Link tải file Doc: Tải mẫu giấy ủy quyền có xác nhận của địa phương PDF.DOCx

Xin chào Biểu mẫu luật, tôi có vấn đề như sau: Gia đình tôi có một thửa đất được Nhà nước cấp năm 1990, tất cả thành viên trong hộ gia đình tôi đều đứng tên trên Giấy chứng nhận. Đến nay, gia đình thống nhất tặng cho lại cho người anh cả. Do tôi làm ăn xa nên không thể về làm thủ tục tặng cho được, vì vậy, tôi đã viết giấy ủy quyền cho chị gái để thay tôi làm thủ tục này. Tuy nhiên khi thực hiện thủ tục, UBND cấp xã yêu cầu văn bản ủy quyền đó phải có xác nhận của địa phương. Vậy, việc UBND cấp xã yêu cầu giấy ủy quyền phải có xác nhận của địa phương có đúng hay không? Nếu đúng, giấy ủy quyền này phải viết như thế nào? Tôi chân thành cảm ơn!

Tải mẫu giấy ủy quyền có xác nhận của địa phương PDF.DOCx

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn cho Biểu mẫu luật. Đối với vấn đề của bạn, Biểu mẫu luật xin gửi tới bạn Mẫu giấy ủy quyền có xác nhận của địa phương và một số vấn đề pháp lý liên quan qua bài viết dưới đây. 

Xác nhận của địa phương có ý nghĩa gì?

Trên thực tế, chính quyền địa phương là thuật ngữ nhằm chỉ hệ thống cơ quan quyền lực (Hội đồng nhân dân) và cơ quan quản lý hành chính nhà nước (UBND và công an) ở cấp xã, phường, thị trấn. Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định về giá trị pháp lý của xác nhận của địa phương. Theo cách đơn giản nhất, xác nhận của địa phương có thể được hiểu như sau: 

Xác nhận của địa phương có giá trị là một sự xác thực, công nhận thông tin trên một tài liệu nào đó. Mỗi cơ quan tại địa phương sẽ có thẩm quyền xác nhận những thông tin thuộc lĩnh vực mà mình quản lý. 

Ví dụ: 

– Cơ quan Công an địa phương (cấp xã) có thẩm quyền xác nhận những thông tin liên quan đến cư trú, hộ khẩu, quê quán, … của cá nhân

– UBND cấp xã có thẩm quyền xác nhận những thông tin liên quan đến các vấn đề hộ tịch hoặc đơn thuần là lời làm chứng. 

Ngoài ra, thuật ngữ xác nhận của chính quyền địa phương còn đề cập đến thủ tục “Chứng thực”

hiện nay, chưa có bất cứ văn bản pháp luật nào quy định rõ ràng, bao quát khái niệm chứng thực là gì mà chỉ có khái niệm chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng.

Như vậy, tùy từng văn bản chứng thực sẽ có giá trị pháp lý khác nhau. Cụ thể:

– Bản sao được cấp từ sổ gốc và bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giấy tờ.

– Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó và là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký giấy tờ, văn bản.

– Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, thẩm quyền chứng thực thuộc về: Bộ Tư pháp, Bộ ngoại giao, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp xã.

Lưu ý: Trong phạm vi bài viết, Biểu mẫu luật sử dụng thuật ngữ “xác nhận của địa phương” với nghĩa hẹp hơn là “chứng thực”. 

Những trường hợp ủy quyền cần có xác nhận của địa phương

Theo quy định hiện hành, hầu hết các văn bản ủy quyền không cần thiết phải xin xác nhận của chính quyền địa phương mà vẫn đảm bảo giá trị pháp lý. Đối với những trường hợp này, việc xin xác nhận của chính quyền địa phương sẽ thực hiện theo nhu cầu của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, có một số trường hợp, để đảm bảo tính trung thực và hợp pháp trong quan hệ ủy quyền, pháp luật buộc cá nhân, tổ chức phải xin xác nhận của địa phương (chứng thực) hoặc công chứng giấy ủy quyền theo quy định. Cụ thể là các trường hợp sau đây: 

Thứ nhất, việc ủy quyền đăng ký hộ tịch

– Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.

Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.

Căn cứ: Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Thứ hai, ủy quyền liên quan đến việc mang thai hộ

Ủy quyền của vợ chồng cho nhau về việc thỏa thuận mang thai hộ phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý (khoản 2 Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).

