Link tải file Doc: Tải mẫu giấy ủy quyền đứng tên nhà đất PDF.DOCx

Ủy quyền đứng tên nhà đất là một trong những loại hình ủy quyền phổ biến hiện nay. Việc ủy quyền đứng tên nhà đất được thực hiện khi cá nhân, tổ chức chưa đủ điều kiện, khả năng để đứng tên nhà đất theo quy định pháp luật. Vì vậy, họ cần ủy quyền cho một cá nhân, tổ chức (thường là cá nhân) có đủ điều kiện để thay họ đứng tên nhà đất. Vậy, ủy quyền đứng tên nhà đất có giá trị pháp luật không? Giấy ủy quyền đứng tên nhà đất gồm những nội dung gì? Viết giấy ủy quyền như thế nào. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Biểu mẫu luật nhé!

Tải mẫu giấy ủy quyền đứng tên nhà đất PDF.DOCx

Ủy quyền đứng tên nhà đất có giá trị pháp lý không?

Ủy quyền đứng tên nhà đất là việc cá nhân, tổ chức ủy thác cho một cá nhân, tổ chức khác thay mình đứng tên nhà đất thuộc quyền sở hữu của mình. Ví dụ như: A nhận chuyển nhượng đất của B, tuy nhiên, tại thời điểm đó A chưa đủ điều kiện đứng tên đất. Do đó, A đã ủy quyền cho C để nhờ C đứng tên hộ nhà đất đó. Đồng thời, A và C thỏa thuận sau này khi A đủ điều kiện đứng tên nhà đất thì C phải chuyển nhượng, tặng cho … nhà đất này lại cho A. 

Để trả lời cho câu hỏi “Ủy quyền đứng tên nhà đất có giá trị pháp lý không? thì cần làm rõ mối quan hệ giữa ủy quyền và đứng tên nhà đất. 

Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giá trị pháp lý của việc ủy quyền như sau: 

Điều 134. Đại diện

1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.”

Theo đó, ủy quyền là căn cứ xác lập quan hệ đại diện. Về bản chất, ủy quyền là việc ủy thác cho người khác nhân danh người ủy quyền thực hiện một công việc gì đó.

Trong khi đó, việc đứng tên nhà đất được quy định tại Điều 3 Luật Đất đai 2013 như sau: 

“[…] 9. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định.

[…]

16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. […]”

Như vậy, việc đứng tên nhà đất là quyền của người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Hay nói cách khác, chỉ có người sử dụng đất hợp pháp mới có quyền đứng tên nhà đất. Do đó, việc ủy quyền này không có giá trị pháp lý. 

Tuy nhiên, trên thực tế xét xử, văn bản ủy quyền đứng tên nhà đất vẫn được coi là nguồn chứng cứ để chứng minh nguồn gốc tài sản, cam kết, thỏa thuận giữa các bên. Từ đó, Tòa án có căn cứ để xác định ai là chủ sở hữu hợp pháp. 

Có nên ủy quyền đứng tên nhà đất không?

Như trên đã phân tích, giấy chứng nhận (sổ đỏ) là căn cứ quan trọng để chứng minh ai là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Vì vậy, việc ủy quyền đứng tên nhà đất sẽ có thể xảy ra nhiều rủi ro pháp lý đối với bên ủy quyền. Cụ thể như sau: 

– Nếu người được nhờ có ý định chiếm đoạt tài sản. Vì về mặt pháp lý, đây là tài sản của họ, được Nhà nước công nhận nên họ có quyền quản lý, sử dụng, định đoạt theo quy định;

– Nếu người đứng tên hộ có nghĩa vụ phải thực hiện với người thứ ba hoặc với cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thì Sổ đỏ rất có thể sẽ trở thành tài sản phải thi hành án;

– Nếu người đứng tên hộ chết thì tài sản đó đương nhiên trở thành di sản của người đã chết và được chia thừa kế theo quy định;

– Nếu tài sản đó được hình thành trong thời kỳ hôn nhân, vợ hoặc chồng của người đứng tên hộ yêu cầu ly hôn và chia tài sản chung vợ chồng thì tài sản sẽ được chia cho vợ, chồng người này…

Như vậy, khi xảy ra các trường hợp trên sẽ rất khó để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người nhờ người khác đứng tên trên Sổ đỏ.

