Trong các doanh nghiệp, tổ chức thì quyền điều hành công việc thường do người đứng đầu đảm nhiệm, tùy theo phạm vi điều hành. Ví dụ như: trưởng phòng kế toán có thẩm quyền điều hành các nhân viên tại phòng kế toán, còn Giám đốc/ Tổng Giám đốc lại có thẩm quyền điều hành công ty, … Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp những cá nhân này đều có thể trực tiếp điều hành công việc vì nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau. Trong tình huống đó, việc ủy quyền cho người khác thay mặt mình điều hành công việc là lựa chọn phù hợp và linh hoạt nhất. Việc ủy quyền này thường sẽ được thể hiện thông qua giấy ủy quyền.
Qua bài viết này, Biểu mẫu luật xin gửi tới bạn đọc Mẫu giấy ủy quyền điều hành công việc và những vấn đề pháp lý liên quan. Mời bạn đọc cùng theo dõi:
Điều hành công việc là gì? Ủy quyền điều hành công việc là gì?
Điều hành công việc là quá trình quản lý và điều chỉnh các hoạt động trong công việc nhằm đạt được mục tiêu và kết quả mong muốn. Điều hành công việc bao gồm việc xác định mục tiêu, phân công nhiệm vụ, lập kế hoạch, theo dõi tiến độ và đánh giá kết quả.
Ủy quyền cho người khác thay mình điều hành công việc có nghĩa là người có quyền điều hành công việc như: trưởng nhóm, trưởng phòng, giám đốc, tổng giám đốc, … cho phép người khác đại diện và quyết định các vấn đề trong công việc thay vì tự mình thực hiện. Điều này thường được áp dụng trong các tình huống khi người ủy quyền không thể hoặc không muốn tự mình quản lý và ra quyết định về công việc của mình.
Mẫu giấy ủy quyền điều hành công việc
Ủy quyền điều hành công việc là hoạt động thường thấy trong các tổ chức, nhất là doanh nghiệp. Do đó, nếu việc ủy quyền điều hành công việc diễn ra thường xuyên, các tổ chức thường có xu hướng sử dụng Mẫu giấy ủy quyền điều hành công việc có sẵn để đảm bảo sự linh hoạt cũng như tiết kiệm thời gian giải quyết công việc.
Dưới đây là Mẫu giấy ủy quyền điều hành công việc của Biểu mẫu luật, bạn đọc có thể tham khảo:
Những lưu ý khi viết giấy ủy quyền điều hành công việc
Giấy ủy quyền là căn cứ quan trọng để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trong đó, bằng giấy ủy quyền, bên nhận ủy quyền có thể căn cứ vào đó để chứng minh tư cách điều hành công việc của mình; còn bên ủy quyền có thể kiểm soát được bên nhận ủy quyền thực hiện quyền lực thông qua việc quy định phạm vi và thời hạn ủy quyền.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả nói trên, khi viết giấy ủy quyền, bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:
– Xác định rõ mục đích và phạm vi của giấy ủy quyền: Cần ghi rõ công việc hoặc quyền hạn cụ thể mà bạn muốn ủy quyền cho người khác.
– Xác định người được ủy quyền: Cần ghi rõ thông tin cá nhân của người được ủy quyền, bao gồm tên, địa chỉ và số chứng minh nhân dân.
– Thời hạn của giấy ủy quyền: Nêu rõ thời gian mà giấy ủy quyền có hiệu lực, có thể là một khoảng thời gian cụ thể hoặc vô thời hạn.
– Chữ ký và xác nhận: Sau khi hoàn thành việc viết giấy ủy quyền, cần ký tên của mình và yêu cầu người được ủy quyền ký nhận để xác nhận việc ủy quyền này.
Một số trường hợp không được ủy quyền liên quan đến ủy quyền điều hành công việc
Mặc dù ủy quyền là giao dịch dân sự, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, pháp luật vẫn hạn chế một số trường hợp không cho phép ủy quyền điều hành công việc trong một số lĩnh vực. Cụ thể như sau:
– Các trường hợp không được ủy quyền trong tố tụng hình sự
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không được ủy quyền cho Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình (khoản 4 Điều 36 BLTTHS 2015).
- Cấp trưởng, cấp phó cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân không được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình (điểm đ khoản 1 và khoản 5 Điều 39 BLTTHS 2015).
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát không được ủy quyền cho Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình (khoản 4 Điều 41 BLTTHS 2015).
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án không được ủy quyền cho Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình (khoản 4 Điều 44 BLTTHS 2015).
– Cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước ở địa phương nhận ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền
(Theo Khoản 2 Điều 14 Luật tổ chức chính quyền ở địa phương 2015)
– Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng là hợp tác xã không được ủy quyền cho những người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình
(Theo Khoản 5 Điều 81 Luật các tổ chức tín dụng 2010)
– Chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản không được ủy quyền cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh hoặc góp vốn thực hiện ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua bất động sản
(Theo Khoản 5 Điều 13 Luật kinh doanh bất động sản 2014)
– Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật:
Người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.
(Theo Khoản 5, Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014)
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ:
Biểu mẫu luật đã gửi tới bạn đọc Mẫu giấy ủy quyền điều hành công việc và những vấn đề pháp lý liên quan qua bài viết bên trên. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Câu hỏi thường gặp:
Người nhận ủy quyền công việc được thực hiện các quyền trong phạm vi ủy quyền tùy theo từng trường hợp cụ thể. Thông thường, nội dung ủy quyền điều hành công việc thường được ghi rõ các công việc cần phải thực hiện và và có giới hạn về quyền điều hành. Do đó, bạn cần căn cứ vào nội dung ủy quyền để thực hiện quyền đại diện của mình.
Trong trường hợp người nhận ủy quyền vượt quyền thì sẽ xử lý theo nội dung cam kết của các bên. Ví dụ như: phạt vi phạm, bồi thường, kỷ luật theo quy chế công ty, ….
Về hậu quả của giao dịch dân sự được xác lập do vượt quyền thì xử lý theo quy định tại Điều 143 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện đồng ý;
b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.
2. Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.
3. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.”