Thứ ba, ủy quyền liên quan đến giao dịch về quyền sử dụng đất

Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

Căn cứ: khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT- BTNMT

Thứ tư, ủy quyền liên quan đến tố tụng hành chính

Việc ủy quyền quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 205 Luật tố tụng hành chính 2015 phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp, trừ trường hợp văn bản ủy quyền đó được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc người được Chánh án Tòa án phân công. Trong văn bản ủy quyền phải có nội dung đương sự ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm.

Căn cứ: Khoản 6, Điều 205 Luật Tố tụng Hành chính 2015

Mẫu giấy ủy quyền có xác nhận của địa phương

Ủy quyền là một trong những biện pháp tối ưu nhất để cá nhân, tổ chức thực hiện các công việc, thủ tục mà mình không thể trực tiếp thực hiện các công việc, thủ tục đó vì nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau. Như trên đã phân tích, trong một số trường hợp, giấy ủy quyền phải có xác nhận của địa phương hoặc được công chứng thì mới đảm bảo giá trị pháp luật.

Dưới đây mà Mẫu giấy ủy quyền có xác nhận của địa phương, bạn đọc có thể tham khảo: 

Những lưu ý khi viết giấy ủy quyền có xác nhận của địa phương

Khi viết giấy ủy quyền, cần chú ý các điểm sau để đảm bảo tính hợp lệ và hiệu quả của văn bản. Đầu tiên, cần xác định rõ đối tượng được ủy quyền và quyền hạn cụ thể mà đối tượng đó sẽ được ủy quyền. Điều này giúp tránh những hiểu lầm và tranh chấp sau này. 

Thứ hai, cần ghi rõ thông tin cá nhân của người ủy quyền và người được ủy quyền, bao gồm tên đầy đủ, số CMND hoặc hộ chiếu, địa chỉ cụ thể. Đồng thời, viết rõ mục đích và thời hạn của việc ủy quyền để tránh bất kỳ sự hiểu nhầm nào. 

Thứ ba, nên kiểm tra kỹ văn bản trước khi ký kết để đảm bảo không có sai sót nào và nếu có thể, nên tìm sự tư vấn từ luật sư để đảm bảo tính chính xác và pháp lý của giấy tờ. 

Cuối cùng, hai bên cần đến UBND cấp xã để xin xác nhận theo quy định pháp luật.

Mời bạn xem thêm: 

Thông tin liên hệ: 

Biểu mẫu luật đã gửi tới bạn đọc Mẫu giấy ủy quyền có xác nhận của địa phương và những vấn đề liên quan qua bài viết bên trên. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. 

Câu hỏi thường gặp:

Lệ phí xin xác nhận của chính quyền địa phương đối với giấy ủy quyền là bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại Quyết định số 1024/QĐ-BTP, trường hợp chứng thực (xác nhận của địa phương) đối với giấy ủy quyền được áp dụng theo biểu phí về “Thủ tục chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản (áp dụng cho cả trường hợp chứng thực điểm chỉ và trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, không thể điểm chỉ được)”. Mức phí thu tại UBND cấp xã là 10.000 đồng/trường hợp (trường hợp được tính là một hoặc nhiều chữ ký trong một giấy tờ, văn bản).
Lưu ý, trong trường hợp ủy quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và liên quan tới việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất sẽ áp dụng theo biểu phí “Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, quyền sử dụng đất và nhà ở”. Mức thu phí tại UBND là 50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch

Xin xác nhận của địa phương (chứng thực) đối với giấy ủy quyền có bắt buộc hai bên phải có mặt không?

Thủ tục chứng thực chữ ký cũng được áp dụng đối với trường hợp chứng thực Giấy ủy quyền khi hành vi ủy quyền đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
– Không có thù lao;
– Không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền;
– Không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.
Theo đó, chứng thực chữ ký là việc chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là của người yêu cầu chứng thực.
Mà thủ tục chứng thực chữ ký chỉ cần người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình các giấy tờ theo quy định, đồng thời, người này minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi đồng thời việc chứng thực không thuộc các trường hợp không được chứng thực thì sẽ được chứng thực chữ ký.
Do vậy:
Trong trường hợp chứng thực Giấy ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất sẽ chỉ cần người yêu cầu chứng thực có mặt để ký Giấy ủy quyền là được.
Còn đối với trường hợp chứng thực Giấy ủy quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và liên quan tới việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất sẽ thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch.Trường hợp này sẽ cần cả 2 bên có mặt bởi các bên tham gia hợp đồng phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực theo quy định.

Đánh giá bài viết post

Related Posts