Tứ hành xung hay tam hợp dường như rất quen thuộc trong các khái niệm phong thủy.
Nhưng tam hợp tứ hành xung là gì? Ý nghĩa của nó trong phong thủy ra sao? Có cách hóa giải tuổi tứ hành xung hay không?
Hãy cùng Cẩm Nang Mua Bán tham khảo những thông tin chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn về nó
Tam hợp, tứ hành xung là gì?
Trong phong thủy, tam hợp và tứ hành xung đều mang ý nghĩa quan trọng. Vậy tam hợp là gì?
Tam hợp là gì? Một vài nét sơ lược về tam hợp trong phong thủy
Tam hợp tức là trong 12 con giáp sẽ có 3 con giáp có tính cách tương đồng và có sự tương sinh với nhau. Như đã nói, 12 con giáp trong phong thủy sẽ chia ra thành 4 nhóm và mỗi nhóm sẽ có 3 con giáp với nhau. Các con giáp chung nhóm phong thủy sẽ có cùng yếu tố Dương hoặc có cùng yếu tố Âm.
Những người có năm sinh cùng năm trong nhóm tam hợp sẽ có sự tương sinh với nhau. Họ sẽ có cùng sở thích, suy nghĩ, chí hướng… Và đặc biệt, những người trong tuổi tam hợp sẽ thuận lợi giúp đỡ nhau để thành công.
Tuổi tam hợp của 12 con giáp
Theo quan niệm trong phong thủy, công việc, tình yêu, hôn nhân nếu của những người có tuổi trong các nhóm tam hợp sẽ gặp nhiều thuận lợi, may mắn. Cơ hội tài lộc, hạnh phúc viên mãn và phát triển tốt sẽ đến với họ.
Trong 12 con giáp, tuổi tam hợp được chia thành 4 mối quan hệ như sau:
- Tam hợp Thủy cục: bao gồm các tuổi Thân, Tý, Thìn (đồng âm), có sự khởi đầu từ Thân Kim tới Tý Thủy rồi đến Thìn Thổ.
- Tam hợp Hỏa cục: bao gồm các tuổi Dần, Ngọ, Tuất (đồng âm), có sự khởi đầu từ Dần Mộc tới Ngọ Hỏa rồi đến Tuất Thổ.
- Tam hợp Mộc cục: bao gồm các tuổi Hợi, Mão, Mùi (đồng dương), có sự khởi đầu từ Hợi Thủy tới Mão Mộc rồi đến Thìn Thổ.
- Tam hợp Kim cục: bao gồm các tuổi Tỵ, Dậu. Sửu, có sự khởi đầu từ Tỵ Hỏa tới Dậu Kim rồi đến Sửu Thổ.
Từng nhóm tam hợp là các đặc trưng khác nhau là kiên trì, độc lập, trí thức và ngoại giao.
Nhóm kiên trì: Tam hợp tuổi Thân-Tý-Thìn
Nhóm kiên trì bao gồm 3 con giáp là Thân – Tý – Thìn. Đây là nhóm người có tính kiên trì cao, tinh thần trách nhiệm lớn và luôn theo đuổi đến cùng mục tiêu đặt ra. Những người này có chung đặc điểm là “làm nhiều hơn nói”.
Những người tuổi Tý là những người thông minh, nhanh nhẹn và hoạt bát. Tuy nhiên, họ lại thiếu sự quyết đoán của tuổi Thìn trong cuộc sống nên thường bỏ lỡ những cơ hội tốt. Trong khi đó, tuổi Thìn lại thiếu sự tinh tế của tuổi Thân nên họ thường là người khô khan, đôi khi hơi khó gần. Tuổi Thân nhờ có sự sáng tạo của tuổi Tý và nhiệt huyết của tuổi Thìn mà càng thêm mạnh mẽ. Do đó, bộ 3 tam hợp này là một thể hoàn hảo hỗ trợ nhau trong công việc cũng như đời sống thường ngày.
Nhóm trí thức : Tam hợp tuổi Tỵ-Dậu-Sửu
Nhóm trí thức gồm các con giáp Tỵ – Dậu – Sửu là những người có đầu óc tư duy tốt và nhiều sự sáng tạo, bay bổng. Bên cạnh đó, những người thuộc nhóm này còn có sự cá tính, quyết đoán và mạnh mẽ. Họ là những người trách nhiệm trong công việc, luôn nỗ lực theo đuổi mục tiêu đề ra.
Những người tuổi Sửu thường thật thà, chất phác và có tinh thần trách nhiệm. Họ cần sự nhanh nhẹn của Tỵ và Dậu hỗ trợ để hoàn thành tốt công việc. Đồng thời, sự nóng nảy của Dậu thì cần sự điềm tĩnh của tuổi Sửu giúp họ tránh khỏi những tranh cãi không đáng có.
