Link tải file Doc: Download mẫu đơn đề nghị giải quyết công việc PDF .DOCx

Đơn đề nghị là một trong những loại văn bản được các cá nhân, tổ chức trong nhiều lĩnh vực sử dụng khi cần hỗ trợ, báo cáo lên cơ quan cấp trên. Do tính chất quan trọng nên hồ sơ phải đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt về mặt hình thức đã được quy định. Đơn yêu cầu giải quyết công việc là văn bản của một cá nhân, hay tập thể, tổ chức gửi lên cá nhân, tập thể, tổ chức, cơ quan hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết Mẫu đơn đề nghị giải quyết công việc của Biểu mẫu luật nhé.

Mẫu đơn đề nghị giải quyết công việc
Mẫu đơn đề nghị giải quyết công việc

Download/tải xuống

Hướng dẫn cách viết đơn đề nghị giải quyết công việc

Khi viết đơn đề nghị, người viết cần lưu ý những vấn đề sau:

– Phần Quốc hiệu, tiêu ngữ: Viết đúng theo quy định sau:

+ Quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”: Được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm và ở phía trên cùng, bên phải trang đầu tiên của văn bản.

+ Tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”: Được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm và được canh giữa dưới Quốc hiệu; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối (-), có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.

– Phần thông tin của người làm đơn: Cần phải ghi đầy đủ và chính xác như trong giấy tờ tùy thân.

– Nội dung đề nghị: Viết tùy thuộc vào mục đích của người làm đơn, tuy nhiên phải đảm bảo đúng, chính xác và đảm bảo phải có lý do viết đơn.

– Đảm bảo phải có phần cam kết, chữ ký của người viết phía cuối đơn.

⭐⭐⭐⭐⭐ Bạn đang cần Mẫu giấy xác nhận quan hệ huyết thống PDF .DOCx (Word)

Xử lý các loại đơn theo quy trình như thế nào hiện nay

Quy trình xử lý, rà soát, phân loại vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng và kéo dài.

– Quy định về phối hợp trong xử lý vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn động, kéo dài và rà soát, phân loại, xử lý loại vụ việc cụ thể: Cơ quan thi hành án Dân sự, Cơ quan quản lý thi hành án Dân sự phối hợp với các cơ quan chức năng cùng cấp trong giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài.

– Khiếu nại, tố cáo phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, thì thủ trưởng cơ quan thi hành án Dân sự cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để được chỉ đạo giải quyết theo quy định tại khoản 1 – Điều 173 – Luật Thi hành án Dân sự.

– Bên cạnh đó, tổ chức rà soát đơn khiếu nại, tố cáo, phân loại vụ việc khiếu nại, tố cáo để giải quyết theo quy định.

Xử lý kiến nghị của người bị tố cáo

– Thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận nội dung tố cáo. Nếu người bị tố cáo không đồng ý có quyền kiến nghị bằng văn bản đến cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo.

– Trường hợp người tố cáo xin rút một phần hoặc toàn bộ nội dung tố cáo và xét thấy việc rút tố cáo là có căn cứ thì người giải quyết tố cáo ra quyết định đình chỉ đối với nội dung tố cáo đó. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản. Trong tình huống hành vi vi phạm pháp luật chưa được phát hiện và xử lý hoặc có căn cứ cho rằng việc rút tố cáo do người tố cáo bị đe dọa, ép buộc hay uy hiếp thì người giải quyết tố cáo vẫn xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

 Xử lý đề nghị, kiến nghị và phản ánh

– Thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, công chức phải đề xuất người có thẩm quyền xử lý, cụ thể:

+ Trong trường hợp đề nghị, kiến nghị, phản ánh đã được chuyển, hướng dẫn, trả lời theo quy định của phép luật nhưng đương sự vẫn tiếp tục có đơn cùng nội dung; đơn đề nghị gửi cơ quan, trong đó có để cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì lưu đơn.

+ Trường hợp đề nghị, kiến nghị, phản ánh không liên quan đến lĩnh vực thi hành án Dân sự, thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác thì chuyển đơn cùng các tài liệu kèm theo đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật và trả lời, hướng dẫn cho người đề nghị, kiên nghị, phản ánh.

+ Trường hợp đề nghị, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền thì có văn bản trả lời người có đề nghị, kiến nghị, phản ánh.

Câu hỏi thường gặp

Đơn đề nghị có phải văn bản hành chính không?

Theo Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP, văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.
Căn cứ quy định trên thì đơn đề nghị không phải văn bản hành chính.

Có những lưu ý gì khi soạn đơn đề nghị?

Một số lưu ý khi tiến hành soạn thảo đơn đề nghị
– Phải xác định cụ thể các trường hợp nên soạn thảo đơn đề nghị giải quyết vụ việc theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi tốt nhất.
– Phải lựa chọn soạn thảo đúng loại văn bản như đơn khiếu nại, kiến nghị, đề nghị thay vì cứ soạn thảo đơn đề nghị nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của bản thân cũng như tránh mất thời gian.
– Phân tích rõ ràng những ưu – nhược điểm của từng loại văn bản tương ứng trong trường hợp cụ thể của bản thân để có những lựa chọn chính xác, phù hợp.

✅ Mẫu đơn: 📝 Đề nghị giải quyết công việc
✅ Định dạng: 📄 File Word, File PDF
✅ Số lượng file: 📂 2
✅ Số lượt tải: 📥 +1500

Related Posts