Link tải file Doc: Tải mẫu giấy ủy quyền cho người thân PDF.DOCx

Thưa Luật sư, tôi có vấn đề như sau, mong được giải đáp: Tôi hiện đang sinh sống và làm việc ở TP Hồ Chí Minh, quê tôi ở Nghệ An. Sắp tới, thửa đất của tôi ở quê bị thu hồi để làm dự án nhà nước. Vì tôi ở xa nên khó đi lại làm các thủ tục để nhận tiền đền bù đất. Vậy, liệu tôi có thể ủy quyền cho người thân của tôi ở Nghệ an để thay mặt tôi thực hiện thủ tục không? Nếu có thì Giấy ủy quyền này viết như thế nào? Tôi chân thành cảm ơn!

Tải mẫu giấy ủy quyền cho người thân PDF.DOCx

Cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Biểu mẫu luật. Đối với vấn đề của ban, Biểu mẫu luật xin gửi tới bạn Mẫu giấy ủy quyền cho người thân và những vấn đề pháp lý liên quan qua bài viết dưới đây.

Giấy ủy quyền là gì? 

Giấy ủy quyền là một văn bản pháp lý cho phép một cá nhân hoặc tổ chức khác thực hiện các công việc, giao dịch liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý của người ủy quyền. Qua đó, người được ủy quyền có thể thực hiện các công việc, ký kết các hợp đồng hoặc thực hiện các quyết định mà người ủy quyền phải hoặc không thể thực hiện. Điều này giúp đơn giản hóa và linh hoạt trong việc quản lý và thực hiện các vấn đề pháp lý.

Giấy ủy quyền là căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ đại diện theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015. Có thể thấy, ủy quyền là giao dịch dân sự. Do đó, để việc ủy quyền có hiệu lực cần tuân thủ các quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015.

Những trường hợp ủy quyền cho người thân cần được công chứng/ chứng thực

Hầu hết, đa số việc ủy quyền không cần thiết phải công chứng/ chứng thực mà vẫn đảm bảo hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, để đánh giá tính trung thực của văn bản ủy quyền, pháp luật yêu cầu văn bản này phải được công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật. Cụ thể là các trường hợp sau đây: 

 Thứ nhất, việc ủy quyền đăng ký hộ tịch

– Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.

Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.

Căn cứ: Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Thứ hai, ủy quyền liên quan đến việc mang thai hộ

Ủy quyền của vợ chồng cho nhau về việc thỏa thuận mang thai hộ phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý (khoản 2 Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).

Thứ ba, ủy quyền liên quan đến giao dịch về quyền sử dụng đất

Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

Căn cứ: khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT- BTNMT

Thứ tư, ủy quyền liên quan đến tố tụng hành chính

Việc ủy quyền quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 205 Luật tố tụng hành chính 2015 phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp, trừ trường hợp văn bản ủy quyền đó được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc người được Chánh án Tòa án phân công. Trong văn bản ủy quyền phải có nội dung đương sự ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm.

Căn cứ: Khoản 6, Điều 205 Luật Tố tụng Hành chính 2015

Mẫu giấy ủy quyền cho người thân

Ủy quyền cho người thân là một trong những hình thức ủy quyền phổ biến nhất hiện nay. Điều này xuất phát từ sự tin tưởng giữa những người thân quen với nhau. Nhìn chung, giấy ủy quyền cho người thân không có sự khác biệt so với giấy ủy quyền thông thường. 

Dưới đây là Mẫu giấy ủy quyền cho người thân của Biểu mẫu luật, bạn đọc có thể tải về và sử dụng: 

Những lưu ý khi viết giấy ủy quyền cho người thân

Giấy ủy quyền là căn cứ quan trọng để bên ủy quyền kiểm soát việc thực hiện quyền của bên được ủy quyền. Đối với bên nhận ủy quyền, đây là giấy tờ quan trọng để họ chứng minh tư cách pháp lý của mình khi thực hiện công việc được giao. Do đó, khi viết giấy ủy quyền, bạn cần lưu ý những vấn đề như sau: 

– Phải viết đầy đủ thông tin 02 bên: ủy quyền và nhận ủy quyền để làm căn cứ cho người được ủy quyền thực hiện công việc được ủy quyền;

– Bắt buộc ghi rõ thời gian thực hiện ủy quyền để tránh việc lạm dụng ủy quyền ở thời điểm khác;

– Ghi rõ nội dung ủy quyền để người được ủy quyền không lạm dụng Giấy ủy quyền mà thực hiện công việc khác;

– Nên thỏa thuận rõ trách nhiệm trong trường hợp xảy ra tranh chấp;

– Nếu có căn cứ ủy quyền thì nên trình bày chi tiết để làm căn cứ hợp lý cho việc ủy quyền…

Mời bạn xem thêm: 

Thông tin liên hệ: 

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Mẫu giấy ủy quyền cho người thân Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Biểu mẫu luật với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Vì vậy, hãy liên hệ với Biểu mẫu luật để được hỗ trợ khi bạn có vướng mắc về bài viết và những vấn đề pháp lý liên quan.

Câu hỏi thường gặp:

Thời hạn của giấy ủy quyền là bao lâu?

Hiện nay, pháp luật chưa quy định về thời hạn của giấy ủy quyền nhưng có quy định về các trường hợp chấm dứt quan hệ đại diện theo ủy quyền. Theo đó, Giấy ủy quyền sẽ không còn giá trị pháp lý nếu thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: 
“a) Theo thỏa thuận;
b) Thời hạn ủy quyền đã hết;
c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.”

Giấy ủy quyền có khác hợp đồng ủy quyền không?

Không ít người đang bị lẫn lộn giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền. Tuy nhiên, bản chất của 02 loại này hoàn toàn khác nhau.
Nếu như giấy ủy quyền chỉ được thừa nhận trong thực tế không có văn bản nào quy định cụ thể thì hợp đồng ủy quyền được quy định rất rõ ràng tại Bộ luật Dân sự. Giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền và áp dụng nhiều trong trường hợp cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc thông qua giấy ủy quyền. Hợp đồng ủy quyền lại có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên.
Người được ủy quyền trong giấy ủy quyền không được ủy quyền lại. Tuy nhiên, đối với hợp đồng ủy quyền thì khác. Bên được uỷ quyền được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định…
Điều quan trọng nhất là trách nhiệm của bên được ủy quyền. Sau khi giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại.
Trong khi đó, hợp đồng ủy quyền quy định rõ ràng về nghĩa vụ của bên được ủy quyền, và nếu có thiệt hại thì phải bồi thường nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền.

Related Posts