Nhóm độc lập: Tam hợp tuổi Dần-Ngọ-Tuất
Nhóm độc lập bao gồm 3 con giáp là Dần – Ngọ – Tuất với tính cách độc lập, tự chủ, thích khám phá thế giới. Những người thuộc nhóm này có cái tôi cao và khả năng làm việc độc lập hiệu quả ấn tượng. Họ đam mê khám phá thế giới, thích tìm tòi và nghiên cứu mọi thứ theo cách riêng của mình.
Những người tuổi Ngọ có khả năng sáng tạo tốt, nhanh nhạy trước mọi tình huống. Tuy nhiên họ cần đến sự quyết đoán của tuổi Dần để nắm bắt cơ hội tốt hơn. Ngoài ra, sự sáng suốt của tuổi Tuất trong mọi vấn đề giúp tuổi Ngọ và Dần tránh xa vào những cơ hội ảo, hạn chế được tính nóng nảy, hấp tấp để thành công hơn.
Nhóm ngoại giao : Tam hợp tuổi Hợi – Mão – Mùi
Nhóm ngoại giao gồm 3 con giáp là Hợi – Mão – Mùi với tính cách khéo léo, giỏi lắng nghe. Đây là những người biết cách chia sẻ, cảm thông và nhận được sự tin tưởng của những người xung quanh.
Những người tuổi Hợi rất chăm chỉ, tận tụy với công việc. Để đạt được thành công lớn hơn, họ cần đến sự nhanh nhẹn của tuổi Mão và tuổi Mùi. Ngoài ra, người tuổi Mão cần học sự cẩn thận của tuổi Hợi để tránh sự bốc đồng của mình, từ đó hạn chế những rủi ro không đáng có.
Tứ hành xung và những khái niệm liên quan
Mỗi người chúng ta sinh ra đều được đại diện bởi một con giáp nào đó, tức là năm sinh. Trong 12 con giáp, sẽ có những con hợp nhau và ngược lại, có những con khắc nhau. Chúng ta hãy tìm hiểu thử xem
1. Tứ hành xung là gì?
Trong 12 con giáp được phân chia ra thành một nhóm là tứ hành xung. Đây là những con giáp trong phong thủy tạo ra sự khắc khẩu cũng như áp chế lẫn nhau. Để biết được tuổi xung khắc, người ta phân chia dựa theo các yếu tố ngũ hành
Ngũ hành trong phong thủy
- Mệnh Thủy có tuổi Hợi và Tý
- Mệnh Hỏa có tuổi Tỵ, Ngọ
- Mệnh Thổ có tuổi Thìn, Sửu, Mùi, Tuất
- Mệnh Mộc có tuổi Dần, Mão
- Mệnh Kim gồm có tuổi Dậu, Thân
Theo ngũ hành trên, thì trong phong thủy sẽ có những mệnh ngũ hành khắc với nhau. Cụ thể, mệnh Hỏa khắc Kim, Kim khắc mệnh Mộc, Mộc khắc với Thổ, Thổ khắc với Thủy.
Nhóm thiên can và ngũ hành cụ thể của nó
- Canh, Tân thuộc Kim
- Giáp, Ất thuộc Mộc
- Bính, Đinh thuộc Hỏa
- Mậu, Kỷ thuộc Thổ
- Nhâm, Quý thuộc Thủy
Mỗi can chi trong phong thủy sẽ có ngũ hành riêng biệt. Do đó, để xem phong thủy, cần phải tính ngũ hành, can chi.
2. Tứ hành xung và những con giáp khắc với nhau cụ thể nhất?
Trong 12 con giáp, các con giáp xung khắc với nhau được chia ra thành 3 nhóm
- Dần, Thân, Tỵ, Hợi
- Thìn, Tuất, Sửu, Mùi
- Tý, Ngọ, Mão, Dậu
Tuy nhiên, không phải cứ những con giáp nằm trong nhóm này là xung khắc. Mà xung khắc sẽ chia ra thành 2 nhóm là tương khắc (chế ngự) và tượng cụ (nể sợ).
