Link tải file Doc: Tải miễn phí mẫu giấy ủy quyền dành cho doanh nghiệp PDF/DOC

Ủy quyền có lẽ không còn là khái niệm xa lạ đối với nhiều người hiện nay. Đặc biệt trong quá trình vận hành của doanh nghiệp, các giao dịch ủy quyền diễn ra vô cùng phổ biến nhằm thực thi theo phạm vi ủy quyền mà công ty đề ra. Tuy nhiên, để hợp pháp hóa giao dịch ủy quyền và đảm bảo tính pháp lý của giao dịch này, không phải ai cũng nắm rõ cách soạn thảo mẫu giấy ủy quyền dành cho doanh nghiệp hiện nay như thế nào? Đừng lo lắng, Biểu mẫu Luật sẽ hướng dẫn chi tiết cho quý bạn đọc cách soạn thảo biểu mẫu này thông qua bài viết sau đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé.

Mẫu giấy ủy quyền dành cho doanh nghiệp

Độc giả còn đang băn khoăn không biết cách viết giấy ủy quyền dành cho doanh nghiệp sao cho hợp pháp và chuẩn xác thì có thể tham khảo và tải về biểu mẫu của chúng tôi:

Tải về/Download

Download giấy ủy quyền dành cho doanh nghiệp file word

Download giấy ủy quyền dành cho doanh nghiệp file pdf

Hướng dẫn cách viết mẫu giấy ủy quyền dành cho doanh nghiệp

Cách viết mẫu giấy ủy quyền dành cho doanh nghiệp như sau:

Phần 1: Mở đầu

+ Trước tiên, cũng như các mẫu giấy khác, cần phải viết tiêu thức hợp lệ in hoa như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

+ Tên tờ đơn viết in hoa là “GIẤY ỦY QUYỀN

+ Sau đó là ghi ngày tháng năm làm đơn;

Phần 2: Giới thiệu thông tin của bên ủy quyền và bên được ủy quyền:

Thông tin bên ủy quyền gồm:

+ Tên công ty là gì;

+ Mã số thuế;

+ Địa chỉ ở đâu;

+ Người đại diện;..

Thông tin bên được ủy quyền gồm:

+ Họ tên;

+ Địa chỉ;

+ Số CMND, Cấp ngày bao nhiêu, Nơi cấp tại đâu;

+ Quốc tịch.

Sau đó trình bày rõ nội dung ủy quyền.

Phần 3: Cam kết và ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu.

– Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.

– Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.

Lưu ý: Để mẫu giấy này có hiệu lực trên thực tiễn thì cần đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung được quy định tại Điều 117 BLDS 2015:

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

  1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

  1. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”

Nên đọc Mẫu giấy ủy quyền đăng ký doanh nghiệp PDF/DOC

Những lưu ý khi viết mẫu giấy ủy quyền dành cho doanh nghiệp

Những lưu ý khi viết mẫu giấy ủy quyền dành cho doanh nghiệp như sau:

– Trình bày rõ thông tin cơ bản lien quan bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền để có căn cứ xác định đúng đối tượng nhận ủy quyền;

– Trình bày rõ, chi tiết nội dung ủy quyền nhằm xác định phạm vi ủy quyền;

– Trình bày rõ, chi tiết thời gian ủy quyền là bao lâu nhằm hạn chế việc lạm dụng việc ủy quyền vượt quá thời gian quy định

– Đồng thời, cần thỏa thuận rõ trách nhiệm trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

Lưu ý: Căn cứ Điều 12 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp như sau:

“Người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định sau đây:

  1. Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
  2. Trường hợp ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.
  3. Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhân viên bưu chính phải nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  4. Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì việc ủy quyền thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Như vậy, có thể thấy tuy việc công chứng giấy ủy quyền dành cho doanh nghiệp không phải là việc làm bắt buộc nhưng để gia tăng tính pháp lý cho giao dịch ủy quyền cũng như hạn chế xảy ra rủi ro thì xét thấy các bên nên cân nhắc việc ủy quyền tại các tổ chức có thẩm quyền.

Tìm hiểu thêm “Mẫu giấy ủy quyền doanh nghiệp cho cá nhân“. Hy vọng sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào công ty sử dụng Giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền?

Giấy ủy quyền dù không được nhắc tới trong luật nhưng lại được sử dụng vô cùng phổ biến trong thực tế. Giấy ủy quyền được hiểu là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền.
Nếu như hợp đồng ủy quyền là một loại hợp đồng nên nó phải là sự thống nhất ý chí giữa 02 bên thì Giấy ủy quyền thường được lập đơn phương bởi bên ủy quyền.
Trong công ty, Giấy ủy quyền được sử dụng khi “sếp” ủy quyền cho nhân viên thực hiện một công việc hay giao dịch nào đó. Tuy nhiên, bên được ủy quyền có thể thực hiện hay không thực hiện công việc ấy. Đây là điểm khác với hợp đồng ủy quyền, đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý, và vì thế có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Thời hạn ủy quyền trong Giấy ủy quyền là bao lâu?

Thời hạn ủy quyền trong Giấy ủy quyền thường được người ủy quyền tự định đoạt, là thời gian người đó cho là hợp lý để người nhận ủy quyền thực hiện vừa đủ công việc được ủy quyền. Còn trong hợp đồng ùy quyền, thời hạn này phải được 02 bên ngồi lại với nhau, thống nhất để đưa ra một mốc thời gian hợp lý cho cả 02 bên. Nếu 02 bên không thỏa thuận, hợp đồng ủy quyền có giá trị trong vòng 01 năm.

✅ Mẫu giấy ủy quyền: 📝 Dành cho doanh nghiệp
✅ Định dạng: 📄 File Word, File PDF
✅ Số lượng file: 📂 2
✅ Số lượt tải: 📥 +1660

Đánh giá bài viết post