Link tải file Doc: Download Mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân PDF .DOCx

Để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thì theo quy định của pháp luật hiện hành cho phép người lao động được xin nghỉ việc mà không cần phải có lý do, nhưng người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật. Một trong những hủ tục không thể thiếu khi muốn xin nghỉ việc đó chính là viết và nộp đơn xin nghỉ việc cho người sử dụng lao động. vậy thì “Mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân” được viết như thế nào?. Hãy cùng Biểu mẫu Luật tìm hiểu ngay nhé.

Mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân

Quy định về việc nghỉ việc đối với người lao động

Người lao động có quyền xin nghỉ việc không lương hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo những quy định pháp luật mới nhất hiện nay.

Nghỉ việc là hành động nhằm kết thúc sự hợp tác giữa người lao động và người sử dụng lao động. Theo đó, người lao động dựa trên:

  • Quy định của pháp luật lao động nước sở tại
  • Đánh giá môi trường làm việc và các chính sách làm việc tại doanh nghiệp
  • Nhu cầu tìm kiếm việc làm của cá nhân

Theo đó, người lao động sẽ đưa ra thông báo quyết định nghỉ việc đến người sử dụng lao động trong khoảng thời gian theo luật định. Thời gian nghỉ việc sẽ do đôi bên thỏa thuận, có thể ngắn hạn, dài hạn hoặc kết thúc hẳn.

Nghỉ việc cần báo trước bao nhiêu ngày

Để xin nghỉ làm trước thời hạn của hợp đồng lao động, người lao động cần phải báo trước cho người sử dụng lao động biết trong một khoảng thời gian nhất định. Bộ luật Lao động không quy định hình thức báo trước khi nghỉ việc nên người lao động có thể chủ động gọi điện, nhắn tin, gửi email, viết đơn xin nghỉ,… để thông báo đến bộ phận phụ trách của doanh nghiệp.

Căn cứ quy định tại Điều 35 Bộ luật lao động 2019 thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

(1) Nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì phải báo trước ít nhất 45 ngày;

(2) Nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng thì phải báo trước ít nhất 30 ngày.

(3) Nếu làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.

(4) Nếu người lao động làm ngành, nghề, công việc đặc thù đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

(5) Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ngay mà không cần phải báo trước:

– Người lao động không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận (trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật lao động 2019);

– Người lao động không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn (trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 97 Bộ luật lao động 2019);

– Người lao động bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

– Người lao động bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 Bộ luật lao động 2019;

– người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật lao động 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

– Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Bộ luật lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện HĐLĐ..

⭐⭐⭐⭐⭐ Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin nghỉ việc trong thời gian thử việc

Download/Tải xuống

Đơn xin nghỉ việc hay còn gọi là đơn xin thôi việc. Đây là một phần bắt buộc cần có trong thủ tục xin nghỉ việc để giúp các bạn trình bày nguyện vọng xin nghỉ việc với cấp trên. Đơn xin nghỉ việc được gửi đến trưởng bộ phận. Sau đó lãnh đạo của bạn sẽ duyệt đơn sau khi người nộp đơn đã bàn giao xong các công việc.

Sau đây là Mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân:

Mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân file word:

Mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân file PDF:

Hướng dẫn viết Mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân

– Trong đơn xin nghỉ việc phải trình bày rõ lý do xin nghỉ của mình, Mức độ công việc bàn giao, các công việc đã được bàn giao để người sử dụng lao động có thể nắm được tình hình cụ thể. Dựa vào đó họ mới có thể đưa ra quyết định có cho bạn nghỉ việc theo như yêu cầu của bạn không

– Nội dung dung trong đơn không trình bày rườm rà, quanh co. Các nội dung cần rõ ràng, ngắn gọn, súc tích, đầy đủ các thông tin mà mẫu đơn này yêu cầu

– Đơn xin nghỉ việc phải được trình bày khoa học, đúng cách để người đọc có thể dễ dàng theo dõi hơn.

