Link tải mẫu tờ khai: Download Mẫu tờ khai làm căn cước công dân CCO1 PDF. Docx

Căn cước công dân hiện nay đóng vai trò rất quan trọng trong số các loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam khi mà với mẫu căn cước công dân gắn chip hiện nay có tích hợp cả các thông tin cư trú của công dân. Bởi vậy nên nhà nước ta đã và đang đưa ra nhiều chính sách để vận động, hỗ trợ người dân làm thẻ căn cước công dân gắn chip. Vậy thì hiện nay thủ tục làm căn cước công dân ra sao và “Tờ khai làm Căn cước công dân” có nội dung như thế nào?. Hãy cùng Biểu mẫu luật tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.

Mẫu tờ khai làm căn cước công dân
Mẫu tờ khai làm căn cước công dân

Thủ tục làm căn cước công dân

Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân.

Bước 1: Yêu cầu cấp thẻ căn cước công dân gắn chip

Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền để đề nghị cấp thẻ căn cước công dân.

Đối với trường hợp công dân đề nghị cấp thẻ căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đối với trường hợp thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ căn cước công dân gắn chip thì hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị.

Trường hợp công dân kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu thông tin của công dân chưa có hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đến cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân gắp chip.

Bước 2: Tiếp nhận đề nghị cấp căn cước công dân gắn chip

Đối với trường hợp tiếp nhận đề nghị cấp căn cước công dân gắn chip thì Cán bộ thu nhận thông tin công dân tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ.

Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay

Cán bộ tiến hành mô tả đặc điểm nhân dạng của công dân, chụp ảnh, thu thập vân tay để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân gắn chip cho công dân kiểm tra, ký tên.

Ảnh chân dung của công dân khi làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự.

Đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai.

Bước 4: Trả kết quả

Công dân nộp lệ phí, sau đó nhận giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân. Người dân đi nhận căn cước công dân gắn chip tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trên giấy hẹn hoặc trả qua đường bưu điện (công dân tự trả phí).

⭐⭐⭐⭐⭐ Xem thêm: Căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không?

Tải về tờ khai làm Căn cước công dân

Khi làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại Căn cước công dân thì người yêu cầu cần nộp Tờ khai Căn cước công dân (mẫu CC01).

Mẫu CC01 được dùng để công dân kê khai thông tin về nhân thân của mình khi có yêu cầu cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân (kể cả trường hợp công dân kê khai trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến). Tờ khai Căn cước công dân được phát cho công dân khi đến làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại Căn cước công dân tại Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an hoặc khai Tờ khai điện tử trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến.

Sau đây mời bạn xem và tải về Tờ khai làm Căn cước công dân dưới đây nhé:

Download Tờ khai làm Căn cước công dân DOCx (word)

Download Tờ khai làm Căn cước công dân PDF

Hướng dẫn cách ghi Tờ khai làm Căn cước công dân

Căn cứ vào khoản 2 Điều 7 Thông tư 66/2015/TT-BCA (được sửa đổi bởi khoản 5, khoản 6, khoản 3 Điều 1 Thông tư 41/2019/TT-BCA và bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 41/2019/TT-BCA) như sau:

– Mục “Họ, chữ đệm và tên”, “Họ và tên gọi khác”: ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên theo giấy khai sinh; chữ in hoa đủ dấu. Chỉ ghi họ, tên gọi khác nếu trong giấy khai sinh có họ và tên gọi khác;

– Mục “Ngày, tháng, năm sinh”: ghi ngày, tháng, năm sinh của công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Ngày sinh ghi 02 chữ số; năm sinh ghi đủ bốn chữ số. Đối với tháng sinh từ tháng 3 đến tháng 9 ghi 01 chữ số, các tháng sinh còn lại ghi 02 chữ số;

– Mục “Giới tính”: nếu giới tính nam ghi là “Nam”, nếu giới tính nữ ghi là “Nữ”;

– Mục “Dân tộc”, “Tôn giáo”: ghi dân tộc, tôn giáo của công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như trong giấy khai sinh hoặc giấy tờ chứng nhận dân tộc, tôn giáo của cơ quan có thẩm quyền;

– Mục “Quốc tịch”: ghi quốc tịch của công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như trong giấy khai sinh hoặc giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền;

– Mục “Tình trạng hôn nhân”: ghi tình trạng hôn nhân hiện tại của công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, gồm: chưa kết hôn, đã kết hôn hoặc đã ly hôn;

– Mục “Nhóm máu” (nếu có): ghi theo bản kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của công dân đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

– Mục “Nơi đăng ký khai sinh”: Ghi địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh theo giấy khai sinh của công dân. Trường hợp giấy khai sinh không ghi đầy đủ địa danh hành chính theo cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh thì ghi địa danh hành chính theo giấy khai sinh đó.

