Link tải file Doc: Download mẫu biên bản đặt cọc mua bán nhà đất

Nhà đất không chỉ là loại tài sản phổ biến mà còn có giá trị cao trong xã hội. Việc mua bán chuyển nhượng nhà đất sang cho người khác cần diễn ra một cách thận trọng để không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đôi bên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều người dân vẫn chưa biết cách soạn thảo biên bản đặt cọc mua bán nhà đất để bảo đảm quyền và lợi ích tối ưu cho mình. Vậy làm thế nào để soạn thảo mẫu biên bản đặt cọc mua bán nhà đất hợp pháp và chuẩn xác? Bài viết sau đây của Biểu mẫu Luật sẽ hướng dẫn chi tiết cho quý bạn đọc cách viết biểu mẫu này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé.

Download mẫu biên bản đặt cọc mua bán nhà đất PDF/DOCx

Trong quá trình thực hiện các giao dịch dân sự, việc đặt cọc là cần thiết để đảm bảo các bên sẽ tuân thủ, thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Nếu còn đang lúng túng không biết phải viết mẫu biên bản đặt cọc mua bán nhà đất như thế nào thì có thể tham khảo và tải về biểu mẫu sau đây của chúng tôi:

Tải về/Download

Download biên bản đặt cọc mua bán nhà đất file word

Download biên bản đặt cọc mua bán nhà đất file pdf

Hướng dẫn cách viết

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất là sự thỏa thuận của các bên về việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán nhà đất. Việc đặt cọc có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: giấy đặt cọc mua bán đất, hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất,…

Quý bạn đọc điền các thông tin cần thiết trong giấy biên nhận tiền đặt cọc thì tham khảo và thực hiện theo như hướng dẫn dưới đây: 

Thứ nhất, tại phần nội dung bên đặt cọc: Trong giấy biên nhận tiền cọc mua nhà đất thì bên đặt cọc thực chất chính là bên mua nhà đất. Do đó, quý bạn đọc phải chú ý điền đầy đủ các thông tin bên mua bao gồm:

– Họ và tên, năm sinh; 

– Căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu,… kèm ngày cấp, nơi cấp;

– Hộ khẩu thường trú. 

– Chỗ ở hiện tại,….

Lưu ý: Các thông tin này phải đảm bảo chính xác và các bên nên kiểm tra thông tin của nhau trước khi điền vào biểu mẫu để tránh sai sót xảy ra. 

Thứ hai, tại phần nội dung bên nhận đặt cọc: Trong gấy biên nhận tiền cọc mua nhà đất thì bên nhận đặt cọc thực chất là bên bán đồng thời là chủ sở hữu ngôi nhà trong hợp đồng mua bán nhà đất. Các thông tin này phải đảm bảo chính xác và các bên nên kiểm tra thông tin của nhau trước khi điền vào biểu mẫu để tránh sai sót xảy ra. 

Thứ ba, tại mục nội dung số tiền: Mục nội dung số tiền trong trong giấy biên nhận tiền mua đất chính mục quan trọng nhất mà hai bên giao dịch cần phải thỏa thuận và tiến hành ghi vào giấy biên nhận tiền mua nhà đất.  Theo đó, số tiền mua nhà đất phải được ghi một cách cụ thể bao gồm bằng số và bằng chữ. Ví dụ, đối với số tiền là 900.000.000 VNĐ (Bằng chữ: chín trăm triệu đồng). 

Ngoài ra, quý bạn đọc cũng cần thỏa thuận với bên kia về việc xử lý số tiền đặt cọc mua nhà đất.

– Trong trường hợp nếu một trong hai bên không thực hiện hợp đồng thì xử lý như thế nào. Đây là những điều cần rõ ràng để giải quyết nếu tranh chấp xảy ra. 

– Trong trường hợp hai bên thực hiện đúng việc chuyển nhượng đất đai thì tiền cọc sẽ được trừ vào tiền mua bán nhà đất theo duy định.