Mẫu giấy ủy quyền đứng tên nhà đất?

Trên thực tế, ủy quyền đứng tên nhà đất là thỏa thuận “ngầm” giữa các bên. Việc này tồn tại rất nhiều rủi ro pháp lý đối với bên ủy quyền. Vì vậy, giấy ủy quyền này cần phải thể hiện đầy đủ thỏa thuận, cam kết giữa các bên một cách chặt chẽ nhất để bảo vệ quyền lợi của mình khi tranh chấp xảy ra: 

Dưới đây là mẫu giấy ủy quyền đứng tên nhà đất của Biểu mẫu luật, bạn có thể tham khảo: 

Những lưu ý khi viết giấy ủy quyền đứng tên nhà đất

Bằng mẫu giấy ủy quyền đứng tên nhà đất mà Biểu mẫu luật cung cấp tại phần trên, bạn đọc có thể dễ dàng hoàn thiện và chỉnh sửa nội dung của giấy ủy quyền sao cho phù hợp với yêu cầu và điều kiện của ban thân. Khi viết giấy ủy quyền, bạn đọc cần lưu ý những vấn đề sau đây để bảo đảm tối đa quyền lợi của mình: 

– Định rõ các bên liên quan: Trong giấy ủy quyền, cần ghi rõ tên, địa chỉ và số chứng minh thư (hoặc hộ chiếu) của người ủy quyền (người giao quyền) và người được ủy quyền (người nhận quyền). 

– Mô tả tài sản: Trong giấy ủy quyền, cần miêu tả rõ thửa đất, căn nhà. Gồm: vị trí địa lý, diện tích, số giấy chứng nhận, ….

– Thời hạn ủy quyền: Xác định thời gian hiệu lực của giấy ủy quyền. Việc này có thể là một khoảng thời gian cụ thể hoặc cho đến khi có thông báo từ bên ủy quyền.

– Cam kết và chữ ký: Cả người ủy quyền và người được ủy quyền cần ký và ghi rõ ngày tháng năm ký tên. Đồng thời, có thể yêu cầu sự chứng thực từ các cơ quan có thẩm quyền.

– Đính kèm giấy tờ hợp pháp: Khi viết giấy ủy quyền, cần đính kèm các giấy tờ hợp pháp như bản sao công chứng căn cước công dân, sổ đỏ, hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê…

Mời bạn xem thêm: 

Thông tin liên hệ: 

Biểu mẫu luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến Mẫu giấy ủy quyền đứng tên nhà đất Nếu bạn còn vướng mắc về bài viết và những vấn đề pháp lý liên quan. Hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng. 

Câu hỏi thường gặp: 

Khi làm thủ tục đứng tên hộ nhà đất, có phải xuất trình giấy ủy quyền đứng tên nhà đất không?

Như bài viết trên đã phân tích, pháp luật không thừa nhận giao dịch ủy quyền đứng tên hộ nhà đất. Do đó, khi làm thủ tục công chứng và đăng ký đất đai, nếu người ủy quyền giao nộp giấy ủy quyền này cho Văn phòng công chứng hoặc cơ quan nhà nước thì sẽ không thể thực hiện thủ tục vì giao dịch chuyển quyền sử dụng đất không rõ ràng, minh bạch và có dấu hiệu vi phạm pháp luật. 

Đòi lại đất khi nhờ người khác đứng tên hộ như thế nào?

Khi phát sinh tranh chấp, để đòi lại đất, người ủy quyền có thể khởi kiện đến Tòa án cấp huyện nơi có thửa đất (trường hợp có yếu tố nước ngoài thì khởi kiện tại Tòa án cấp tỉnh) để yêu cầu bên nhận ủy quyền trả lại nhà, đất. 
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, khi khởi kiện, người ủy quyền (nguyên đơn) có nghĩa vụ chứng minh nhà đất đó là của mình bằng việc cung cấp những chứng cứ cho Tòa án. Ví dụ: giấy ủy quyền đứng tên hộ nhà đất, giấy biên nhận tiền (chứng minh nguồn tiền mua nhà, đất), … 

Related Posts