Hiện nay, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, có rất nhiều nhà xưởng, kho bãi của các công ty để phục vụ cho quá trình sản xuất. Nhưng có không ít các nhà xưởng cần cải tạo, nâng cấp, để đảm bảo an toàn cũng như hiệu xuất công việc. Khi tìm được nhà cung cấp dịch vụ thi công sửa chữa nhà xưởng thì hai bên cần có hợp đồng thi công sửa chữa nhà xưởng để ghi rõ sự thỏa thuận hai bên. Bài viết dưới đây Biểu mẫu luật sẽ giới thiệu cho bạn đọc về mẫu hợp đồng thi công sửa chữa nhà xưởng bao gồm những nội dung gì nhé.
Khái niệm
Hợp đồng thi công sửa chữa nhà xưởng là hợp đồng thi công sửa chữa nhà xưởng được ký kết giữa đơn vị thi công và chủ nhà xưởng (cá nhân hoặc tổ chức). Tùy thuộc vào dự án sửa chữa, các chi tiết về vật liệu được sử dụng, công việc sẽ được thực hiện, bản vẽ đính kèm và cấu trúc xây dựng được thêm vào hợp đồng. Cấu trúc của hợp đồng xây dựng thi công sửa chữa nhà xưởng tương đối giống với cấu trúc của hợp đồng xây dựng, tuy nhiên, dự án xây dựng dựa trên các công việc có thể được sửa chữa và tân trang lại khi cần thiết, theo yêu cầu của chủ sở hữu hoặc khi phù hợp với người sử dụng nhà xưởng. Vì vậy, các điều khoản trong hợp đồng phải ghi rõ những nội dung này để tránh xảy ra tranh chấp, rủi ro giữa hai bên.
Hiện nay, pháp luật chưa quy định mẫu chung của Hợp đồng thi công sửa chữa nhà xưởng, các bên có thể sử dụng mẫu có sẵn hoặc tự soạn thảo hợp đồng nhưng cần đảm bảo có các nội dung sau:
– Thông tin của các bên ký hợp đồng;
– Nội dung công việc cụ thể;
– Thời gian thực hiện;
– Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán;
– Chất lượng và yêu cầu kỹ thuật;
– Nghiệm thu và bàn giao nhà ở;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên;
Download/Tải xuống
💢💢💢💢💢 Xem thêm Mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà xưởng .DOCx (word)
Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng
Khi soạn thảo Hợp đồng sửa chữa nhà ở, cần lưu ý:
– Nêu rõ thông tin của các bên trong hợp đồng:
- Họ và tên chủ nhà, người đại diện.
- Địa chỉ thường trú.
- Số chứng minh nhân dân, căn cước công dân.
– Thông tin bên nhận sửa nhà:
- Tên đơn vị, người đại diện nhận sửa nhà.
- Địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ liên hệ
- Mã số doanh nghiệp, mã số thuế.
- Thông tin liên hệ: Số điện thoại, email, fax…
- Số tài khoản ngân hàng.
- Người đại diện cho đơn vị, nhóm người, chức danh, địa chỉ cư trú.
– Phương thức thanh toán cần nêu rõ là tiền mặt hay chuyển khoản? Thanh toán chia nhỏ thành các đợt hay thanh toán 1 lần?….
– Chất lượng và yêu cầu kỹ thuật trong quá trình sửa chữa.
– Nghiệm thu và bàn giao nhà ở đã sửa chữa xong: Các bên tiến hành thỏa thuận về việc nghiệm thu và bàn giao nhà ở, theo đó bên chủ nhà sẽ theo dõi, giám sát, kiểm tra chất lượng sau khi thực hiện xong toàn bộ công đoạn sửa chữa hay một phần công đoạn nào đó.
– Quyền và nghĩa vụ của các bên như:
- Bên A cung cấp đủ tài liệu, nội dung sửa chữa, kế hoạch, mục tiêu sửa chữa.
- Yêu cầu bên B sửa lại cho phù hợp nội dung như đã thỏa thuận.
- Thanh toán đủ số tiền cho bên B như đã thỏa thuận khi hoàn thành công việc .….
- Bên B đảm bảo thực hiện công việc đúng tiến độ….
– Khối lượng công việc, chi phí phát sinh khi thực hiện sửa chữa nhà ở: Nêu rõ khối lượng công việc cụ thể; thỏa thuận rõ về việc bên B phải trả thêm chi phí trong trường hợp nào?
– Tiến độ thực hiện: Nêu rõ thời gian cụ thể để thực hiện sửa chữa; thời gian hoàn thiện công việc…
– Trường hợp chấm dứt hợp đồng:
- + Sau khi hoàn thành xong công việc đã thỏa thuận;
- + Đơn phương chấm dứt hợp đồng và trách nhiệm bồi thường (nếu có)
– Các sự kiện bất khả kháng như thiên tai, bão lũ,… mà không thể tiến hành được công việc như đúng thời hạn đã thỏa thuận.
– Hiệu lực hợp đồng: Nêu rõ ngày có hiệu lực của hợp đồng.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng thi công sửa chữa nhà xưởng. Hy vọng sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
⭐⭐⭐⭐⭐ Bài liên quan Mẫu hợp đồng thuê đất làm nhà xưởng .DOCx (word)
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, khi sửa chữa, cải tạo công trình (bao gồm nhà ở riêng lẻ) phải có giấy phép sửa chữa, cải tạo, trừ trường hợp:
– Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường.
Căn cứ Điều 46, 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo nhà ở riêng lẻ gồm:
Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ theo Mẫu số 01.
Một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ theo quy định của pháp luật
Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (kích thước tối thiểu 10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.
– Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo nhà ở riêng lẻ:
Bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy và chữa cháy có yêu cầu; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật về xây dựng có yêu cầu, gồm:
+ Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
+ Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình;
+ Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp nước, thoát nước, cấp điện;
+ Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
✅ Mẫu hợp đồng: | 📝 thi công sửa chữa nhà xưởng |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +1500 |