Link tải file Doc: Download mẫu giấy ủy quyền doanh nghiệp cho cá nhân PDF/DOC

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể nói việc doanh nghiệp ủy quyền cho cá nhân thực hiện một số công việc nhất định diễn ra rất thường xuyên và phổ biến. Các công việc ủy quyền thường liên quan trực tiếp đến lợi ích của công ty nên để đảm bảo cho giao dịch pháp lý ủy quyền, các bên cần lập văn bản ủy quyền theo đúng chuẩn quy định và ghi đầy đủ nội dung ủy quyền trong văn bản đó. Vậy theo quy định của pháp luật, cách viết mẫu giấy ủy quyền doanh nghiệp cho cá nhân hiện nay như thế nào? Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, mời quý đọc giả cùng theo dõi nội dung bài viết sau của Biểu mẫu Luật nhé.

Mẫu giấy ủy quyền doanh nghiệp cho cá nhân
Mẫu giấy ủy quyền doanh nghiệp cho cá nhân

Quý bạn đọc có thể tham khảo và tải về mẫu giấy ủy quyền doanh nghiệp cho cá nhân sau đây của chúng tôi để hình dung rõ hơn về biểu mẫu này nhé.

Tải về/Download

Download giấy ủy quyền doanh nghiệp cho cá nhân file word

Download giấy ủy quyền doanh nghiệp cho cá nhân file pdf

Hướng dẫn cách viết mẫu giấy ủy quyền doanh nghiệp cho cá nhân

Cách viết mẫu giấy ủy quyền doanh nghiệp cho cá nhân như sau:

Phần 1: Mở đầu

Trước tiên ghi in hoa các tiêu thức sau:

“CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”

+ Tiếp đến là tên mẫu giấy là “GIẤY ỦY QUYỀN”

Phần 2: Nội dung

Giới thiệu thông tin khái quát liên quan đến bên doanh nghiệp ủy quyền và bên cá nhân nhận ủy quyền bao gồm các nội dung cụ thể như sau:

+ Giới thiệu họ và tên cụ thể;

+ Hiện tại đang nắm giữ chức Vụ gì trong công ty;

+ Là người đại diện Pháp luật cho công ty nào nêu rõ:

+ Địa chỉ công ty là gì;

+ Ủy quyền cho ông/bà nào, họ tên là gì, ngày sinh bao nhiêu;

+ Địa chỉ tại đâu;

+ CMND số mấy;

Sau đó điền phạm vi ủy quyền tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Thời hạn ủy quyền là bao lâu.

Lưu ý phạm vi ủy quyền cần căn cứ theo nội dung quy định của pháp luật. Cụ thể, theo Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phạm vi đại diện như sau:

“Điều 141. Phạm vi đại diện

1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:

a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

b) Điều lệ của pháp nhân;

c) Nội dung ủy quyền;

d) Quy định khác của pháp luật.

2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.”

Cuối cùng ký và ghi rõ họ tên người ủy quyền;

Ghi rõ ngày tháng năm làm đơn ủy quyền.

Xem thêm Download mẫu đơn xin nghỉ việc của bảo vệ PDF/DOCx (word)

Những lưu ý khi viết mẫu giấy ủy quyền doanh nghiệp cho cá nhân

Mẫu giấy ủy quyền doanh nghiệp cho cá nhân
Mẫu giấy ủy quyền doanh nghiệp cho cá nhân

Những lưu ý khi viết mẫu giấy ủy quyền doanh nghiệp cho cá nhân như sau:

– Trước tiên cần trình bày đúng tiêu thức của mẫu đơn;

– Sử dụng các ngôn ngữ phù hợp, đơn giản, dễ hiểu;

– Trình bày rõ về phạm vi ủy quyền doanh nghiệp cho cá nhân, lưu ý cần đảm bảo theo quy định của pháp luật;

– Trình bày cụ thể thời hạn ủy quyền là bao lâu vào trong mẫu đơn để tránh xảy ra tranh chấp.

Lưu ý: Người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp cần phải đáp ứng một số điều kiện cơ bản theo quy định tại Điều 14 của Luật doanh nghiệp năm 2020 như sau:

Điều 14. Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức

1. Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đó thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này.

2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện theo quy định sau đây:

a) Tổ chức là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền;

b) Tổ chức là cổ đông công ty cổ phần có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền.

3. Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức cử nhiều người đại diện theo ủy quyền thì phải xác định cụ thể phần vốn góp, số cổ phần cho mỗi người đại diện theo ủy quyền. Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty không xác định phần vốn góp, số cổ phần tương ứng cho mỗi người đại diện theo ủy quyền thì phần vốn góp, số cổ phần sẽ được chia đều cho tất cả người đại diện theo ủy quyền.

4. Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền phải được thông báo cho công ty và chỉ có hiệu lực đối với công ty kể từ ngày công ty nhận được văn bản. Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông;

b) Số lượng người đại diện theo ủy quyền và tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp tương ứng của mỗi người đại diện theo ủy quyền;

c) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân từng người đại diện theo ủy quyền;

d) Thời hạn ủy quyền tương ứng của từng người đại diện theo ủy quyền; trong đó ghi rõ ngày bắt đầu được đại diện;

đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông và của người đại diện theo ủy quyền.

5. Người đại diện theo ủy quyền phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;

b) Thành viên, cổ đông là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này không được cử người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện tại công ty khác;

c) Tiêu chuẩn và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.

Những lưu ý khi viết mẫu giấy ủy quyền doanh nghiệp cho cá nhân như sau:

Điều 44. Địa điểm công chứng

1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

Tham khảo thêm “Download mẫu giấy xác nhận bảng lương DOCx (Word) “. Hy vọng sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp

Uỷ quyền hết bao nhiêu tiền?

Công chứng hợp đồng uỷ quyền, người yêu cầu phải nộp:
– Phí công chứng theo Điều 4 Thông tư số 257/2016/TT-BTC là 20.000 đồng/trường hợp.
– Thù lao công chứng: Theo thoả thuận của tổ chức hành nghề công chứng với người yêu cầu công chứng hợp đồng uỷ quyền nhưng không được vượt quá mức trần do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Thù lao công chứng gồm tiền photo, in ấn, tiền phí ký công chứng ngoài trụ sở, ngoài giờ làm việc…

Công chứng uỷ quyền ở đâu?

Để thực hiện công chứng việc uỷ quyền, các bên có thể đến tổ chức hành nghề công chứng gồm văn phòng công chứng và phòng công chứng.
Ngoài ra, căn cứ Điều 44 về địa điểm công chứng và Điều 55 về công chứng hợp đồng uỷ quyền của Luật Công chứng, công chứng hợp đồng uỷ quyền có thể thực hiện tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng hoặc ngoài trụ sở nếu người yêu cầu già yếu, không thể đi lại, đang bị tạm giam, tạm giữ; đang bị thi hành án phạt tù…

✅ Mẫu giấy ủy quyền: 📝 Doanh nghiệp cho cá nhân
✅ Định dạng: 📄 File Word, PDF
✅ Số lượng file: 📂 2
✅ Số lượt tải: 📥 +1500

Đánh giá bài viết post

Related Posts