Khi hoàn thành xong công trình, để kiểm tra chất lượng của công trình thì hai bên cần lập một biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình để tránh xảy ra tranh chấp pháp lý nếu có sai sót xảy ra. Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình cần có những thông tin cụ thể để chủ đầu tư có thể nắm bắt và đánh giá được kết quả nghiệm thu. Nếu bạn đang tìm kiếm Mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đầy đủ, chi tiết, hãy tham khảo và tải xuống Mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình dưới đây của Biểu mẫu luật nhé.
Khái niệm
Biên bản nghiệm thu công trình được hiểu là là biên bản dùng để thẩm định, thu nhận hoặc xác nhận việc đã kiểm tra chất lượng công trình hoặc các hạng mục thi công lắp đặt tại các công trình/dự án xây dựng.
Dựa vào kết quả nghiệm thu này mà cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp và cá nhân có thể biết để nắm được công trình có đủ chất lượng, kỹ thuật để có thể được đưa vào sử dụng hay không.
Theo đó, biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình là biên bản nghiệm thu cuối cùng để được đưa cả công trình vào sử dụng. Trong Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình thường có chi tiết các hạng mục công trình và biên bản đánh giá, nghiệm thu các hạng mục đó.
Tải xuống/download
Nội dung biên bản
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về nội dung biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng cụ thể như sau:
– Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu;
– Thời gian và địa điểm nghiệm thu công trình;
– Thành phần ký biên bản nghiệm thu công trình;
– Đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều này và sự phù hợp của hạng mục công trình, công trình đã được thi công xây dựng so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng;
– Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có);
– Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu;
– Phụ lục kèm theo (nếu có).
Thành phần ký biên bản nghiệm thu công trình xây dựng tại Khoản 7 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP bao gồm:
– Người đại diện pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền;
– Người đại diện pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng, giám sát trưởng;
– Người đại diện pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh thì phải có đầy đủ người đại diện pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của từng thành viên trong liên danh;
– Người đại diện pháp luật và chủ nhiệm thiết kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư;
– Người đại diện pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Trình tự kiểm tra
Tại khoản 6 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình như sau:
Bước 1: Chủ đầu tư cần gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu tới cơ quan chuyên môn về xây dựng trong thời hạn trước 15 ngày đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I hoặc trước 10 ngày đối với công trình còn lại so với ngày chủ đầu tư dự kiến tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình.
Bước 2: Cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện kiểm tra các điều kiện nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào khai thác, sử dụng;
Trường hợp công trình không được kiểm tra trong quá trình thi công thì thực hiện kiểm tra theo các nội dung như:
– Sự tuân thủ các quy định về công tác quản lý chất lượng, an toàn trong thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
– Kiểm tra các điều kiện nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
Ra văn bản chấp thuận kết quả được nghiệm thu của chủ đầu tư hoặc ra văn bản không chấp thuận kết quả được nghiệm thu của chủ đầu tư trong đó có nêu rõ các nội dung còn tồn tại cần được khắc phục.
Thời hạn ra văn bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng là không quá 30 ngày đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt và 20 ngày đối với công trình còn lại kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu.
Lưu ý: Trong quá trình kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền được quyền yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan giải trình, khắc phục các tồn tại (nếu có) và yêu cầu thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình.
Cơ quan có thẩm quyền được mời các tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp để tham gia thực hiện việc kiểm tra công tác nghiệm thu.
Trên đây là “mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình“. Hy vọng biểu mẫu giúp ích cho bạn trong công việc.
Câu hỏi thường gặp
Tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về việc kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng như sau:
Công trình xây dựng phải được cơ quan có thẩm quyền được quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình theo quy định tại khoản 45 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 bao gồm:
– Công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia; công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp theo quy định tại Phụ lục VIII Nghị định 06/2021/NĐ-CP;
– Công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công;
– Công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng ngoài các công trình đã nêu tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP.
Sau khi hoàn thành công trình, chủ đầu tư phải thực hiện nghiệm thu sau đó mới được bàn giao nhà, công trình. Trường hợp bàn giao nhà, công trình trước khi nghiệm thu sẽ bị phạt nặng. Cụ thể, theo điểm d khoản 4 Điều 58 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định chủ đầu tư bàn giao nhà, công trình chưa hoàn thành nghiệm thu cho khách hàng hoặc chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan có thẩm quyền đưa công trình nhà ở, công trình hạ tầng xã hội vào sử dụng theo quy định sẽ bị phạt nặng từ 800 triệu đồng – 01 tỷ đồng.
Ngoài ra, chủ đầu tư còn buộc phải dừng bàn giao nhà, công trình xây dựng, hoàn thành việc xây dựng hoặc buộc hoàn thành nghiệm thu hoặc có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.