Hiện nay, ly hôn không còn là vấn đề hiếm gặp. Theo quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình, vợ chồng đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi hôn nhân không hạnh phúc, mục đích hôn nhân không đạt được hoặc không thể kéo dài đời sống chung và những nguyên nhân khác khiến tình trạng hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng. Khi giải quyết ly hôn, Tòa án sẽ giải quyết 03 vấn đề chính: quan hệ hôn nhân, tài sản và con chung. Trong trường hợp không có yêu cầu giải quyết tài sản hoặc không có tài sản chung, vợ chồng có thể nộp đơn xin ly hôn không có tài sản chung. Tuy nhiên, trên thực tế, có khá nhiều cặp vợ chồng vẫn còn khá lúng túng khi soạn đơn ly hôn không có tài sản chung. Qua bài viết này, Biểu mẫu luật xin gửi tới bạn Mẫu đơn ly hôn không có tài sản chung hiện nay.
Ly hôn là gì? Ai có quyền yêu cầu ly hôn?
Ly hôn là gì? Theo cách hiểu phổ biến nhất, ly hôn là việc chấm dứt thời kỳ hôn nhân của vợ chồng. Hay nói cách khác, việc ly hôn là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa hai bên nam, nữ. Theo đó, khi ly hôn, mỗi bên không còn quyền và nghĩa vụ của vợ/ chồng đối với bên còn lại, bao gồm các quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản. Ví dụ như: quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, quyền định đoạt, sử dụng tài sản chung, nghĩa vụ chung thủy giữa vợ và chồng, …
Về mặt pháp lý, Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 định nghĩa về ly hôn như sau: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”. Như vậy, việc ly hôn chỉ có giá trị pháp lý khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc giải quyết ly hôn.
Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, những người sau đây có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn:
“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.”
Ai có quyền yêu cầu ly hôn? Có thể thấy, ngoài vợ, chồng thì những người thân thích khác của vợ, chồng cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi thuộc trường hợp nêu trên.
Mẫu đơn xin ly hôn không có tài sản chung
Khi yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, người yêu cầu ly hôn cần nộp đơn xin ly hôn và các giấy tờ, tài liệu kèm theo. Trong khi đó, Căn cứ Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành, Tòa án có thể giải quyết ly hôn theo yêu cầu của cả hai bên vợ chồng (thuận tình ly hôn) hoặc giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ/ chồng (đơn phương ly hôn). Dưới đây là hai mẫu đơn xin ly hôn không có tài sản chung trong hai trường hợp ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương.
Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình không có tài sản chung
Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương không có tài sản chung
Hướng dẫn viết đơn ly xin hôn không có tài sản chung
Ở phần trên, Biểu mẫu luật đã cung cấp 02 mẫu đơn xin ly hôn không có tài sản chung cơ bản hiện nay. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bạn có thể thay đổi thông tin sao cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của bản thân. Tuy nhiên, khi viết đơn ly hôn, bạn cần lưu ý những điểm cơ bản sau để tránh trường hợp sai sót mà Tòa án không thụ lý đơn ly hôn, gây kéo dài thời gian giải quyết ly hôn:
– Phần kính gửi: Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào
Ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B, nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.
– Phần thông tin người yêu cầu ly hôn/người bị ly hôn (bị đơn): Ghi rõ nhưng thông tin nhân thân cơ bản bao gồm: Họ và tên, năm sinh, số giấy tờ tùy thân (CCCD/CMND/Hộ chiếu), nơi cư trú và liên hệ.
– Phần nội dung yêu cầu Tòa án giải quyết:
- Trình bày lý do, yêu cầu về việc giải quyết ly hôn và kết quả của cuộc hôn nhân là: “tình cảm vợ chồng đã không còn, đời sống chung cũng đã mất, mục đích hôn nhân không đạt được”.
- Trình bày rõ hai vợ chồng có mấy người con, yêu cầu được nuôi dưỡng và cấp dưỡng đối với từng người con, nhu cầu và quyết định của người con (nếu theo luật phải hỏi ý kiến của cháu bé)….
- Đối với tài sản: Trong trường hợp không có tài sản chung hoặc vợ chồng tự thỏa thuận phân chia tài sản chung thì không yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Về nợ chung: Nếu trong quá trình sinh sống, hai vợ chồng có công nợ chung gì nếu muốn Tòa án phân chia thì cũng nêu rõ. Nếu không có thì ghi rõ không có và không yêu cầu Tòa án chia.
Nộp đơn xin ly hôn không có tài sản chung ở đâu?
Như phần trên đã phân tích, việc ly hôn chỉ có giá trị pháp luật khi có bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án về việc giải quyết ly hôn. Hay nói cách khác, theo quy định pháp luật hiện hành, chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn. Do đó, khi có yêu cầu ly hôn, vợ chồng cần nộp đơn xin ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Thứ nhất, thẩm quyền của Tòa án các cấp:
Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án cấp huyện trong việc giải quyết ly hôn như sau:
“1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
[…]
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;
[…]
3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.”
Đồng thời, tại Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh như sau:
“1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.”
Thứ hai, về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:
Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau:
“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
[…]
2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn […]”
Như vậy, Nộp đơn xin ly hôn không có tài sản chung ở đâu? về cơ bản, khi có yêu cầu ly hôn, vợ chồng sẽ nộp đơn ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của vợ hoặc chồng (đối với trường hợp thuận tình ly hôn) hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn (người bị yêu cầu ly hôn) cư trú (đối với trường hợp đơn phương ly hôn). Trong trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài thì Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết.
Mời bạn xem thêm:
Như vậy, Biểu mẫu luật đã gửi tới bạn đọc 02 mẫu đơn xin ly hôn không có tài sản chung cơ bản hiện nay và những nội dung tư vấn xoay quanh vấn đề xin ly hôn không có tài sản chung. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn đọc!
Câu hỏi thường gặp:
Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc hòa giải tại Tòa án như sau:
“Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”
Như vậy, hòa giải tại Tòa án khi yêu cầu ly hôn là thủ tục bắt buộc trước khi Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Căn cứ Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, mức thu án phí được quy định như sau:
– Án phí trong vụ án ly hôn đơn phương: Được tính theo hai hình thức có giá ngạch (có phân chia tài sản) và không có giá ngạch (không có phân chia tài sản, chỉ chấm dứt quan hệ hôn nhân…)
– Lệ phí trong ly hôn thuận tình: Là mức phí vợ, chồng phải nộp khi yêu cầu giải quyết ly hôn thuận tình.
Căn cứ Điều 24 Nghị quyết 326, nếu chỉ yêu cầu Tòa án chấm dứt quan hệ hôn nhân mà không có yêu cầu phân chia tài sản là dù ly hôn thuận tình hay ly hôn đơn phương, vợ, chồng cũng chỉ mất án phí/lệ phí Tòa án là 300.000 đồng.
Riêng các vụ án có giá ngạch (có phân chia tài sản chung vợ chồng) thì án phí sẽ căn cứ vào giá trị của tài sản đó với mức thấp nhất là 5% giá trị tài sản; mức cao nhất là 112 triệu đồng và 0,1% của phần giá trị tài sản vượt 04 tỷ đồng.
Như vậy, nếu bạn ly hôn nhưng không có tài sản chung thì mức án phí bạn phải chịu chỉ là 300.000 đồng dù bạn chọn ly hôn đơn phương hay thuận tình.