Do bận nhiều công việc nên có thể giám đốc công ty có thể ủy quyền cho nhân viên ký thay các văn bản hoặc các hợp đồng. Để ủy quyền ký thay thì người ủy quyền có thể làm giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền. Để rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền thì hợp đồng ủy quyền ký thay cần phải có những nội dung quan trọng. Nếu bạn đang tìm kiếm mẫu hợp đồng ủy quyền ký thay đầy đủ, chi tiết. Hãy tải xuống mẫu hợp đồng ủy quyền ký thay file word năm 2023 dưới đây của Biểu mẫu luật nhé.
Hợp đồng ủy quyền ký thay là gì?
Hợp đồng ủy quyền ký thay là một loại hợp đồng phổ biến tại một số đơn vị, cơ quan hay doanh nghiệp. Theo đó, giám đốc thường ủy quyền ký thay một số văn bản, giấy tờ cho cấp dưới thực hiện. Do đó, người có thẩm quyền ký kết các văn bản, giấy tờ sẽ ủy quyền cho người khác ký thay thông qua hợp đồng ủy quyền ký thay. Vậy, hợp đồng ủy quyền ký thay là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về hợp đồng ủy quyền ký thay qua nội dung dưới đây nhé.
Theo Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (gọi là đại diện theo ủy quyền) hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (gọi chung là đại diện theo pháp luật).
Tại Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng ủy quyền như sau:
“Điều 562. Hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.“
Như vậy, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Ký thay có thể hiểu là việc người đứng đầu đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thẩm quyền ký văn bản giao cho cấp phó hoặc cấp dưới ký thay trong một số văn bản nhất định.
Các trường hợp ký thay hiện nay gồm:
– Người đứng đầu có thẩm quyền ký giao cho cấp phó ký thay các văn bản của đơn vị, cơ quan, tổ chức thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu.
– Đối với trường hợp những công việc mà cấp phó được phân công phụ trách thì việc thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.
Chú ý: Khi ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì phải ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu.
Khi nào cần giấy ủy quyền ký thay giám đốc?
Trên thực tế do có nhiều công việc và có thể phải đi công tác xa hoặc vì những lí do khác không thể trực tiếp việc ký kết văn bản nên giám đốc hay người có thẩm quyền ký kết các văn bản có nhu cầu ủy quyền ký thay đối với một số văn bản. Vậy, khi nào cần giấy ủy quyền ký thay giám đốc? Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm được khi nào cần giấy ủy quyền ký thay giám đốc nhé.
Gám đốc có thể ủy quyền ký thay trong một số trường hợp như:
– Giám đốc đi công tác hay nghỉ điều trị bệnh hoặc bất kỳ lý do nào khác và không thể trực tiếp ký duyệt
– Giám đốc muốn chỉ định người ký thay cho những giấy tờ, vấn đề phù hợp, thay vì mọi thứ đều chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ, điều này giúp giảm thiểu khối lượng công việc, trong khi vẫn đảm bảo có giám sát và hỗ trợ kịp thời khi cần…
Thường những người được ủy quyền ký thay là những người có quyền hạn quản lý một phòng ban/đội nhóm cụ thể dưới trướng người ủy quyền. Có thể là Phó Giám đốc, Trưởng phòng, Kế toán trưởng…
Người được ủy quyền sẽ đại diện cho người ủy quyền (giám đốc) thực hiện các giao dịch – ký thay các loại hóa đơn, chứng từ, văn bản liên quan được quy định trong giấy ủy quyền.
Hợp đồng ủy quyền ký thay gồm những nội dung gì?
Để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền và bên được ủy quyền thì hợp đồng ủy quyền ký thay cần có những nội dung nhất định. Vậy, hợp đồng ủy quyền ký thay gồm những nội dung gì? Có nhiều người hiện nay muốn lập hợp đồng ủy quyền ký thay nhưng lại không biết hợp đồng ủy quyền ký thay cần có những nội dung gì? Hãy theo dõi nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
– Họ và tên, địa chỉ, chức vụ của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền;
– Các loại văn bản được ủy quyền ký thay;
– Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền;
– Thời hạn ủy quyền;
– Trường hợp chấm dứt ủy quyền;
– Trách nhiệm pháp lý phải gánh chịu do việc ký thay gây ra;
– Cách thức giải quyết tranh chấp giữa bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền;
– Chữ ký xác nhận của các bên.
Tải xuống mẫu hợp đồng ủy quyền ký thay file word
Mời bạn xem thêm: mẫu hợp đồng thuê nhà ở đơn giản được chúng tôi cập nhật mới trên website Timluat.com
Có bắt buộc phải công chứng ủy quyền không?
Hiện nay, giấy ủy quyền hay hợp đồng ủy quyền đều không bắt buộc phải công chứng hay chứng thực bởi các nguyên nhân sau đây:
– Với giấy ủy quyền: Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về giấy ủy quyền. Có thể hiểu đây là hành vi pháp lý đơn phương và cũng không có quy định nào yêu cầu giấy ủy quyền phải công chứng hay chứng thực.
– Với hợp đồng ủy quyền: Điều 55 Luật Công chứng 2014 có quy định về thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền nhưng không yêu cầu đây là văn bản bắt buộc phải công chứng.
Trong một số trường hợp, ủy quyền sẽ cần phải công chứng như khi ủy quyền đăng ký hộ tịch (Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP); ủy quyền trong việc mang thai hộ (khoản 2 Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình)…
Như vậy, ủy quyền không bắt buộc phải công chứng hay chứng thực.
Thông tin liên hệ
Trên đây là giải đáp của Hỏi đáp luật về “Tải xuống mẫu hợp đồng ủy quyền ký thay file word năm 2023“ . Biểu mẫu luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Theo Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền như sau:
– Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
– Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.
✅ Mẫu đơn: | 📝 mẫu hợp đồng ủy quyền ký thay |
✅ Định dạng: | 📄 File Word |
✅ Số lượng file: | 📂 1 |
✅ Số lượt tải: | 📥 +500 |