Link tải file Doc: Download mẫu giấy ủy quyền đăng ký doanh nghiệp PDF/DOCx

Hiện nay, để doanh nghiệp đi vào hoạt động hợp pháp thì việc thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, vì lý do chủ quan hay khách quan mà nhiều người không thể tự mình trực tiếp làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp nên muốn ủy quyền sang cho cá nhân, tổ chức khác để thực hiện thay. Vậy khi đó, mẫu giấy ủy quyền đăng ký doanh nghiệp được soạn thảo như thế nào theo quy định hiện hành? Sau đây, Biểu mẫu Luật sẽ hướng dẫn chi tiết cho quý bạn đọc cách soạn thảo biểu mẫu này nhé.

Nếu như bạn muốn ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác đăng ký doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo mẫu giấy ủy quyền đăng ký doanh nghiệp của chúng tôi sau đây:

Tải về/Download

Download giấy ủy quyền đăng ký doanh nghiệp file word

Download giấy ủy quyền đăng ký doanh nghiệp file pdf

Hướng dẫn cách viết mẫu giấy ủy quyền đăng ký doanh nghiệp

Cách viết mẫu giấy ủy quyền đăng ký doanh nghiệp như sau:

Trong mẫu đơn cần làm rõ thông tin các bên ủy quyền đăng ký kinh doanh, cụ thể:

Thông tin về bên ủy quyền bao gồm:

+ Họ và tên;

+ Giới tính;

+ Chức danh;

+ Sinh ngày bao nhiêu;

+ Dân tộc, quốc tịch;

+ Đồng thời nêu rõ số giấy tờ chứng thực cá nhân chẳng hạn như CMND/CCCD, nêu rõ ngày cấp, nơi cấp;

+ Địa chỉ liên lạc là tại đâu;

Tương tự, bên được ủy quyền cũng nêu rõ các thông tin như bên ủy quyền bao gồm: Họ và tên; Giới tính; Chức danh; Sinh ngày bao nhiêu;… Đồng thời nêu rõ số giấy tờ chứng thực cá nhân chẳng hạn như CMND/CCCD, nêu rõ ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ liên lạc,…

Tiếp đến là phần nội dung ủy quyền.

Các bên có thể thỏa thuận thù lao ủy quyền nếu có trong mẫu giấy ủy quyền để hạn chế tranh chấp về sau.

Lưu ý: Để thực hiện đăng ký kinh doanh, cá nhân, tổ chức được ủy quyền phải nộp đơn cho cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn đăng ký. Căn cứ Điều 14 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh như sau:

Cơ quan đăng ký kinh doanh

1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:

a) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).

Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh;

b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).

2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có tài khoản và con dấu riêng.

Xem thêm Mẫu giấy ủy quyền đăng ký nhãn hiệu

Những lưu ý khi viết mẫu giấy ủy quyền đăng ký doanh nghiệp

Những lưu ý khi viết mẫu giấy ủy quyền đăng ký doanh nghiệp như sau:

Trước hết, người làm đơn cần trình bày rõ thông tin về doanh nghiệp cũng như người được ủy quyền;

Mẫu đơn không được tẩy xóa, chữ viết rõ ràng dễ nhìn;

Thỏa thuận đầy đủ về thời hạn có hiệu lực của giấy ủy quyền;

Đồng thời nêu rõ phạm vi ủy quyền và thù lao ủy quyền nếu có.

Lưu ý: Khi được ủy quyền đăng ký doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức cần lưu ý thực hiện đúng theo quy định pháp luật. Căn cứ Điều 12 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp như sau:

“Người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định sau đây:

  1. Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
  2. Trường hợp ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.
  3. Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhân viên bưu chính phải nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  4. Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì việc ủy quyền thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Đọc thêm Mẫu giấy ủy quyền doanh nghiệp cho cá nhân“. Hy vọng sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ uỷ quyền gồm những gì?

Hồ sơ cần nộp: Phiếu yêu cầu công chứng; dự thảo hợp đồng uỷ quyền (nếu có); giấy tờ của bên uỷ quyền và bên nhận uỷ quyền (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân…); giấy tờ về đối tượng được uỷ quyền (Sổ đỏ, sổ tiết kiệm, đăng ký xe…)…
Hồ sơ cần xuất trình: Bản chính các giấy tờ về nhân thân, đối tượng của việc uỷ quyền nêu trong phần hồ sơ cần nộp.

Uỷ quyền có cần công chứng không?

Luật Công chứng hiện hành chỉ quy định về thủ tục công chứng hợp đồng uỷ quyền. Tuy nhiên, việc uỷ quyền cũng không bắt buộc phải công chứng mà theo nhu cầu của các bên.
Do đó, có thể khẳng định, giấy uỷ quyền và hợp đồng uỷ quyền không bắt buộc phải công chứng mà được công chứng theo nhu cầu của các bên.
Riêng giấy uỷ quyền không có thù lao, nghĩa vụ bồi thường, không liên quan đến chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản thì có thể thực hiện chứng thực chữ ký (căn cứ điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP).

✅ Mẫu giấy ủy quyền: 📝 Đăng ký doanh nghiệp
✅ Định dạng: 📄 File Word, PDF
✅ Số lượng file: 📂 2
✅ Số lượt tải: 📥 +1500