Những tuổi tứ hành xung cụ thể với nhau
- Tuổi Ngọ khắc Sửu nên dễ dẫn đến nhiều điều không may
- Tuổi Mùi khắc tuổi Tỵ tạo thành mối quan hệ nhiều rủi ro, không hài hòa
- Tuổi Dần khắc Tỵ tạo thành mối quan hệ kém bền vững, không lâu dài
- Tuổi Thân khắc tuổi Hợi tạo nên tính cách đối lập nhau
- Tuổi Mão khắc Thìn, mối quan hệ không vui vẻ
- Tuổi Dậu khắc Ngọ khiến đường công danh bị cản trở
Dựa trên những yếu tố cụ thể trên mà nhiều người lựa chọn tránh những tuổi tương khắc. Đặc biệt là trong các mối quan hệ người yêu, vợ chồng hoặc làm ăn kinh doanh với nhau.
3. Sự tương khắc trong phong thủy có ảnh hưởng như thế nào?
Trong tứ hành xung, những con giáp hay ăn thịt nhau hoặc là khắc tinh của nhau thì cho vào một nhóm. Còn những người có tuổi tứ hành xung thì thường có tính cách khác nhau, không cùng sở thích, khắc khẩu. Tuy nhiên, trong phong thủy, sự tương khắc hay tương hợp lại phải dựa vào nhiều yếu tố với nhau.
Hai tuổi chỉ thực sự được xem là tương khắc với nhau khi mệnh của nó cũng tương khắc. Nên sẽ không có chuyện, tương khắc là sẽ bị xui xẻo, không may mắn. Nhìn chung, tương hợp hay tương khắc thì cũng nên nhường nhịn và biết cảm thông cho nhau.
Tuy nhiên, theo quan niệm tam hạp tứ hành xung mà phong thủy có thể tính toán hoặc đo lường sự tương khắc tương hợp. Kết hợp những tuổi trong tam hợp để mọi chuyện được suôn sẻ, may mắn hơn. Hoặc thông qua đó, hạn chế sự tương khắc để tạo ra tương sinh phù hợp nhằm hóa giải sự xui xẻo.
Tứ hành xung và 3 cách hóa giải trong phong thủy
Để hóa giải sự tương khắc, người ta thường dựa vào 3 yếu tố sau
1. Tứ hành xung được hóa giải dựa trên nguyên lý ngũ hành âm dương
Có nghĩa là bất kỳ sự xung khắc nào cũng sẽ có yếu tố trung gian hòa giải, trung hòa được nó. Nếu bạn biết cách tạo thế cân bằng âm dương, cân bằng mệnh thì sẽ hóa giải được sự tương khắc này. Nghĩa là bạn phải biết cách dùng cái này để áp chế cái kia, giảm sự xung đột, yếu tố rủi ro xuống.
Nếu như mệnh khắc mệnh thì cần tìm một ngũ hành làm yếu tố trung gian để hòa giải. Ví dụ, nếu vợ chồng tuổi xung khắc với nhau thì có thể sinh con có tuổi ngũ hành cân bằng. Điều này sẽ giúp tuổi bố mẹ hợp nhau hơn và hóa giải được những xung khắc dễ hơn.
2. Tứ hành xung hóa giải bằng các phương hướng cân bằng phong thủy
Các biện pháp về phương hướng trong phong thủy cũng là một gợi ý giúp bạn hạn chế sự tương khắc. Ví dụ như xây dựng nhà cửa theo hướng tốt, chú ý những vị trí làm phòng ngủ, bếp, phòng khách… Sử dụng các hướng tốt để thiết kế cửa chính nhằm hạn chế sự tương khắc, tạo sự cân bằng phong thủy.
>>> Kham khảo thêm: Tuổi Mậu Ngọ sinh năm 1978 mệnh gì? Hợp và kỵ màu gì? Hợp hướng nào?
Nếu trong quá trình thiết kế xây dựng, bạn biết cách áp dụng các biện pháp phong thủy tốt thì khá thuận lợi. Việc sử dụng phương hướng tốt giúp ngôi nhà tăng sinh khí, ngũ hành cân bằng thuận lợi. Đây cũng là những biện pháp được sử dụng nhiều trong quá trình thiết kế nơi làm việc…
3. Tứ hành xung được hóa giải thông qua các vật phẩm phong thủy
Các vật phẩm phong thủy cũng được sử dụng để làm hạn chế sự tương khắc của tứ hành xung. Bạn hãy tìm những vật phẩm phong thủy thuộc ngũ hành trung gian để hóa giải. Các vật dụng này sẽ giúp các mối quan hệ tránh được những xung đột, các rủi ro, dễ tìm được các tiếng nói chung hơn.
>>> Xem thêm: Phong thủy tranh treo phòng khách và lưu ý cần phải biết
Ví dụ như những trang phục hoặc các phụ kiện có màu hợp với bản mệnh. Bạn có thể dùng những cây phong thủy để kích tài vận, sinh khí hóa giải sự xui xẻo. Hoặc, nếu bạn là người làm ăn thì có thể sử dụng sim phong thủy hoặc các vật dụng cao cấp như trầm…
Thuyết âm dương, thuyết ngũ hành là gì?