Trường hợp địa danh hành chính có sự thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính mới đã được thay đổi theo quy định;

– Mục “Quê quán”: Ghi địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh theo giấy khai sinh, sổ hộ khẩu. Trường hợp các giấy tờ đó không ghi đầy đủ địa danh hành chính theo cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh thì ghi địa danh hành chính theo giấy tờ đó. Trường hợp địa danh hành chính có sự thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính mới đã được thay đổi theo quy định;

– Mục “Nơi thường trú”: ghi đầy đủ, chính xác theo sổ hộ khẩu. Trường hợp công dân đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trong biên chế chính thức của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang ở tập trung trong doanh trại, nhà ở tập thể ghi theo giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị cấp cho công dân;

– Mục “Nơi ở hiện tại”: ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác nơi ở hiện tại của công dân theo thứ tự số nhà, đường phố; thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã/phường/thị trấn; quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;

– Mục “Nghề nghiệp”: ghi rõ nghề nghiệp đang làm, trường hợp là quân nhân đang tại ngũ thì để trống. Mục “Trình độ học vấn”: ghi rõ trình độ học vấn cao nhất (tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp, tốt nghiệp trung học phổ thông, tốt nghiệp trung học cơ sở…);

⭐⭐⭐⭐⭐ Xem thêm: Thủ tục làm căn cước công dân gắn chip

– Các mục 17, 18, 19, 20, 21: ghi đầy đủ họ, chữ đệm, tên; quốc tịch; số Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân vào các mục tương ứng trong biểu mẫu (nếu có);

– Mục yêu cầu của công dân:

+ Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân”: Đối với các trường hợp cấp lần đầu thì ghi cấp mới; đối với các trường hợp hư hỏng, hết thời hạn hoặc có sự thay đổi, sai sót thông tin trên thẻ Căn cước công dân hoặc công dân có yêu cầu đổi thẻ thì ghi cấp đổi; đối với các trường hợp mất thẻ hoặc được trở lại quốc tịch Việt Nam thì ghi cấp lại;

+ Chuyển phát thẻ Căn cước công dân đến địa chỉ của công dân”: Trường hợp công dân cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân có yêu cầu chuyển phát thẻ Căn cước công dân thì ghi “có” và ghi đầy đủ địa chỉ nhận, số điện thoại liên hệ, nếu không có yêu cầu thì ghi “không”;

– p) Mục “Ngày….tháng……..năm……”: ghi rõ ngày, tháng, năm công dân khai tờ khai cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Câu hỏi thường gặp:

Làm căn cước công dân ở đâu?

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định nơi làm căn cước công dân như sau:
Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.
Đồng thời, tại Điều 13 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về nơi tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cụ thể như sau:
– Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện, cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa phương mình.
– Cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an bố trí nơi thu nhận và trực tiếp tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho những trường hợp cần thiết do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định.
Như vậy, công dân có thể làm căn cước công dân ở nơi thường trú hoặc tạm trú.

Bao nhiêu tuổi làm căn cước công dân?

Theo khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 thì công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân.
Như vậy, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp căn cước công dân gắn chip.
Bên cạnh đó, tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 còn quy định thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Lưu ý: Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Ví dụ: Làm căn cước công dân gắn chip năm 24 tuổi thì khi đến 25 tuổi không phải đổi mà có thể sử dụng đến khi đủ 40 tuổi.

✅ Mẫu tờ khai: 📝 Làm căn cước công dân
✅ Định dạng: 📄 File Word, file PDF
✅ Sốc lượng file: 📂 2
✅ Số lượt tải: 📥 +2000

Related Posts