Thứ tư, tại mục nội dung lý do đặt cọc: Tại mục nội dung lý do đặt cọc thì giấy biên nhận tiền đặt cọc trong mua bán nhà đất thì cần phải nên rõ lý do đặt cọc mua nhà đất là để nhận chuyển nhượng nhà đất vào ngày, tháng, năm, các địa điểm rõ ràng. Đối với mục nội dung này, quý bạn đọc hoàn toàn có thể nêu những thông tin sơ qua về nhà đất mà hai bên dự định thực hiện hợp đồng mua bán. 

Thứ năm, Điền mục thời hạn đặt cọc: Trong giấy biên nhận tiền đặt cọc mua nhà đất thì thời hạn đặt cọc cũng là mục quan trọng trong giấy biên nhận tiền cọc. Thời hạn đặt cọc phải là thời gian cụ thể, rõ ràng về ngày, tháng, năm. Thông thường thì thời hạn đặt cọc bao gồm hai thời điểm là thời điểm bắt đầu đặt cọc và thời điểm kết thúc việc đặt cọc

Những lưu ý khi viết

Hiện nay, mẫu giấy biên nhận tiền viết tay vẫn đảm bảo giá trị pháp lý, là căn cứ xác định, chứng minh việc giao dịch tiền giữa hai bên và dùng để xử lý khi xảy ra tranh chấp.  Với mục đích nhằm đảm bảo việc thực hiện hợp đồng, nghĩa là người mua chắc chắn mua nhà đất, theo đó mọi giấy tờ đều được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực. Một trong các giấy tờ chính giấy biên nhận tiền đặt cọc mua nhà đất. Giấy biên nhận tiền đặt cọc mua nhà đất chính là một biểu mẫu quan trọng khi các bên thực hiện hợp đồng mua bán nhà, mua bán đất đai. 

Quý bạn đọc cần chú ý một số nội dung cơ bản, quan trọng trong giấy biên nhận tiền đặt cọc mua nhà đất sau đây:

– Quốc hiệu và tiêu ngữ;

– Tên văn bản: Giấy biên nhận tiền đặt cọc mua nhà đất;

– Thông tin của bên giao và nhận tiền, thông tin của bên làm chứng (nếu có): Họ và tên, số căn cước công dân/CMND/hộ chiếu, địa chỉ, SĐT,…

– Thời gian, địa điểm giao nhận tiền cọc;

– Nội dung giao nhận tiền cọc;

– Quyền và nghĩa vụ của các bên;

– Chữ ký của các bên tham gia.

Lưu ý: Cần ghi cụ thể thời gian thực hiện giao dịch và thông tin cụ thể của nhà ở cũng như tài sản đặt cọc, thỏa thuận rõ các khoản phí, thuế hay đền cọc.

Ghi rõ ràng số tiền đặt cọc cùng đơn vị là tiền Việt Nam hay ngoại tệ.

Nếu đối tượng của hợp đồng đặt cọc mua nhà là tiền thì cần phân biệt rõ tiền trả trước và tiền đặt cọc.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi liên quan đến vấn đề “Mẫu biên bản đặt cọc mua bán nhà đất “. Hy vọng sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất viết tay có được không?

Theo quy định của pháp luật không quy định rằng hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải lập thành văn bản.
Các bên hoàn toàn sử dụng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất viết tay cho giao dịch đặt cọc của mình.
Tuy nhiên, phải lưu ý rằng hợp đồng viết tay đó phải đáp ứng được các điều kiện về nội dung, hình thức theo quy định của Bộ luật dân sự.

Có bắt buộc công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 không quy định hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực
Pháp luật hiện hành chỉ quy định một số loại hợp đồng liên quan tới bất động sản mới bắt buộc công chứng, chứng thực, điển hình như: hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

✅ Mẫu biên bản: 📝 Đặt cọc mua bán nhà đất
✅ Định dạng: 📄 File Word, File PDF
✅ Số lượng file: 📂 2
✅ Số lượt tải: 📥 +1500

Đánh giá bài viết post

Related Posts