Bên cạnh tam hợp, tứ hành xung thì những người quan tâm về phong thủy thường bàn tới thuyết âm dương, ngũ hành. Vậy, thuyết âm dương, thuyết ngũ hành là gì?
Thuyết âm dương là gì?
Thuyết âm dương là một trong những học thuyết quan trọng trong phong thủy có nguồn gốc từ Trung hoa. Theo thuyết âm dương, mỗi vật chất trong vũ trụ này đều có 2 dạng năng lượng tồn tại song song, độc lập là âm và dương.
Năng lượng âm đại diện cho sự tẻ nhạt, buồn bã, yếu đuối, đau khổ, …Ngược lại, khí dương đại diện cho sự tích cực, nhiệt tình, phấn chấn, hân hoan, mạnh mẽ…Nhờ có sự tác động qua lại của hai nguồn khí này mà thế giới được cân bằng về mọi mặt.
Thuyết âm dương trong phong thủy hiện được vận dụng linh hoạt vào trong đời sống như cưới hỏi, xây nhà, khai trường, mua xe,…đặc biệt là trong y học. Các thầy thuốc đông y dựa vào khí âm dương trong cơ thể mà điều trị nhiều bệnh về xương khớp, tuần hoàn máu, đau đầu, mất ngủ,…
Các quy luật trong thuyết âm dương được biết đến bao gồm:
- Quy luật âm dương đối lập: là quy luật nói lên sự trái ngược của âm và dương
- Quy luật âm dương tiêu trưởng: là quy luật nói lên sự vận động, chuyển hóa lẫn nhau của âm và dương trong cuộc sống.
- Quy luật âm dương hỗ căn
- Quy luật âm dương bình hành: thể hiện sự song hành của âm và dương là điều bắt buộc, đối lập và giữ thăng bằng cho nhau.
Thuyết ngũ hành là gì?
Bên cạnh thuyết âm dương thì học thuyết ngũ hành cũng quan tâm và ứng dụng rất nhiều trong đời sống của người dân các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Theo thuyết ngũ hành, quy luật vận động của sự sống đều xoay quanh 5 hành là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Các sự vật tồn tại đều được gắn theo các hành nhằm lý giải về các nguyên lý năng lượng trong ngũ hành, tạo nên sự cân bằng trong đời sống.
Theo học thuyết ngũ hành, những quy luật chi phối các sự vật hiện tượng bao gồm:
- Ngũ hành tương sinh: Đây là quy luật chỉ mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống, cụ thể là: Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ.
- Ngũ hành tương khắc: Đây là quy luật ngược lại với ngũ hành tương sinh, nhằm giữ thế cân bằng, hài hòa trong cuộc sống. Các hành khắc nhau bao gồm: Mộc khắc Thổ, Kim khắc Mộc, Thủy khắc Hỏa, Thổ khắc Thủy, …
- Ngũ hành chế hóa: Đây là quy luật hoạt động của cơ chế tương khắc và tương sinh trong 1 thể thống nhất.
- Ngũ hành phản sinh: Đây là quy luật thể hiện trong 2 hành tương sinh, 1 hành quá nhiều sẽ phản lại quy luật tương sinh.
- Ngũ hành phản khắc: Tương tự như ngũ hành phản sinh, trong 2 hành khắc nhau, 1 hành quá nhiều sẽ phản lại quy luật tương khắc.
>>> Bạn nên tham khảo thêm: Năm tuổi là gì? 3 cách đơn giản giúp hóa giải hạn năm tuổi
Nhìn chung, các phương pháp phong thủy cũng là mượn các quy luật vũ trụ nhằm tăng sinh khí, giảm tương khắc. Mọi mặt đều có xấu có tốt, đều có tương sinh tương khắc.Vì thế, dù có các vật phẩm phong thủy hay dù tam hợp thì bạn cũng cần phải tu thân dưỡng tính.
– Vân Anh (Content Writer) –
>>>Xem thêm
Là những con giáp trong phong thủy tạo ra sự khắc khẩu cũng như áp chế lẫn nhau.
Trong 12 con giáp, các con giáp xung khắc với nhau được chia ra thành 3 nhóm. Cụ thể có, Dần, Thân, Tỵ, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, Tý, Ngọ, Mão, Dậu
Nhựng người thuộc nhóm tương khắc thường có tính cách khác nhau, không cùng sở thích, khắc khẩu. Do đó, họ khó hòa hợp và khó làm ăn với nhau…