Link tải file Doc: Download mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu DOCx (word)

Nhiều phụ nữ trong thời kỳ mang thai bị thai yếu, vì vậy họ được chỉ định tạm nghỉ việc để chăm sóc thai nhi, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Nếu đủ điều kiện, phụ nữ nghỉ việc để chăm sóc thai nhi sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.

Điều kiện để được nghỉ dưỡng thai

Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ trong thời kỳ mang thai và sinh con được hưởng chế độ thai sản.

Trường hợp lao động nữ đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên và phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Theo Điều 101 của Luật này, lao động nữ sinh con phải có giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền để được xin nghỉ dưỡng thai. Tóm lại, lao động nữ được xin nghỉ dưỡng thai do thai yếu phải có giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền và đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

BML giới thiệu thêm cho bạn đơn xin nghỉ thai sản cho công nhân tải xuống ngay để sử dụng file miễn phí.

Đơn vị có thẩm quyền cấp giấy nghỉ dưỡng thai

Download mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu DOCx (word)

Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 56/2017/TT-BYT, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy nghỉ dưỡng thai bao gồm:

– Bệnh viện đa khoa có khoa phụ sản hoặc bệnh viện chuyên khoa phụ sản đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh: được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa;

– Bệnh viện đa khoa đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và Hội đồng Giám định y khoa được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý toàn thân;

– Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định lại điểm a và điểm b Khoản này được ký giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa và bệnh lý toàn thân theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.

– Việc chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý toàn thân phải dựa trên cơ sở kết quả hội chẩn các chuyên khoa có liên quan đến tình trạng bệnh lý của người bệnh.

Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-

………., ngày…. tháng…. năm…….

ĐƠN XIN NGHỈ DƯỠNG THAI YẾU

(V/v: Đề nghị nghỉ dưỡng thai yếu………………)

Kính gửi: – Công ty……………….

                – Ông………… – (Tổng) Giám đốc công ty……………..

                – Ông/ bà…………. – Trưởng phòng nhân sự công ty………….

– Căn cứ  Bộ luật lao động năm 2019;

– Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;

– Căn cứ Hợp đồng lao động số……… ký kết giữa…. và…… ngày…/…./…..;

– Căn cứ tình hình thực tế của bản thân.

Tên tôi là:………………… Sinh ngày…. tháng…… năm…….

Giấy CMND/thẻ CCCD số:……………………

Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):…………….

Địa chỉ thường trú:…………………………

Chỗ ở hiện nay ……………………………

Điện thoại liên hệ: …………………………

Là:……………… (tư cách đưa ra đề nghị nghỉ thêm, ví dụ: là người lao động nữ của Quý công ty theo Hợp đồng lao động số…………… ngày…/…./……..)

Hiện đang làm việc tại: Phòng/Ban……………………

Văn Phòng/Chi nhánh/Trụ sở công ty:………………

Chức vụ:…………………………

Sổ bảo hiểm xã hội số:……… ………. Ngày bắt đầu tham gia bảo hiểm:………

Nay tôi làm đơn này xin Ban Giám đốc công ty, Trưởng phòng Nhân sự cho phép tôi được nghỉ thêm sau sinh từ ngày …. tháng …. năm…. đến ngày …. tháng …. năm…..

Lý do xin nghỉ : …………………………

Do vậy, tôi làm đơn này để đề nghị Quý công ty xem xét và chấp nhận cho tôi được nghỉ không hưởng lương dưỡng thai từ ngày…./…../…….. đến hết ngày…/…/…..

Tôi cam kết sẽ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ nêu trên, nếu không tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước công ty

Tôi xin cam đoan với Quý công ty những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật, và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nguyện vọng của bản thân.

Kèm theo đơn này, tôi xin gửi tới Quý công ty:

1./ Bản sao giấy khai sinh của con

2./Chỉ dẫn của bác sĩ về việc dưỡng thai 

3./…………………………..

Kính mong Quý công ty xem xét và chấp nhận đề nghị trên của tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn!

                                                                    Người làm đơn

                                                                    (Ký, ghi rõ họ tên)

Tải xuống mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu

Kết luận

Bài viết này giới thiệu đến bạn đọc về mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu. Những nội dung chính trong bài viết gồm điều kiện để người lao động nữ được nghỉ dưỡng thai yếu; đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.

Câu hỏi thường gặp

Thời gian lao động nữ được nghỉ dưỡng thai yếu là bao lâu?

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong trường hợp người lao động bị ốm đau hoặc tai nạn không phải tai nạn lao động, người lao động phải nghỉ việc và có xác nhận từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế để được hưởng chế độ ốm đau theo quy định.
Nếu người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau sẽ được tính tùy thuộc vào số năm đã đóng bảo hiểm xã hội: 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm dưới 15 năm, 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
Bên cạnh đó, Thông tư số 46/2016 đã liệt kê một số trường hợp thai nghén, sinh đẻ và hậu sản vào Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, bao gồm chửa trứng, rau cải răng lược, rau tiền đạo trung tâm, rỉ ối có điều trị để làm chậm chuyển dạ, tiền sản giật thể trung bình và nặng…
Nếu người lao động thuộc các trường hợp này, họ được nghỉ tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần.

Mức hưởng lương tháng khi lao động nữ nghỉ dưỡng thai yếu là bao nhiêu?

Mức hưởng tính theo tháng: Bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (hoặc của tháng đó).

✅ Mẫu đơn: 📝 Xin nghỉ dưỡng thai yếu
✅ Định dạng: 📄 File Word
✅ Số lượng file: 📂 2
✅ Số lượt tải: 📥 +1500

Đánh giá bài viết post

Related Posts