Link tải file Doc: Tải mẫu giấy ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp

Đăng ký thành lập doanh nghiệp hay đăng ký doanh nghiệp là bước đầu tiên mà cá nhân, tổ chức phải thực hiện khi muốn thành lập doanh nghiệp để kinh doanh, sản xuất. Trên thực tế, thủ tục thành lập doanh nghiệp tương đối phức tạp vì nhiều nguyên nhân khác nhau như: hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi loại hình doanh nghiệp là khác nhau, cần phải thực hiện nhiều loại thủ tục khác như: đăng ký thuế, đăng ký kinh doanh, … Chính vì vậy, ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp cho những cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ đăng ký doanh nghiệp phương án mà nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn khi có nhu cầu thành lập doanh nghiệp. Vây, giấy ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì? Có những lưu ý gì đối với việc ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Biểu mẫu luật nhé. 

Giấy ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp

Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì?

Để được hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật. Đăng ký thành lập doanh nghiệp là một trong những phương thức để Nhà nước quản lý và kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp trong nước. 

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 01/2021/NĐ-CP định nghĩa khái niệm thành lập doanh nghiệp như sau:  

“1. Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này.”

Ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp

Hiện nay, việc ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp là lựa chọn của đại đa số cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu thành lập doanh nghiệp. Ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp là việc bên nhận ủy quyền sẽ thay mặt cá nhân, tổ chức (bên ủy quyền) để thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền. Nguyên tắc ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau: 

“Điều 12. Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định sau đây:

1. Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

2. Trường hợp ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.

3. Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhân viên bưu chính phải nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

4. Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì việc ủy quyền thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Mẫu giấy ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp

Tương tự như những văn bản ủy quyền khác, giấy ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp cần thể hiện đầy đủ nội dung như: thời gian, thời hạn ủy quyền, thông tin của các bên, nội dung và phạm vi ủy quyền. Dưới đây là mẫu giấy ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp của Biểu mẫu luật, bạn đọc có thể tham khảo: 

Những lưu ý đối với giấy ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp

Thông thường, khi ủy quyền đăng ký doanh nghiệp, bên nhận ủy quyền (thường cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp) sẽ là bên cung cấp giấy, hợp đồng ủy quyền để bên ủy quyền xem xét nội dung và ký xác nhận. Chính vì vậy, trước khi ký giấy ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn cần lưu ý những vấn đề quan trọng như sau: 

– Xem xét kỹ văn bản ủy quyền: Đảm bảo bạn đã đọc và hiểu rõ nội dung của giấy ủy quyền, bao gồm các điều khoản và điều kiện. Nếu có bất kỳ điều khoản nào mà bạn không hiểu hoặc có thắc mắc, hãy trao đổi lại với bên nhận ủy quyền hoặc các chuyên gia pháp lý để được giải đáp.

– Nội dung và phạm vi của ủy quyền: Xác định rõ ràng phạm vi của ủy quyền mà bạn sẽ trao cho người được ủy quyền, bao gồm các công việc được thực hiện, phạm vi thực hiện quyền và thời hạn ủy quyền. Điều này giúp đảm bảo rằng người được ủy quyền hiểu rõ và thực hiện công việc theo đúng ý của bạn.

– Hạn chế ủy quyền: Cân nhắc rõ ràng những hạn chế đối với quyền và quyền hạn của người được ủy quyền. Bạn có thể xác định thời gian hợp đồng, hoặc đặt giới hạn cho quyền hành động cụ thể để đảm bảo sự kiểm soát và an toàn.

Mời bạn xem thêm: 

Thông tin liên hệ:

Biểu mẫu luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến Mẫu giấy ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp Nếu bạn còn vướng mắc về bài viết và những vấn đề pháp lý liên quan. Hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.  

Câu hỏi thường gặp: 

Doanh nghiệp chưa hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập có được ký hợp đồng không?

Việc ký hợp đồng khi chưa hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp được hướng dẫn tại Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: 
“Điều 18. Hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp
1. Người thành lập doanh nghiệp được ký hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp.
2. Trường hợp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết quy định tại khoản 1 Điều này và các bên phải thực hiện việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người ký kết hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng; trường hợp có người khác tham gia thành lập doanh nghiệp thì cùng liên đới chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó.”

Giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh được cấp cho doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh được ghi trên cơ sở thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không phải là giấy phép kinh doanh.

Related Posts