bạn bao gồm đầy đủ thông tin cá nhân của bạn và người được ủy quyền. Cung cấp đúng tên, địa chỉ, số CMND/CCCD, ngày tháng năm sinh, và các thông tin cần thiết khác.
– Rõ ràng về quyền hạn: Xác định rõ ràng về quyền hạn của người được ủy quyền. Nêu rõ ràng công việc cụ thể mà người này được phép tiến hành, ví dụ như làm thủ tục chuyển nhượng, ký tên, nộp thuế, hay bất kỳ công việc nào liên quan đến sổ đỏ nhà đất.
– Thời hạn ủy quyền: Đặt thời hạn cho giấy ủy quyền, xác định thời gian người được ủy quyền có thể hoạt động. Nếu không xác định, giấy ủy quyền này sẽ có hiệu lực vô thời hạn.
– Phạm vi ủy quyền: Nếu bạn muốn giới hạn quyền hạn của người được ủy quyền theo một số điều kiện cụ thể, hãy nêu rõ trong giấy ủy quyền. Ví dụ, bạn có thể yêu cầu người được ủy quyền phải cung cấp thông báo cho bạn trước khi thực hiện bất kỳ hành động gì liên quan đến sổ đỏ.
– Ký xác nhận: Sau khi viết giấy ủy quyền, bạn và người được ủy quyền cần ký vào giấy.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ:
Biểu mẫu luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến Mẫu giấy ủy quyền làm sổ đỏ nhà đất Nếu bạn còn vướng mắc về bài viết và những vấn đề pháp lý liên quan. Hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Khi làm sổ đỏ, người đăng ký làm sổ đỏ có thể phải nộp những khoản chi phí sau đây:
– Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp (đối với trường hợp nhận tặng cho)
– Lệ phí trước bạ
– Phí thẩm định hồ sơ
– Phí cấp sổ đỏ
– Chi phí đo đạc
– Phí công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 VBHN Luật Thuế thu nhập cá nhân 2014 thì: “4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.” là thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Do đó, khi làm sổ đỏ, người thực hiện thủ tục nếu thuộc trường hợp nêu trên thì không cần nộp thuế này.