Để kết thúc quá trình làm việc tại doanh nghiệp, người lao động cần chuẩn bị đơn xin nghỉ việc trang trọng và chuyên nghiệp. Một tờ đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp cần thể hiện đầy đủ nội dung và tránh việc bộc lộ cảm xúc tiêu cực. Các thành phần cơ bản của đơn xin việc bao gồm:

– Ngày, tháng, năm.

– Kính gửi: Đối tượng là đại diện bộ phận nhân sự và người quản lý.

– Thể hiện mong muốn xin được chấp nhận đơn xin nghỉ việc.

– Đưa ra thời gian chính xác về ngày nghỉ việc.

– Thể hiện sự trân trọng những điều đã đạt được tại công ty cùng lời cảm ơn.

– Bày tỏ mong muốn được biết thêm về quy trình chuyển giao công việc.

– Kết thúc và ký tay.

Tuyệt đối không đưa lời phàn nàn, nhận xét tiêu cực về công việc hoặc người có liên quan. Bạn nên giữ thái độ tích cực trong mẫu đơn cũng như suốt quy trình nghỉ việc.

Quy trình xin nghỉ việc

Quy trình nghỉ việc tại công ty bao gồm các bước sau:

Bước 1. Viết đơn xin nghỉ việc

  • Người xin nghỉ việc viết đơn xin nghỉ việc và chuyển đơn cho Quản lý xem xét.
  • Mẫu được lấy trực tiếp tại khu vực phòng NS.
  • Người xin nghỉ việc phải đảm bảo đúng thời hạn báo trước. Nếu không đảm bảo đúng thời hạn báo trước, người xin nghỉ việc phải bồi thường tiền lương cho những ngày không báo trước và không được thưởng năng suất và các khoản thưởng cho những thời gian chưa được tính lương.
  • Đối với các quy định về nghỉ việc không có trong quy trình này hoặc các quy định khác của công ty thì thực hiện theo bộ luật lao động và các văn bản pháp luật lao động liên quan.

Thời hạn báo trước cụ thể:

  • Đối với hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng: 30 ngày
  • Đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng: 03 ngày làm việc
  • Đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn: 45 ngày

Bước 2. Quản lý xem xét

  • Thẩm quyền và trách nhiệm xem xét bao gồm: Trưởng các phòng ban.
  • Đối với nhân viên các bộ phận có cấp tổ trường thì trước khi chuyển cho quản lý thì phải chuyển qua cấp tổ trưởng xác nhận.
  • Đối với các quản lý, nhân viên do Giám đốc trực tiếp quản lý thì sau khi viết đơn, người xin nghỉ việc chuyển trực tiếp cho phòng Nhân sự theo bước 3.
  • Quản lý có thẩm quyền xem xét phải xác định các tâm tư nguyện vọng của nhân viên. Nếu vượt ra ngoài khả năng, thì Quản lý phối hợp với phòng Nhân sự để xem xét giải quyết. Trường hợp không thể giải quyết được thì ký xác nhận vào đơn xin nghỉ việc và chuyển trả lại đơn cho người xin nghỉ việc.
  • Quản lý có trách nhiệm xem xét và trả lời đơn cho người xin nghỉ việc không quá 2 ngày làm việc.

Bước 3: Xác nhận của phòng nhân sự

  • Người xin việc chuyển lại đơn cho Phòng Nhân sự.
  • Phòng Nhân sự có trách nhiệm trao đổi với quản lý các bộ phận để xác định tâm tư nguyện vọng của NV.
  • Thời gian giải quyết không quá 3 ngày kể từ ngày nhận đơn.

Bước 4: Duyệt cho nghỉ việc

  • Với trường hợp xác định cho nghỉ việc, Phòng Nhân sự chuyển đơn xin nghỉ việc cho GD duyệt kèm theo phương án thay thế.
  • Thời gian chuyển đơn cho giám đốc không quá 4 ngày kể từ khi nhận được đơn.

Bước 5: Thanh lý hợp đồng

– Phòng Nhân sự chịu trách nhiệm tổ chức việc thanh lý hợp đồng với CNV.

– Việc thanh lý gồm các nội dung:

  • Hoàn thành các công việc cần thực hiện trước khi nghỉ việc theo biên bản bàn giao công việc.
  • Biên bản bàn giao các công cụ dụng cụ cho Quản lý bộ phận.
  • Biên bản bàn giao hồ sơ theo mẫu đính kèm quy trình này.
  • Bản cam kết nghỉ việc.

Bước 6: Quyết định cho nghỉ việc

  • Sau khi hoàn thành việc thanh lý công việc, Phòng NS lập biên bản thanh lý nghỉ việc, thảo quyết định nghỉ việc trình GD ký (kèm theo các biên bản thanh lý).
  • Quyết định nghỉ việc được chuyển cho người xin nghỉ việc, quản lý bộ phận, Phòng NS lưu 1 bản (và kèm theo các chứng từ thanh lý bản chính) và 1 bản chuyển cho Phòng Tài chính – Kế toán làm căn cứ thanh toán cho người nghỉ việc (phải kèm theo các biên bản thanh lý, bảng chấm công, biên bản đánh giá…).

Bước 7: Thanh toán các chế độ còn lại

  • Phòng Tài chính – Kế toán có trách nhiệm phối hợp Phòng Nhân sự để lập bảng thanh toán cho người xin nghỉ việc và trình GD duyệt. Phòng Tài chính – Kế toán chỉ thanh toán cho người nghỉ việc khi đã có đầy đủ hồ sơ xác nhận từ Phòng NS chuyển sang.
  • Phòng Tài chính – Kế toán trực tiếp liên hệ với người xin nghỉ việc để làm thủ tục thanh toán.
  • Đối với các trường hợp người lao động còn thắc mắc, khiếu nại thì Phòng Nhân sự có trách nhiệm giải quyết và gửi báo cáo cho Giám đốc theo báo cáo hàng tuần.

Câu hỏi thường gặp:

Nghỉ việc có bắt buộc phải bàn giao công việc không?

Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2019 về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động thì không bắt buộc người lao động phải thực hiện việc bàn giao. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 5 Bộ luật lao động 2019 thì người lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác.
Như vậy, nếu như trong hợp đồng lao động hoặc giữa doanh nghiệp và người lao động có thỏa thuận về việc bàn giao công việc trước khi nghỉ việc thì người lao động phải có trách nhiệm bàn giao công việc theo quy định trên.

Khi nghỉ việc có được nhận trợ cấp thôi việc không?

Căn cứ Điều 46 Bộ luật lao động 2019, trợ cấp thôi việc được chi trả cho người lao động đáp ứng đủ điều kiện sau:
– Nghỉ việc do chấm dứt hợp đồng lao động theo trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật.
– Đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.
Theo đó, nếu đủ điều kiện thì mỗi năm làm việc, người lao động sẽ được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian đã làm việc thực tế trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

Khi nghỉ việc nhận tiền trợ cấp thất nghiệp ra sao?

Tiền trợ cấp thất nghiệp sẽ do Quỹ Bảo hiểm xã hội chi trả, chứ không phải người sử dụng lao động. Tuy nhiên để được hưởng khoản tiền này, người lao động cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013.
Mức hưởng hằng tháng = 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Trong đó:
+ Với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, mức hưởng hằng tháng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở tại thời điểm chấm dứt hợp đồng.
+ Với người lao độngĐ thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định (ngoài nhà nước) thì mức hưởng hằng tháng tối đa không qua 05 lần mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm chấm dứt HĐLĐ.
– Số tháng được hưởng trợ cấp thất nghiệp:
+ Đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng BHTN: Được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp.
+ Cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

✅ Mẫu đơn: 📝 Xin nghỉ việc dành cho công nhân
✅ Định dạng: 📄 File Word, File PDF
✅ Số lượng file: 📂 2
✅ Số lượt tải: 📥 +1500

Related Posts